MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ

Một phần của tài liệu Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp tại Công ty TNHH một thành viên In Thương mại Thông tấn xã Việt Nam (Trang 98)

THÀNH VIÊN IN THƯƠNG MẠI THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM:

Trong thời gian thực tập, tìm hiểu tình hình thực tế kế toán ở công ty TNHH một thành viên In Thương mại Thông tấn xã Việt Nam, em nhận thấy: Về cơ bản, công tác kế toán tại công ty đã tuân thủ đúng mọi chế độ và quy định của pháp luật, phù hợp với các chuẩn mực kế toán và tình hình thực tế của công ty, đáp ứng được yêu cầu quản lý của công ty. Tuy khối lượng công việc lớn, nhưng với tinh thần trách nhiệm và khả năng thích ứng cao, nắm vững chuyên môn, các nhân viên phòng kế toán của công ty đã hoàn thành nhiệm vụ một

cách xuất sắc, thông tin kế toán được cung cấp đầy đủ, kịp thời. Tuy nhiên, trong quá trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm còn tồn tại những vướng mắc mà theo em nếu khắc phục được sẽ giúp cho công ty hoạt động một cách có hiệu quả hơn.

Với mong muốn góp phần hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH một thành viên In Thương mại Thông tấn xã Việt Nam, em xin mạnh dạn đề xuất một số ý kiến như sau:

* Về công tác quản lý nguyên vật liệu:

Do đặc điểm của ngành, nguyên vật liệu của công ty rất đa dạng, phong phú cả về chủng loại và giá cả. Vì vậy, công tác quản lý nguyên vật liệu có vai trò rất quan trọng trong việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm.

Hiện nay, công tác quản lý nguyên vật liệu tại công ty TNHH một thành viên In Thương mại Thông tấn xã Việt Nam chưa được hoàn thiện lắm. Nguyên vật liệu chỉ được mua vào khi đã ký kết hợp đồng, làm ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh của công ty. Trong đó, chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp chiếm 70-80% tổng giá thành sản phẩm. Do đó, để có thể đạt được hiệu quả tối ưu nhằm giảm chi phí, tiết kiệm nguyên vật liệu thì công ty phải căn cứ vào thực tế sản xuất để xây dựng kế hoạch cung ứng, dự trữ các nguyên vật liệu chính cho sản xuất, tránh tình trạng bị ép giá, thiếu nguyên vật liệu chính làm ảnh hưởng đến sản xuất.

Muốn vậy, đơn vị phải nghiên cứu sử dụng vốn hợp lý, xây dựng kế hoạch dự trữ nguyên vật liệu phù hợp, nắm bắt nguồn hàng với giá cả thu mua hợp lý sẽ làm giảm đáng kể giá thực tế của nguyên vật liệu nhập kho, làm giảm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.

Nguyên vật liệu chính của công ty là giấy và mực in. Tuy nhiên, việc bảo quản giấy trong kho là một công việc tương đối khó khăn vì giấy dễ hút ẩm, làm giảm chất lượng của giấy xuất dùng. Do đó, công ty cần tính toán chính xác số lượng vật liệu cần dự trữ sao cho vừa đảm bảo cung cấp cho sản xuất, vừa sử dụng hiệu quả vốn lưu động, tránh ứ đọng vốn, vật tư ở khâu dự trữ, đồng thời phải phù hợp với điều kiện của công ty, giảm chi phí bảo quản.

Bên cạnh đó, công ty cũng nên tăng dự trữ một số loại vật liệu khác có giá cả thường xuyên biến động. Riêng đối với các loại vật liệu có giá cả ổn định, mua từ các nhà cung cấp có quan hệ lâu dài thì không cần phải dự trữ nhiều.

Ngoài ra, do đặc thù sản xuất của ngành nên số lượng nguyên vật liệu công ty sử dụng tương đối nhiều, đa dạng về cả kích cỡ, chủng loại và chất lượng. Để quản lý được đầy đủ các loại nguyên vật liệu, trên cơ sở phân loại theo vai trò và công dụng của nguyên vật liệu, kế toán của công ty nên mở Sổ danh điểm nguyên vật liệu. Sổ này xác định thống nhất tên gọi, nhãn hiệu, quy cách, số hiệu, đơn vị tính của từng nguyên vật liệu theo mẫu sau:

Sổ danh điểm nguyên vật liệu:

