Những phân tích ở trên cho thấy những cân nhắc, tính toán lựa chọn của nhà Quản trị Ngân hàng liên quan đến xác định loại nguồn vốn., đến việc xác định tỷ lệ
giữa vốn góp với vốn huy động và đi vay, hoặc tỷ lệ giữa tiền gửi và tiền vay, hoặc các tỷ lệ cơ cấu cụ thể khác ... cùng với sự tác động của nó tới chi phí rủi ro và thu nhập của Ngân hàng.
Một khâu công việc quan trọng khác trong Quản trị tài sản Nợ laf việc xây dựng và triển khai các chiến lược cụ thể để có được các nguồn vốn thoả mãn các tiêu chuẩn mục tiêu đề ra.
Theo quan điểm thị trường, nội dung thực chất của quá trình xây dựng và thực thi các chiến lược huy động vốn là thực hiện các quan điểm và kỹ thuật tiếp thị để nghiên cứu, xác định nhu cầu khách hàng; xây dựng và thực hiện hệ thống chính sách, biện pháp phục các nhu cầu và làm cho khách hàng mong muốn hiểu được cách thức phục vụ của Ngân hàng.
Những nội dung công việc cơ bản trong quá trình đó bao gồm: - Nghiên cứu và phân đoạn thị trường.
- Xây dựngvà thực hiện chinh sách về phát triển sản phẩm dịch vụ nhằm tạo ra sự phân biệt, tạo ra đặc điểm riêng và tăng tính hấp dẫn của sản phẩm dịch vụ.
- Xây dựng và thực hiện chính sách giá cả sản phẩm dịch vụ. - Xây dựng và thực hiện chính sách phát triển hệ thống phân phối.
- Xây dựng và thực hiện chính sách phát triển hệ thống giao tiếp khuếch trương để tạo dựng hình ảnh Ngân hàng trong giới khách hàng.
- Xung quanh những chủ đề cụ thể này, ta có thể liệt kê một số nội dung trong phạm vi liên quan đến các chiến lược huy động vốn mà các Ngân hàng trên thế giới đã áp dụng thịnh hành.
- Đổi mới quan niệm về sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng, theo đó sản phẩm dịch vụ của các Ngân hàng không đơn thuần chỉ là nhận tiền gửi, cho vay và cung cấp các dịch vụ thanh toán, mà còn bao gồm tất cả các dịch vụ Tài chính khác cho khách hàng, trong những điều kiện có thể.
- Tiến hành phân đoạn thị trường theo các tiêu thức khác nhau để từ đó xây dựng các chiến lược sản phẩm, giá cả, phân phối... thích hợp cho từng phân đoại thị trường.
- Thực hiện những cải tiến trong hệ thống phân phối như: Cải tiến mô hình mạng lưới chi nhánh, triển khai các mạng lưới cung cấp các các dịch vụ thẻ, máy rút tiền tự động, các siêu thị Tài chính, mở rộng các quan hệ đại lý...
- Thực hiện trả lãi cho các tiền gửi séc và áp dụng hệ thống lãi suất mang tính cạnh tranh.
- Nâng cao chất lượng phục vụ thanh toán, cải tiến, hiện đại hoá trong hệ thống thanh toán theo hướng giảm sự ràng buộc vào các giấy tờ, tăng an toàn trong thanh toán để góp phần củng cố lòng tin của khách hàng vào hoạt động Ngân hàng. - Mở rộng các hình thức huy động vốn, khai thác các nguồn vốn mới, làm cho các Ngân hàng ít lệ thuộc vào các nguồn vốn tiền gửi hay biến động.
- Đưa ra các hình thức tiền gửi tích kiệm hoặc tiền gửi có kỳ hạn nhưng lại có một số thuộc tính của tiền không kỳ hạn.
- Tạo ra thị trường thứ cấp với các chứng chỉ tiền gửi cũng như đối với các công cụ vay nợ của Ngân hàng.
- Tiêu chuẩn hoá các công cụ vay nợ, làm tăng năng lực thị trường của các công cụ này.
- Sử dụng các công cụ vay nợ nhưng có khả năng chuyển đổi thành vốn cổ phần ...
Điểm cần lưu ý là mỗi Ngân hàng cần có chiến lược huy động vốn riêng phù hợp điều kiện môi trường hoạt động kinh doanh của mình. Mặt khác ngay cả trường hợp đã xác định được hướng chiến lược thì trong quá trình triển khai mỗi chương trình chiến lược hay chính sách, luôn cần phải xem xét tác động của nó với tới tình hình chi phí, rủi ro và thu nhập nói chung của Ngân hàng như thế nào.
1.2.2.3.4. Quản trị vốn tự có.