Giải pháp tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành tại xí nghiệp xây lắp I.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TÍNH GIÁ THÁNH SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP XÂY LẮP I (Trang 31 - 34)

Tìm kiếm giải pháp tiết kiệm chi phí và hạ giá thành chưa bao giờ là dễ dàng và đơn giản đối với mỗi doanh nghiệp. Giải pháp phải phù hợp với tình hình kinh doanh, đặc điểm lĩnh vực hoạt động. Trong XDCB để tiết kiệm chi phí mà không làm ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm là vấn đề khó giải quyết. Qua việc phân tích tổng hợp quá trình hạch toán chi phí và tính giá thành tại xí nghiệp xây lắp I - Công ty xây lắp và sản xuất công nghiệp, em xin đưa ra một số giải pháp để tham khảo:

Chi phí này chirms tỷ trọng lớn trong giá thành công trình (70- 75%). Do đó, tiết kiệm chi phí vật liệu là vấn đề lớn cần quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý. Bằng phương pháp so sánh thực tế với dự toán, xác định được chênh lệch về chi phí vật liệu = thực tế - dự toán. Sự chênh lệch này có thể do ảnh hưởng giá cả vật liệu đưa vào sản xuất và tình hình thực hiện định mức hao phí vật liệu, việc thay đổi cơ cấu vật liệu sử dụng so với kế hoạch.

Cụ thể tính được ở xí nghiệp xây lắp I là số âm = - 352.080.359đ chứng tỏ xí nghiệp đã giảm chi phí vật tư và giảm giá thành sản phẩm ( cả về số tuyệt đối số tương đối ). Nếu kết quả tính được là số dương thì ngược lại trường hợp trên. Nếu kết quả tính được bằng không chứng tỏ tình hình chi phí vật tư không có gì ảnh hưởng đến sự biến động của giá thành.

Xét về mặt đơn giá của vật liệu, ta thấy rằng đơn giá gồm giá mua vật liệu và chi phí thu mua và các khoản thu, chi phí cho các trạm thu mua độc lập và các chi phí khác tính vào giá thành thực tế của vật liệu theo quy định chung. Nhân tố giá mua vật liệu thường là nhân tố khách quan, nhưng chịu ảnh hưởng về tình hình cung cầuảtên thị trường nên xí nghiệp biết chớp lấy

thời cơ mua theo những nguồn cung cấp khác nhau thì cũng có thể tác động đến giá mua vật liệu. Chi phí thu mua là nhân tố chủ quan phụ thuộc vào chất lượng công tác cung ứng của xí nghiệp, loại chi phí này phụ thuộc vào nguồn nhập vật liệu, địa điểm thu mua, điều kiện phương tiện vận chất. . .

Thứ hai: Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp

Trong giá thành sản phẩm, chi phí này gồm tiền lương và các khoản trích theo lương với tỷ lệ nhất định, khoản mục này ảnh hưởng tới giá thành. Cụ thể, chênh lệch giữa tiền lương thực tếío với dự toán tính ra là số âm ( tại Xí nghiệp xây lắp I là - 69.625.043đ chính là tiết kiệm về quỹ lương.Nguyên nhân làm tăng, giảm quỹ lương của lao động trực tiếp có thể do có thể do sử dụng nhiều lao động hơn dự kiến. Chính vì vậy, mà xí nghiệp cần phải quản lý chặt chẽ lao động trực tiếp, giảm tới mức tối thiểu lao động gián tiếp, sắp xếp lao động hợp lý . . . Đặc biệt, tận dụng lao động địa phương đối với mỗi công trình để giảm chi phí đi lại ăn ở. . . có chính sách cơ chế thoáng nhưng chặt chẽ, tránh tình trạng " thừa thầy thiếu thợ".

Thứ ba : Khoản mục chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung là chi phí chi ra trong phạm vi phân xưởng. Khoản mục này gồm nhiều loại với nội dung khác nhau, có loại mang tính chất biến đổi, có loại cố vừa định vừa biến đổi. Hơn nữa, tại Xí nghiệp xây lắp, chưa tách biệt CPSDMTC và CPSXC. Chính vì vậy khi đi sâu phân tích CPSXC thường so sánh trên tổng số và so

sánh trong từng nội dung. Chênh lệch giữa giá trị thực tế và giá trị dự toán là - 60.629.598đ . Như vậy, xí nghiệp đã tiết kiệm được khoản chi phí này, cụ thể trong từng nội dung hạn chế mức chi thấp hơn so với dự toán, nhất là giảm chi các khoản không cần thiết như: chi tiếp khách, chi hội nghị. . .

Qua phân thích như trên, cần phải có một số giải pháp cụ thể sau:

* Giảm tới mức tối thiểu trong thi công và bảo quản, vận chuyển vật tư.

* Thường xuyên cập nhạt giá cả thị trường vật tư để đối chiếu kiểm tra với hoá đơn do nhân viên cung ứng vật tư cung cấp. Mặt khác, xí nghiệp nên thiết lập một hệ thống các nhà cung cấp ổn định, thường xuyên đảm bảo vật tư, tiến độ thi công đồng giảm tình trạng ứ đọng vốn .

* Tiết kiệm chi phí vận chuyển cả trong thu mua lẫn trong sử dụng, nghiên cứu tìm kiếm việc sử dụng nguồn vật liệu mới, giá cả hợp lý có hiệu quả , theo kịp tiến độ khoa học kỹ thuật.

* Xây dựng chế độ khen thưởng cho cán bộ công nhân viên, nâng cao ý thức trách nhiệm của người lao động trong thi công, để tiết kiệm vật tư.

* Sử dụng các biện pháp kỹ thuật, nâng cao ý thức trách nhiệm của công nhân nhằm nâng cao năng xuất lao động, lao động gián tiếp với số lượng hợp lý, kiện toàn bộ máy lãnh đạo trong toàn xí nghiệp .

* Huy động và hoạt động tối đa công xuất thiết kế của máy móc thiết bị, điều động máy thi công cho các công trình cần tính theo số ca hợp lý, tránh để máy không hoạt động, chờ việc. . .

Tóm lại, việc tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm phụ thuộc vào rất nhiều tình hình thực tế của xí nghiệp. Có những khoản chi phí có thể dự đoán và định lượng được nhưng cũng có những khoản chi phí phát sinh ngẫu nhiên, Khó xác định được mức độ thiệt hại. Vì vậy, lập kế hoach về chi phí sản xuất cần kết hợp dự toán chi phí thực tế xẩy ra. Phương pháp rất nhiều nhưng quan trọng là doanh nghiệp phải lựa chọn cho phù hợp với đặc điểm thi công và tổ chức thực hiện sao cho hiệu quả, đây cũng là điểm mạnh nếu ta tận dụng được.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TÍNH GIÁ THÁNH SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP XÂY LẮP I (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(36 trang)
w