Quản lý công tác xâydựng kế hoạch, quyhoạch xâydựng tại Sở xây dựng.

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng tại Sở xây dựng Hải Dương. Thực trạng và giải pháp.DOC (Trang 25)

II. Thực trạng công tác quản lý nhà nước về đầu tư xâydựng tại sở xây dựng hải dương.

2. Quản lý công tác xâydựng kế hoạch, quyhoạch xâydựng tại Sở xây dựng.

những vấn đề lớn của quốc gia, còn những việc thuộc phạm vi cộng đồng lãnh thổ do cộng đồng lãnh thổ giải quyết. Như vậy, vấn đề phân cấp gắn với vấn đề dân chủ, dân chủ là cốt lõi của nhà nước pháp quyền, không có dân chủ thì không có nhà nước pháp quyền, không mở rộng quyền chủ động sáng tạo của chính quyền địa phương thì không có nhà nước pháp quyền. Bởi vì chỉ có thể thông qua những thiết chế dân chủ, phát huy tính dân chủ, sáng tạo của cộng đồng lãnh thổ mới có thể tạo lập được môi trường thuận lợi để nhân dân các cộng đồng lãnh thổ kiểm soát được hoạt động của nhà nước. Sở Xây dựng đã ban hành Quy Định Về việc phân cấp quản lý trong các lĩnh vực: Quy hoạch xây dựng, Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, Quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Hải Dương (Ban hành kèm theo quyết định số: 4219/2007/QĐ-UBND ngày 29 tháng 11 năm 2007 của UBND tỉnh Hải Dương)

Sở Xây dựng đã dần chuyển các thủ tục, các vấn đề quản lý cho các địa phương như việc cấp giấy phép xây dựng tạm,…

Hiện nay, Sở Xây dựng đã áp dụng tiêu chuẩn ISO để đánh gía, kiểm soát thường xuyên hoạt động của các cơ quan hành chính trong việc giải quyết các công việc của cá nhân, tổ chức. Trong số các tiêu chí đánh giá về cơ quan hành chính có các tiêu chí đáng lưu ý gắn với nhà nước pháp quyền: tính hợp pháp của nội dung các quyết định; tính đúng đắn về thời hạn theo quy định của pháp luật của các quyết định; tính đúng đắn về thủ tục giải quyết các công việc. Thực tiễn việc áp dụng các tiêu chuẩn ISO vào hoạt động hành chính đã mang lại những kết quả đáng kể: việc giải quyết các công việc của dân đơn giản, nhanh gọn, đúng pháp luật, đúng thời hạn, đúng thủ tục. Tháng 11/2008, Sở Xây dựng đã được Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng – Bộ Khoa học và công nghệ cấp giấy Chứng nhận hệ thống quản lý chất lường của Sở đạt TCVN ISO 9001 : 2000.

2. Quản lý công tác xây dựng kế hoạch, quy hoạch xây dựng tại Sở xây dựng. dựng.

Đối với công tác xây dựng kế hoạch tại Sở Xây dựng Hải Dương: Tính từ năm 2006 việc lập kế hoạch trong lĩnh vực xây dựng được giao trực tiếp cho các huyện dưới sự chỉ đạo và giám sát của Sở. Các huyện căn cứ vào tình hình thực tiễn

của huyện để đưa ra Kế hoạch phát triển trong lĩnh vực xây dựng. Việc phân cấp này sẽ phát huy sự sáng tạo của các đơn vị cấp dưới. Như vậy, Sở Xây dựng đã giảm quyền lực của mình và tăng quyền hạn cho đơn vị cấp dưới.

Nội dung phân cấp quy hoạch xây dựng cho các đơn vị cấp huyện là: * Phân cấp cho UBND cấp huyện:

UBND các huyện, thành phố (gọi tắt là UBND cấp huyện) lập kế hoạch cho việc lập các đồ án quy hoạch xây dựng (gọi tắt là QHXD) trên địa bàn mình quản lý dựa trên căn cứ kế hoạch và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của ngành, địa phương. Thời gian hoàn thành chậm nhất là trong tháng 6 năm trước của năm kế hoạch.

Căn cứ vào kế hoạch đã xây dựng, UBND tổ chức lập các đô thị loại 3,4,5, các thị trấn, các cụm công nghiệp, quy hoạch liên xã. Trừ Thành phố Hải Dương tổ chức lập QHXD đô thị loại 2.

