Nội dung các giải pháp.
+ Điều kiện vốn.
Công ty cần phải tìm những nguồn vốn ổn định và lâu dài để phục vụ cho hoạt động kinh doanh như là phát hành cổ phiếu, trái phiếu, kêu gọi các đối tác có uy tín góp vốn. Bằng cách này công ty không những tăng thêm nguồn vốn để hoạt động kinh doanh mà còn có động lực phát triển và học hỏi thêm được những kinh nghiệm quản lý từ một số đối tác.
+ Điều kiện về con người.
Nhằm thực hiện các nhiệm vụ nêu trên, nguồn nhân lực và thể chế trong lĩnh vực giao thông vận tải cần phải được phát triển phù hợp. Một chiến lược dài hạn về nâng cao năng lực thể chế trong giao thông vận tải là nhiệm vụ hàng đầu cần phải hoàn thành, tiếp theo là các giải pháp củng cố năng lực triển khai thực hiện quy hoạch và dự án phát triển GTVT. Thực hiện hai giải pháp trên đòi hỏi triển khai nhanh chóng công cuộc cách hành chính, đặc biệt là phát triển năng lực của Cục Đường Bộ Việt Nam, nơi chịu trách nhiệm sở hữu và khai thác phần lớn lượng vốn đầu tư vào giao thông vận tải. Bên cạnh đó, việc nâng cao năng lực các cơ quan quản lý nhà nước của các phương thức vận tải khác cũng là việc cần phải làm. Năng lực cưỡng chế thi hành luật lệ giao thông cũng đòi hỏi phải được nâng cao trong thời gian ngắn. Cuối cùng, cần nhấn mạnh nhiệm vụ nâng cao năng lực chính quyền và nhà thầu địa phương, họ cũng thuộc những thành phần quan trọng nhất đối với sự phát triển giao thông vận tải Việt Nam.
+ Tổ chức quản lý.
để tăng thị phần vận tải cần phát triển thị phần theo hai hướng: phát triển thị phần theo chiều rộng và phát triển thị phần theo chiều sâu.
* Phát triển thị phần vận tải hành khách theo chiều rộng:
Phát triển thị phần vận tải hành khách theo chiều rộng có nghĩa là làm thế nào để càng mở rộng vùng thu hút của hành khách càng tốt, thu hút được hành.
Để mở rộng thị trường theo chiều rộng, có thể áp dụng các biện pháp sau: - Đầu tư tuyến mới
- Phát triển mạng lưới đại lý - Đa dạng hoá sản phẩm vận tải
Giáo viên hướng dẫn: TH.S Lưu Hoài Nam Lớp: QL14.02 - Tổ chức tốt công tác Marketing
Việc đầu tư xây dựng các tuyến mới đối là hết sức khó khăn vì chi phí đầu tư cho một tuyến mới là vô cùng lớn, nhưng việc khai thác tuyến đường đó có hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Do đó, trước khi chọn giải pháp này cần có luận chứng kinh tế chính xác và phải nghiên cứu kỹ luồng hành khách của tuyến. Như vậy, phát triển thị phần theo chiều rộng chủ yếu tập trung vào công tác phát triển hệ thống đại lý và các dịch vụ vận chuyển chọn gói, đa dạng hóa sản phẩm vận tải như tổ chức các đoàn du lịch, phối hợp tổ chức vận chuyển hành khách …
* Phát triển thị phần vận chuyển hành khách theo chiều sâu:
Phát triển thị phần vận chuyển hành khách theo chiều sâu có nghĩa là đầu tư nâng cao chất lượng vận tải, phát triển thêm các dịch vụ giá trị gia tăng và quan trọng nhất là nâng cao chất lượng phục vụ cho hành khách.
