3.1.4.1. Về các chẩn đoán nhiễm khuẩn
Trong số 167 bệnh án nghiên cứu có 123 chẩn đoán nhiễm khuẩn trên 120 bệnh nhân (chiếm 71,9% tổng số bệnh nhân) do có 3 bệnh án có đồng thời 2 chẩn đoán nhiễm khuẩn tại thời điểm nhập viện. Các chẩn đoán nhiễm khuẩn đƣợc phân bố nhƣ kết quả ghi trong bảng 3.5.
Bảng 3.5. Các dạng nhiễm khuẩn của mẫu nghiên cứu
Dạng nhiễm khuẩn Số chẩn đoán Tỷ lệ (%)
Nhiễm khuẩn hô hấp
Viêm phổi mắc phải tại cộng đồng 63 51,2 Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 20 16,3
Giãn phế quản bội nhiễm 10 8,1
Tổng 93 75,7
Nhiễm khuẩn tiêu hóa 10 8,1
Nhiễm khuẩn thận - tiết niệu 10 8,1
Nhiễm khuẩn khác 10 8,1
Tổng 123 100,0
Nhận xét:
- Trong số các chẩn đoán nhiễm khuẩn của mẫu nghiên cứu, nhiễm khuẩn hô hấp là nhóm chiếm tỷ lệ nhiều nhất (75,7%), tiếp theo là nhiễm khuẩn tiêu hóa và nhiễm khuẩn thận - tiết niệu cùng chiếm 8,1%.
- Trong số các nhiễm khuẩn hô hấp thì bệnh thƣờng gặp nhất là viêm phổi mắc phải tại cộng đồng (chiếm 51,2%).
3.1.4.2. Đặc điểm xét nghiệm NCVK
Kết quả xét nghiệm NCVK sẽ tác động rất lớn tới việc lựa chọn kháng sinh trong điều trị. Dựa vào kết quả xét nghiệm NCVK các bác sĩ có thể lựa chọn kháng
sinh điều trị một cách hiệu quả. Trong số 167 bệnh nhân của mẫu nghiên cứu có 99 lƣợt thực hiện xét nghiệm NCVK trên 66 bệnh nhân (chiếm 39,5% tổng số bệnh nhân). Đặc điểm về xét nghiệm NCVK đƣợc trình bày trong bảng 3.6.
Bảng 3.6. Đặc điểm xét nghiệm nuôi cấy vi khuẩn
Chỉ tiêu Số mẫu xét nghiệm Tỷ lệ (%)
Kết quả Âm tính 87 87,9
Dƣơng tính 12 12,1
Tổng 99 100,0
Nhận xét: Trong số các mẫu xét nghiệm đƣợc tiến hành, tỷ lệ xét nghiệm NCVK cho kết quả dƣơng tính là 12,1%. Chúng tôi tiến hành khảo sát về thời gian lấy mẫu bệnh phẩm làm xét nghiệm. Tất cả các mẫu bệnh phẩm đều đƣợc lấy sau khi bệnh nhân sử dụng kháng sinh trong đó thời điểm lấy mẫu xét nghiệm sớm nhất là 1 ngày và muộn nhất là 12 ngày (tính từ lúc nhập viện).
12 mẫu xét nghiệm cho kết quả dƣơng tính tiếp tục đƣợc khảo sát về các đặc điểm nhƣ chủng vi khuẩn và mức độ nhạy cảm của các chủng vi khuẩn phân lập đƣợc với các C3G, kết quả đƣợc thể hiện ở bảng 3.7.
Bảng 3.7. Danh mục vi khuẩn phân lập được và mức độ nhạy cảm với các C3G
Vi khuẩn n (%) Mức độ nhạy cảm với C3G làm KSĐ
Ceftazidim Ceftriaxon Cefotaxim
VK Gr (+) S. sanguinis 1 (8,3) - S S VK Gr (-) P. aeruginosa 7 (58,3) S (4) R (1) R (3) E. cloaceae 1 (8,3) R R - E. coli 2 (16,7) R (2) - R (1) A. baumannii + P. aeruginosa 1 (8,3) R R R R S - Tổng Gr (-) 11 (91,7) Tổng 12 (100,0) Kí hiệu: S: nhạy cảm R: đề kháng
Nhận xét:
- Có 5 chủng vi khuẩn phân lập đƣợc từ bệnh phẩm của các bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu, một trƣờng hợp phân lập đƣợc 2 chủng vi khuẩn là P. aeruginosa và A. baumannii trong cùng một mẫu bệnh phẩm.
- Trong các chủng vi khuẩn phân lập đƣợc, tỷ lệ các vi khuẩn thuộc nhóm vi khuẩn Gram âm là 91,7%, riêng P. aeruginosa phân lập đƣợc nhiều lần nhất (58,3%) - 3 chủng vi khuẩn là E. cloaceae, A. baumannii và E. coli phân lập đƣợc là 3 chủng sinh men beta-lactamase phổ rộng (ESBL).