Căn cứ tính thời gian sử dụng của TSCĐ

Một phần của tài liệu CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH (Trang 27 - 28)

6. KẾ TOÁN KHẤU HAO TSCĐ

6.1.5 Căn cứ tính thời gian sử dụng của TSCĐ

- Thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ hữu hình có thể ngắn hơn thời gian sử dụng hữu ích thực tế chủ yếu dựa trên mức độ sử dụng ước tính và kinh nghiệm của DN với TSCĐ cùng loại, phải xem xét các yếu tố sau:

+ Mức độ sử dụng ước tính của DN đối với tài sản đó được đánh giá thông qua công suất hoặc sản lượng ước tính

+ Mức độ hao mòn phụ thuộc vào các nhân tố liên quan trong quá trình sử dụng tài sản. Số ca làm việc, sửa chữa bảo dưỡng của DN đối với tài sản cũng như việc bảo quản chúng trong những thời kỳ không hoạt động

+ Hao mòn vô hình phát sinh do việc thay đổi cải tiến dây truyền công nghệ hay do sự thay đổi nhu cầu của thị trường về sản phẩm hoặc dịch vụ do tài sản đó sản xuất ra

+ Giới hạn có tính pháp lý trong việc sử dụng tài sản như ngày hết hạn hợp đồng của tài sản thuê tài chính

- Xác định thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ vô hình cần phải xem xét các yếu tố sau:

+ Khả năng sử dụng dự tính của tài sản

+ Vòng đời của sản phẩm và các thông tin chung về các ước tính liên quan đến thời gian sử dụng hữu ích của các loại tài sản giống nhau được sử dụng trong điều kiện tương tự

+ Sự lạc hậu về kỹ thuật công nghệ

+Tính ổn định của ngành sử dụng tài sản đó và sự thay đổi về nhu cầu thị trường đối với các loại sản phẩm hoặc việc cung cấp dịch vụ mà tài sản đó đem lại

+ Hoạt động dự tính của các đối thủ cạnh tranh hiện tại hoặc tiềm tàng + Mức chi phí cần thiết để duy trì, bảo dưỡng

+ Thời gian kiểm soát tài sản, những hạn chế về mặt pháp lý và những hạn chế khác về quá trình sử dụng tài sản

+ Sự phụ thuộc thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ vô hình với các tài sản khác trong DN

Một phần của tài liệu CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(33 trang)
w