khác tính cho từng nguồn vốn kể cả vốn sở hữu) chia cho tổng Tài sản Có trung bình dự kiến.
Chỉ tiêu chi phí huy động vốn bình quân gia quyền dự kiến cho biết giá vốn trung bình dự kiến tính trên mỗi đồng Tài sản Có dự kiến của Ngân hàng. Nếu muốn có lợi nhuận thì Ngân hàng phải bù đắp khoản chi phí này từ nguồn thu nhập của những Tài sản Có. Những phương án về Tài sản Nợ, Tài sản Có sẽ được điều chỉnh để Ngân hàng đảm bảo được các mục tiêu về lợi nhuận. Vì không phải mọi Tài sản Có của Ngân hàng đều mang lại thu nhập, do đó người ta dự tính mức bù đắp tối thiểu (để hòa vốn) sẽ được tính bằng cách thay mẫu số của công thức nói trên bằng chỉ tiêu Tổng Tài sản Có sinh lời.
b. Kiểm soát rủi ro
Trong các rủi ro được đề cập ở trên, ngoài những điểm đã đề cập trong chương Quản trị tài sản. Có và việc kiểm soát rủi ro vốn sẽ được đề cập trog mục tiếp sau. ở tiểu mục này chúng ta sẽ nghiên cứu tổng quát về phương thức kiểm soát các rủi ro cơ bản có liên quan đến nguồn vốn Ngân hàng như rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất và rủi ro Tín dụng.
Trong trường hợp này, những giải pháp mang tính định hướng cần được thực hiện gồm:
Làm tăng tính ổn định củanguồn vốn nguồn vốn
Như đã đề cập ở trên, việc làm tăng tính ổn định của nguồn vốn chỉ có thể thực hiện được nhờ mở rộng thời hạn của các công cụ huy động vốn; mở rộng tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi có kỳ hạn hay tăng tỷ trọng vốn vay bằng phát hành trái phiết hoặc tăng tỷ trọng vốn cổ phần.
Việc mở rộng tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm hay tỷ trọng vốn vay nhờ phát hành trái phiếu đều dẫn đến tăng chi phí vốn do các nguồn vốn này đắt một cách tương đối so với tiền gửi không kỳ hạn hay các vốn tiền gửi ngắn hạn khác. mặt khác, việc Ngân hàng có huy động được các nguồn vốn này hay không còn lệ thuộc vào khả năng sẵn có về vốn trong nền kinh tế, lòng tin của dân chúng vào hệ thống ngân hang và những yếu tố khác. Hơn nữa không phải mọi Ngân hàng đều có điều kiện như nhau về năng lực tổ chức quản lý, về chính sách và sản phẩm, về khả năng kéo dài thời hạn sử dụng vốn một cách tương ứng mà không làm gia tăng rủi ro ...
Việc tăng tỷ trọng vốn tự có hay vốn cơ bản, thường xuyên cũng có những tác động hai chiều, một mặt nó có thề làm gia tăng chi phí vốn vì vốn của chủ sở hữu luôn là một nguồn đắt nhất. Hơn nữa việc hạ thấp tỉ lệ đòn bẩy mặc dù có thể mang lại sự an tâm về khả năng thanh toán dài hạn của Ngân hàng nhưng lại làm hạn chế khả năng khuếch đại tỷ lệ lợi nhuận thanh toán cho chủ sở hữu trong trường hợp Ngân hàng có lợi nhuận. Kinh nghiệm cho thấy hầu hết các Ngân hàng đều tìm cách hoạt động với số vốn tự có ở mức tối thiểu mà chúng được phép.
Những mâu thuẫn đó đã nói lên rằng việc làm tăng tính ổn định của nguồn vốn bằng cách mở rộng kỳ hạn huy động vốn... chỉ là một hướng trong chiến lược huy động vốn của các Ngân hàng, nhằm có được vốn và giảm rủi ro thanh khoản. việc sử dụng các công cụ huy động vốn dưới dạng tăng cường vay vốn Ngân hàng ngắn hạn trên các thị trường tiền tệ là một giải pháp tích cực nhằm giải quyết khó khăn về thanh khoản cũng như đáp ứng nhu cầu cho vay hoặc đầu tư. Tuy nhiên các nguồn vốn này thường có mức chi phí tính trên mỗi đồng vốn huy động khá cao so với các nguồn vốn tiền gửi thông thường khác.