STT Ký hiệu Tên, nhãn hiệu,

quy cách

ĐVT Số lượng Ghi chú

Nhóm Danh điểm NVL

1521 Giấy in

1 1521-0001 Giấy cuộn Thụy

Điển Kg 150 2 1521-0002 Giấy Duplex 250 g/m2 79*109 Kg 170 ………

1522 Mực in 1522-0001 Mực in đen Đức Kg 70 1522-0002 Mực in đen Trung Quốc Kg 45 ………

* Về việc trích trước tiền lương của công nhân sản xuất:

Hiện nay, Công ty TNHH một thành viên In Thương mại Thông tấn xã Việt Nam không thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất. Theo nguyên tắc phù hợp giữa chi phí sản xuất và kết quả sản xuất, cách làm này chỉ phù hợp với những công ty có thể bố trí lao động nghỉ phép đều đặn giữa các kỳ hạch toán. Tuy nhiên, do đặc thù sản xuất của công ty là sản xuất theo đơn đặt hàng nên khối lượng công việc phụ thuộc vào các hợp đồng ký kết được với khách hàng. Thông thường, vào cuối năm công ty ký được nhiều hợp đồng nên công việc nhiều, ngược lại, vào thời điểm đầu năm do ít việc nên công ty thường tổ chức cho công nhân nghỉ phép. Do vậy, chi phí sản xuất kinh doanh giữa các kỳ có sự biến động đáng kể.

Nhằm ổn định chi phí sản xuất kinh doanh cũng như thu nhập giữa các kỳ kế toán, kế toán nên tiến hành trích trước tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất. Cách tính khoản trích trước này như sau:

Mức trích trước tiền lương nghỉ phép trong tháng theo kế hoạch của công nhân trực tiếp sản xuất

=

Tiền lương chính thực hiện phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất trong tháng

x

Tỷ lệ trích trước

- Phương pháp hạch toán:

+ Hàng tháng căn cứ vào kế hoạch, trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân trực tiếp sản xuất. Kế toán ghi:

Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp Có TK 335 – Chi phí phải trả (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Khi công nhân trực tiếp sản xuất nghỉ phép, để phản ánh tiền lương thực tế phải trả cho họ, kế toán ghi :

Nợ TK 335 – Chi phí phải trả

Có TK 334 – Phải trả công nhân viên - Ví dụ:

Theo như kế hoạch tiền lương năm 2012 của công nhân là:

+ Tiền lương cơ bản phải trả công nhân sản xuất là: 12 605 482 000 đồng + Tiền lương nghỉ phép của công nhân theo kế hoạch là: 529 430 000 đồng.

Tiền lương nghỉ phép của công nhân phải trích trong tháng 1 năm 2012 là: Tổng tiền lương nghỉ phép theo kế hoạch

năm của công nhân trực tiếp sản xuất Tỷ lệ trích

trước (%) Tổng tiền lương chính phải trả theo kế hoạch năm của công nhân trực tiếp sản xuất

= x 100%

Tỷ lệ trích trước =

529 430 000

1 285 280 256 x 0,042 = 53 981 771 Kế toán định khoản như sau:

Nợ TK 622: 53 981 771

Có TK 335: 53 981 771

Khi tiền lương nghỉ phép thực tế phát sinh ở tháng 1 là 56.478.000. Căn cứ vào bảng thanh toán lương của công nhân, kế toán định khoản như sau:

Nợ TK 335: 56 478 000

Có TK 334: 56 478 000

Do tiền lương nghỉ phép thực tế lớn hơn số trích trước tiền lương nghỉ phép nên cuối tháng kế toán phải trích thêm:

Nợ TK 622: 2 496 229

Có TK 335: 2 496 229

Khi đó, trên bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương sẽ có thêm cột TK 335 – Chi phí trả trước như bảng sau:

BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG

STT

TK Ghi Có TK Ghi Nợ

C3341 C3382 C3383 C3384 C3389 C335 Tổng

cộng 1 1111 Tiền mặt Việt Nam

2 1388 Phải thu khác

3 3362 Phải trả nội bộ của sản xuất 4 622 Chi phí nhân công trực tiếp 5 6271 Chi phí nhân viên phân xưởng

6 641 Chi phí nhân viên bán hàng 7 6421 Chi phí nhân viên quản lý

Cộng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lập, Ngày…..tháng…..năm…. Đã ghi sổ cái, Ngày….tháng…năm….

