Chương 3: PHÂN XƯỞNG CHIẾT 3.1 Sơ đồ bố trí thiết bị phân xưởng chiết
3.2.6. Thanh trùng
* Mục đích: Tại cuối quá trình nấu,dịch dường đã được vô trùng,do vậy các vi sinh vật gây hư hỏng bia chỉ có thể xâm nhập vào sản phẩm do sự thiếu vệ sinh trong các công đoạn từ lên men đến ra sản phẩm cuối cùng.
-Các thao tác vệ sinh thiết bị không đảm bảo về thời gian, nồng độ hợp chất sử dụng. - Thiết bị lọc bia không đảm bảo đủ kín hoặc quá tải.
-Sự nhiễm tạp của khí nén sử dụng trong quá trình chiết. - Do người vận hành và thao tác đưa vào từ trang phục của họ.
Khi xâm nhập vào bia các vi sinh vật phát triển nhanh chóng và làm hư hỏng sản phẩm do đó bia cần được thanh trùng để tiêu diệt vi sinh vật.
Phương pháp thanh trùng: Thanh trùng tunnel
Đây là phương pháp thanh trùng bia sau khi đã c hiết bia vào chai. Trong quá trình này chai được dẫn qua thiết bị thanh trùng trong thời gvian 40phút.
4 5 4 3 1 1 6
Các chai khi đi qua hầm thanh trùng sẽ được trãi qua các chế độ nhiệt khác nhau trong khoảng thời gian xác định nhờ hệ thống băng tải chuyển động liên tục.
Chai được nạp vào một đầu và được di chuyển dưới các vùng có phun nước ở các nhiệt độ khác nhau. Nhiệt độ của các khoang được bố trí sao cho bia dần dần được nâng tới nhiệt độ thanh trùng, sau đó chai tiếp tục được làm nguội dần xuống nhiệt độ thường.
Nhiệt độ thanh trùng là 67oC, thời gian thanh trùng là 40phút. Nhiệt độ tâm sản phẩm là 62-650C * Thiết bị: 8 7 6 5 4 3 2 1 8 7 6 5 4 3 2 1 A B
* Nhiệt độ của các vùng làm việc ở máy thanh trùng: - Vùng 1,8: 320C - Vùng 4: 670C - Vùng 2,7: 450C - Vùng 5: 62,50C
A: là đường nước lạnh - Vùng 3,6: 57.50C B: là đường nước nóng
* Nguyên tắc làm việc:
Bia sau khi ra khỏi máy chiết, đóng nắp được băng tải đưa đến thiết bị thanh trùng. Chai bia lần lượt được đi qua vùng 9 có các vòi phun nước với các mức nhiệt độ khác nhau. Nhiệt độ của các khoang được bố trí sao cho bia dần dần được nâng tới nhiệt độ thanh trùng. Chế độ thanh trùng là 670C. Sau đó chai tiếp tục được làm nguội dần đến xuống nhiệt độ thường. Nước làm nguội của các vùng 6, 7, 8, được tuần hoàn làm nước gia nhiệt của các vùng: 3, 2, 1.Còn 2 vùng 4, 5 thì nước tự tuần hoàn trong mỗi vùng.
* Sự cố:
- Hơi cấp vào không đều có van tự động điều chỉnh - Quá tải dẫn đến đứt xích công nhân vận hành sữa chữa.
Sau khi ra khỏi máy thanh trùng, chai theo băng tải đi qua vị trí người soi chai để kiểm tra chai có cặn, có vật lạ hay không, độ trong của bia và kiểm tra chai có bị sứt mẻ, tiếp theo chai đi qua con mắt có tác dụng phát hiện chai bể, nứt vỡ, cao hơn hoặc thấp hơn chai bình thường. Sau đó chai được phun hơi để làm khô nắp chai rồi đi đến máy dán nhãn.
3.2.7. Dán nhãn
* Nhãn mác của sản phẩm:
Nhãn mác của sản phẩm là một thành phần không thể thiếu khi sản phẩm lưu thông trên thị trường. Không chỉ có vai trò cung cấp thông tin về sản phẩm, nhãn mác có tác động rất lớn tới người tiêu dung thong qua cách bố trí, nhãn mác…
Thông thường trên chai bia thành phẩm gồm các nhãn mác sau: Nhãn ở thân chai, nhãn phía lưng chai, nhãn cổ chai.
: Máy dán nhãn 1 2 3 Chai vào Dán nhãn lưng, đầu Dán nhãn bụng Chai ra
* Nguyên tắc làm việc:
Máy có 2 vị trí cấp nhãn, bên trái là nơi cấp nhãn cổ chai và thân chai. Bên phải là nơi cấp nhãn ở lưng chai.
Keo dán đựợc phủ lên rulô. Khi rulô quay tiếp xúc với các tấm quét keo đặt trên một mâm xoay tròn, nhờ vậy keo được quét lên các tấm quét keo dán. Khi các tấm này tiếp xúc với các nhãn cổ và thân chai ở bộ phận cấp nhãn, nhãn sẽ được gắn vào các tấm này nhờ lực kết dính của keo dán. Bên phải cũng thực hiện đồng thời, mặt trước của nhãn lưng được hướng ra ngoài và được phun hạn sử dụng nhờ bộ phận ghi hạn sử dụng. Sau đó nhãn được kẹp lên các tấm của rulô kẹp nhãn và được dính vào chai khi tiếp xúc với chai quay trên mâm. Chổi miết nhãn sẽ miết các nhãn xung quanh chai. Chai tiếp tục chuyển động trên mâm quay và đi ra ngoài.
Chai tiếp tục theo băng tải đi qua máy đá chai, tại đây máy sẽ được 3 con mắt đặt trong máy dán nhãn để đọc 3 nhãn, nếu nhãn ở vị trí nào thiếu thì mắt sẽ báo tín hiệu cho máy đá chai và đá chai chưa dán nhãn ra ngoài, còn chai đã được dán nhãn đầy đủ sẽ đưa đến bộ phận bốc dỡ.
* Sự cố:
- Nhãn bay dẫn đến che mắt đọc báo bộ điều khiển trung tâm dẫn đến máy dừng - Đầu in bị lỗi không phun được hạn sử dụng dẫn đến công nhân tắt máy và sữa chữa. - Chai chạy trên băng tải hay bị rạn nứt dẫn đến thể tích bia trong chai giảm không đạt yêu cầu tự động dừng máy.
3.2.8. Rửa két
Két bẩn sau khi đã bốc dở chai ra được đưa đến máy rửa két. Ở đây két đựợc đưa qua 2 vùng: vùng 1 có tác dụng làm sạch cặn bản bám trên két sau đó đưa qua vùng 2 chứa nước lạnh để lọai bỏ hoàn toàn cặn bẩn. két sạch theo băng tải đến bộ phận bốc dở bia thành phẩm đển bốc dở chai vào kết rồi đưa vào kho.