Để nâng cao thị phần vận chuyển hành khách theo chiều sâu, có thể áp dụng các
biện pháp như:
- Đầu tư phát triển cơ sở vật chất
- Nâng cao chất lượng phục vụ hành khách - Tổ chức tốt công tác Marketing
Cùng với việc đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, việc nâng cao chất lượng phục vụ hành khách là biện pháp chủ yếu cần tập trung. Để nâng cao chất lượng phục vụ hành khách, cần tổ chức tốt công tác bán vé, tăng cường các dịch vụ phục vụ hành khách.
Để phát triển thị vận tải hành khách, có thể áp dụng các biện pháp phát triển thị phần theo chiều rộng hoặc phát triển thị phần theo chiều sâu. Tuy nhiên, trong cơ chế thị trường hiện nay, ngành nên áp dụng tổng hợp các biện pháp nhằm nâng cao thị phần vận tải, góp phần tăng sản lượng tăng doanh thu cho ngành.
KẾT LUẬN: TỔNG KẾT LẠI NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH CỦA LUẬN VĂN
Theo dự báo của các chuyên gia, năm 2012 nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, chưa thể thoát ra được cuộc khủng hoảng chung toàn cầu. Cũng như nhiều ngành nghề khác trong cả nước, lĩnh vực vận tải sẽ gặp rất nhiều thách thức. Cục hàng hải cho biết, năm 2012 do tác động chung của hoạt động hàng hải - thương mại thế giới và những khó khăn trong nước (thiếu tàu dầu, tàu chở khí hóa lỏng, tàu ontainer; giá cước vận tải giảm, giá nhiên liệu tăng, trượt giá...) nên phần lớn các doanh nghiệp vận tải biển (nhất là các chủ tàu tư nhân) đều có lợi nhuận thấp và vẫn gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh, phổ biến là tình trạng khan hiếm nguồn hàng; không ít phương tiện chỉ vận tải hàng một chiều hoặc chạy “rỗng”; nhiều tuyến phải đỗ dài ngày do thiếu hàng chuyên chở. Do đó thu không đủ bù chi phí, riêng phần trả lãi ngân hàng có thời điểm lãi suất vay lên tới 21% năm. Nhiều doanh nghiệp bị nợ quá hạn kéo dài, nguy cơ dẫn đến phá sản là không thể tránh khỏi. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp vận tải biển lại bị thiệt thòi bởi khó tiếp cận với nguồn tài chính hỗ trợ thông qua các gói kích cầu của Chính phủ.
Bên cạnh đó, hiện nay, hạ tầng giao thông kết nối cảng biển với các khu dân cư, khu công nghiệp mặc dù đã được Chính phủ quan tâm đầu tư xây dựng, tuy nhiên vẫn chưa đồng bộ với đầu tư xây dựng hạ tầng cảng biển, chưa đáp ứng được nhu cầu lưu thông hàng hóa xếp dỡ qua hệ thống cảng biển. Tình trạng trên là một trong những nguyên nhân dẫn đến ách tắc giao thông và ứ đọng hàng hóa tại các cảng biển.
Đáng chú ý, thời gian gần đây, tai nạn hàng hải có xu hướng tăng lên. Tai nạn xảy ra trên hải phận quốc tế và trên các luồng hàng hải Việt Nam. Đã xảy ra tàu vận tải Việt Nam bị cướp biển tấn công bắt giữ tống tiền... Những vấn đề này dẫn đến tổn thất to lớn về người và tài sản cho các doanh nghiệp hàng hải Việt Nam. Bên cạnh đó, số lượng tàu vận tải của các doanh nghiệp Việt Nam bị lưu giữ tại các cảng nước ngoài do khiếm khuyết kỹ thuật vẫn chưa giảm, ảnh
Giáo viên hướng dẫn: TH.S Lưu Hoài Nam Lớp: QL14.02 hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh và sự phát triển chung của Ngành.