Kế toán ghi sổ Kế toán tổng hợp Kế toán trưởng

(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

Đồng thời ghi vào Sổ cái TK 335 như sau:

CÔNG TY IN THƯƠNG MẠI TTXVN

(TRÍCH) SỔ CÁI TÀI KHOẢN Tài khoản 335 – Chi phí phải trả Từ ngày: 01/01/2012 đến ngày: 31/03/2012

Chứng từ Diễn giải TK đ/ư Số phát sinh

Ngày Số Nợ Có

... ….. ….. ….. … …

01/01 Trích trước tiền lương nghỉ phép của CN 622 53 981 771 31/01 Tiền lương nghỉ phép thực tế phát sinh 334 56 478 000

31/01 Trích thêm tiền lương nghỉ phép của CN 622 2 496 229

….. ….. ….. ….. … …

Tổng phát sinh: Tổng phát sinh lũy kế:

Số dư cuối kỳ:

Ngày 31 tháng 01 năm 2012

KẾ TOÁN GHI SỔ KẾ TOÁN TRƯỞNG

* Về việc tính khấu hao TSCĐ:

Chi phí khấu hao TSCĐ là một khoản chi phí chiếm vị trí khá quan trọng. Chính vì vậy, để chi phí sản xuất được tập hợp đúng, hợp lý nhằm phản ánh giá thành sản phẩm một cách chính xác thì khoản chi phí khấu hao cũng cần được tính toán, phân bổ một cách chặt chẽ. Việc tính toán khấu hao được thực hiện trên máy nên khối lượng tính toán không gây trở ngại cho kế toán viên, do đó có thể tính chính xác đến từng ngày thực tế sử dụng của tài sản cố định. Khi đó:

Mức khấu hao bình quân năm =

Mức khấu tháng x Số ngày thực tế sử

* Về việc trích trước chi phí sửa chữa TSCĐ:

Nhà máy nên trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ để nhằm ổn định chi phí giữa các kỳ, không gây biến động giá thành. Do nguyên giá TSCĐ rất lớn, nếu xảy ra sự cố hỏng máy móc thiết bị bất ngờ sẽ có ảnh hưởng xấu đến hiệu quả sản xuất kinh doanh bởi nguyên giá TSCĐ lớn nên chi phí tiến hành sửa chữa rất cao. Căn cứ vào nguyên giá TSCĐ, chủng loại TSCĐ cũng như thời gian sử dụng máy móc thiết bị để lập kế hoạch sữa chữa lớn cho các loại máy móc thiết bị.

Khi tiến hành trích trước chi phí sữa chữa lớn TSCĐ tính vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh, kế toán ghi :

Nợ TK 627 ( TK641, 642 ) Có TK 335

Khi phát sinh chi phí sữa chữa lớn, căn cứ vào chứng từ hóa đơn hợp lý, hợp lệ kế toán ghi :

Nợ TK 2413

Có TK 111, 112, 331,…

Khi công trình sữa chữa lớn TSCĐ hoàn thành, kết chuyển chi phí sữa chữa lớn thực tế phát sinh, kế toán ghi :

Nợ TK 335 Có TK 2413 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cuối kỳ, nếu chi phí sữa chữa lớn phát sinh lớn hơn số đã trích, tiến hành trích bổ sung:

Nợ TK 627 (TK 641,642 ) Có TK 335

Nếu chi phí sữa chữa lớn phát sinh trong kỳ nhỏ hơn số đã trích thì ghi giảm chi phí :

Nợ TK 335

Có TK 627 (TK 641, 642)

Khi tiến hành trích trước chi phí sữa chữa lớn sẽ thành một yếu tố trong chi phí sản xuất chung và cũng được phân bổ cho các sản phẩm theo tiêu thức khối lượng sản phẩm hoàn thành và như vậy nó làm chi phí sản xuất chung tăng lên nhưng ko gây biến động lớn giữa các kỳ.

Ví dụ : Đầu năm 2012, công ty có kế hoạch trích trước chi phí sữa chữa lớn TSCĐ là 720 000 000 đồng.