Uỷ ban nhân dân cấp huyện tổ chức thẩm định, phê duyệt các nhiệm vụ quy hoạch và các đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chủ tịch UBND cấp huyện gồm: Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 các khu chức năng thuộc đô thị loại 4 và loại 5; quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 các khu chức năng của các đô thị từ loại 2 đến loại 5; quy hoạch chi tiết xây dựng các dự án đầu tư xây dựng công trình tập trung và QHXD điểm dân cư nông thôn; quy hoạch chi tiết xây dựng các khu dân cư, tái định cư. Trường hợp các đồ án quy hoạch nêu trên nằm giáp các tuyến giao thông Quốc lộ, Tỉnh lộ thì phải có ý kiến thoả thuận của Sở Xây dựng trước khi phê duyệt.

UBND cấp huyện tổ chức công bố các QHXD trên địa bàn, xây dựng phương án, tổ chức cắm mốc giới xây dựng của các đồ án QHXD dựng vùng, QHXD đô thị trên địa bàn cấp huyện, tổ chức việc tiếp nhận, xử lý và cung cấp các thông tin khi có yêu cầu. tổ chức việc tiếp nhận, xử lý và cung cấp các thông tin khi có yêu cầu. Và chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện QHXD trên địa bàn thuộc thẩm quyền phê duyệt và quản lý.

UBND cấp huyện phê duyệt dự toán chi phí cho công tác lập các đồ án QHXD thuộc thẩm quyền phê duyệt do phòng chức năng của huyện thẩm định.

* Phân cấp cho UBND cấp xã:

UBND các xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là UBND cấp xã): lập nhiệm vụ QHXD, tổ chức lập QHXD các điểm dân cư nông thôn, trung tâm xã thuộc địa

giới hành chính do mình quản lý, tổ chức công bố QHXD điểm dân cư nông thôn, trung tâm xã, xây dựng phương án, tổ chức cắm mốc giới xây dựng đối với QHXD trung tâm xã, điểm dân cư nông thôn của xã.

UBND cấp xã chịu trách nhiệm quản lý, kiểm tra, giám sát việc thực hiện QHXD tổng thể xã, trung tâm xã, quy hoạch các làng nghề, điểm dân cư nông thôn và quản lý, giám sát việc thực hiện QHXD trên địa bàn xã thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND cấp huyện, tỉnh

Đối cới công tác quy hoạch đầu tư xây dựng:

Trước hết, phải có phân loại cụ thể qui hoạch (QH), vì thực tế hiện nay tồn tại ít nhất ba loại hình QH (dù qui định không phân chia):

+QH để quản lý (thông thường là QH chung).

+ QH để đầu tư, triển khai (QH chi tiết, những dự án QH khác).

+ QH nhằm thu hút kêu gọi đầu tư (các cụm phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, khu công nghiệp ở nhiều địa phương).

Chúng ta biết rằng quy hoạch xây dựng phải đi trước một bước làm cơ sở cho việc đầu tư xây dựng. Điều đó cho thấy tầm quan trọng, chức năng dự báo của quy hoạch xây dựng.

Để đảm bảo cho công tác lập quy hoạch phù hợp và đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước trong tình hình mới, quy trình lập quy hoạch xây dựng nói chung đã được đổi mới và thể hiện trong các văn bản pháp luật và quy phạm pháp luật. Đó là :

* Luật Xây dựng được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2003 và có hiệu lực từ ngày 1/7/2004.

* Nghị định 08 ngày 24/1/2005 của Chính phủ về Quy hoạch xây dựng.

* Thông tư 15 ngày 19/8/2005 của Bộ xây dựng về Hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng.

Đây thực sự là các công cụ pháp lý cho việc thực hiện thống nhất công tác lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch xây dựng trên địa bàn toàn quốc. Qua triển khai thực hiện công tác quy hoạch xây dựng theo quy hoạch được quy định trong Nghị định 08 và Thông tư 15 cho thấy quy trình lập quy hoạch xây dựng mới bước đầu đã đi vào cuộc sống và trở thành công cụ hữu hiệu cho các địa phương trên địa bàn cả nước trong việc thực hiện công tác lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch xây dựng.

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng tại Sở xây dựng Hải Dương. Thực trạng và giải pháp.DOC (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w