Ngoài ra, vận tải hàng hóa bằng đường biển đang gặp khó khăn do sự cạnh tranh khốc liệt với đội tàu trong và ngoài nước. Cước phí vận tải giảm trong khi giá nhiên liệu tăng. Giá xếp dỡ hàng hoá tại cảng biển (đặc biệt là hàng container) thấp do đội tàu Việt Nam không giành được quyền vận tải và bị các hãng tàu nước ngoài ép phí THC (phí xếp dỡ tại cảng). Như vậy, trong khi nhà xuất khẩu của Việt Nam vẫn phải trả phí THC cao mà các nhà khai thác cảng của Việt Nam chỉ thu được một phần (khoảng một nửa), phần còn lại các hãng tàu nước ngoài thu mà không phải bỏ ra bất cứ khoản chi phí nào cả.
Mô hình quản lý cảng theo các chuyên gia đánh giá vẫn còn nhiều bất cập. Mặc dù có nhiều cơ quan, tổ chức đồng thời tham gia vào công tác quản lý hoạt động tại cảng biển, nhưng chưa có cơ quan chịu trách nhiệm điều phối chung về sự đồng bộ trong đầu tư khai thác hạ tầng cảng biển và hạ tầng kết nối cảng biển, dẫn đến hiệu quả khai thác cảng thấp.
Lấy tiêu chí " TẬN - TÂM - TÍN - NGHĨA" làm nền tảng phát triển bền vững, công ty Việt Thanh đã, đang và sẽ vượt qua mọi khó khăn để đến được cái đích của mình.CÔNG TY TNHH VẬN TẢI TỐC HÀNH KUMHO VIỆT THANH hướng tới thành công bằng việc cung cấp cho khách hàng những gói sản phẩm và dịch vụ đa dạng, hoàn hảo. Sự hài lòng và lợi ích của khách hàng là động lực quan trọng nhất thúc đẩy sự phát triển của công ty. Sử dụng những phương thức quảng cáo hiệu quả nhất để quảng bá hình ảnh và sản phẩm công ty đến với khách hàng.Giữ vững và phát huy tốc độ phát triển của công ty về doanh số, thị phần, thị trường, uy tín và trình độ nhân lực. Quan hệ chặt chẽ, gắn bó hai bên cùng có lợi với các đối tác chiến lược, đối tác truyền thống. Tăng cường đào tạo, phát huy tính sáng tạo trong đội ngũ cán bộ công nhân viên nhằm tăng hàm lượng công nghệ, nâng cao hiệu quả công việc.Củng cố, hoàn thiện và mở rộng mạng lưới tiêu thụ, xây dựng các đại lý then chốt làm nền tảng cho sự phát triển.Đầu tư thay đổi phương tiện cũng như nghiên cứu áp dụng công nghệ, hoàn thiện các giải pháp tích hợp
TÀI LIỆU THAM KHẢO
http://www.mt.gov.vn/ (trang web của bộ giao thông vận tải)
http://taxivietthanh.com.vn/ (trang web của công ty TNHH Việt Thanh) Giáo trình quản trị doanh nghiệp thương mại (PGS.TS Hoàng Minh Đường)
Giáo trình Kế toán doanh nghiệp (TS. Nguyễn Thị Thu Hương)
http://unionlogistics.vn/vi-vn/trang-chu (Trang web hang vận tải Union Logistic)
Giáo trình tài chính doanh nghiệp( Trường ĐH KTQD- PGS.TS.Lưu Thị Hương)
Giáo trình Phân tích tài chính hoạt động kinh doanh( Ts.Nguyễn Thế Khải) Tài liệu tham khảo
[1]. Marketing căn bản, Philip koper, NXB. Thống kê, 1994. [2]. Marketing, Trần Minh Đạo, NXB. Thống kê, 2003.
[3]. Marketing – Lý luận và thực tiễn kinh doanh, Nguyễn Hữu Hà, Giáo trình ĐHGTVT, 2003.
[4]. Marketing với các doanh nghiệp vận tải, Nguyễn Hữu Hà, NXB. GTVT, 2008.