Khi đó mức trích trước chi phí sữa chữa lớn trong tháng là :

Hàng tháng khi tiến hành trích trước chi phí sữa chữa lớn, kế toán hạch toán :

Nợ TK 627 : 60 000 000 Có TK 335 : 60 000 000

Trong tháng 1 phát sinh chi phí sữa chữa lớn TSCĐ, căn cứ vào chứng từ hóa đơn hợp lệ, công ty phải thanh toán 49.500.000 (đã có 10% thuế GTGT) bằng tiền gửi ngân hàng. Kế toán ghi :

Nợ TK 2413 45 000 000 72 000 000

Nợ TK 133 4 500 000

Có TK 1121 49 500 000 Kết chuyển chi phí sửa chữa lớn thực tế:

Nợ TK 335 45 000 000

Có TK 2413 45 000 000 Thực tế số phát sinh nhỏ hơn số phải trích trước, kế toán ghi:

Nợ TK 335 15 000 000

Có TK 627 15 000 000 Và được ghi vào Sổ cái TK 335 như sau:

CÔNG TY IN THƯƠNG MẠI TTXVN

(TRÍCH) SỔ CÁI TÀI KHOẢN Tài khoản 335 – Chi phí phải trả Từ ngày: 01/01/2012 đến ngày: 31/03/2012

Số dư đầu kỳ:

Chứng từ Diễn giải TK đ/ư Số phát sinh

Ngày Số Nợ Có

... ….. ….. ….. … …

01/01 Trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ 627 60 000 000 31/01 Kết chuyển chi phí sửa chữa lớn thực tế 2413 45 000 000

31/01 Hoàn nhập 627 15 000 000

….. ….. ….. ….. … …

Tổng phát sinh lũy kế: Số dư cuối kỳ:

Ngày 31 tháng 01 năm 2012

KẾ TOÁN GHI SỔ KẾ TOÁN TRƯỞNG (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Về việc phân bổ chi phí sản xuất chung:

Tại công ty, do biến động trong quá trình sản xuất, các đơn đặt hàng khác nhau cần tiêu hao những mức khác nhau về chi phí sản xuất chung. Vì vậy, kế toán công ty cần theo dõi và phân bổ các chi phí sản xuất chung sao cho phù hợp với điều kiện sản xuất thực tế. Để chính xác hơn khi tính toán, có thể phân bổ chi phí sản xuất chung theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc theo trang in tiêu chuẩn (13*19).

KẾT LUẬN

Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ công trình hạch toán kế toán của mỗi doanh nghiệp. Những thông tin về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm chính là biểu hiện cho tính hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng cao của thông tin kế toán đòi hỏi công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cần phải được bổ sung và hoàn thiện thường xuyên.

Trong luận văn tốt nghiệp em đã trình bày cơ sở lý luận tình hình thực tiễn quá trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty TNHH một thành viên In Thương mại Thông tấn xã Việt Nam. Trên cơ sở đó, kết hợp với sự hướng dẫn của thầy Nguyễn Tuấn Anh, em đã mạnh dạn đưa ra một số ý kiến với mong muốn góp một phần nhỏ vào công việc đổi mới và hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH một thành viên In Thương mại Thông tấn xã Việt Nam.

Trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH một thành viên In Thương mại Thông tấn xã Việt Nam bản thân em đã có nhiều cố gắng song do kiến thức, thời gian nghiên cứu, khảo sát thực tế còn hạn chế cho nên luận văn này không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế nhất định. Kính mong các thầy cô giáo , cán bộ công nhân viên phòng kế toán của Công ty TNHH một thành viên In Thương mại Thông tấn xã Việt Nam và các bạn tham gia đóng góp ý kiến để bản thân luận văn này thêm phong phú hơn, khoa học và có giá trị thuyết phục trong thực tiễn.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo Nguyễn Tuấn Anh và các cán bộ, nhân viên trong phòng tài chính kế toán Công ty TNHH một thành viên In Thương mại Thông tấn xã Việt Nam đã tạo điều kiện cho em hoàn thành luận văn này.

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày…… tháng…… năm 2012

Sinh viên thực hiện Trần Thị Hòa

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Kế toán tài chính - Nhà xuất bản tài chính năm 2010 Chủ biên : GS. TS. Ngô Thế Chi

TS . Trương Thị Thủy

2. Giáo trình Kế toán quản trị - Nhà xuất bản Tài chính năm 2009 Chủ biên : PGS. TS. Đoàn Xuân Tiên

3. Chế độ kế toán doanh nghiệp - Nhà xuất bản Thống kê – năm 2008 4. Hệ thống các chuẩn mực kế toán Việt Nam - NXB Tài chính năm

2009

5. Kế toán tài chính -Trần Xuân Nam - Nhà xuất bản Thống kê năm

Một phần của tài liệu Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp tại Công ty TNHH một thành viên In Thương mại Thông tấn xã Việt Nam (Trang 98)