Nhận xét chung: a, Hạnh kiểm:

Một phần của tài liệu GIÁO AN LỚP 5 TUẦN 17 NĂM 2010-2011 (Trang 27 - 32)

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

1. Nhận xét chung: a, Hạnh kiểm:

a, Hạnh kiểm:

- Các em ngoan ngoãn, lễ phép; biết đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ (Mai Anh, Quỳnh, Hoàng Trang, Dung, Dũng, Nam...)

- Nghiêm chỉnh thực hiện tốt các chỉ thị nghị định. - Duy trì tốt nền nếp đi học đúng giờ.

- Ra thể dục nhanh, tập đúng, đều các động tác. - Chăm sóc bồn hoa, cây cảnh tốt.

b, Học tập:

- Học bài và làm bài tập đầy đủ. ( Anh Dũng, Quỳnh, Nam, Phương Anh,...)

- Trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài. ( Việt, Đào, Anh Dũng, Dung, Nam ...)

- Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số em nhận thức chậm ( Mạnh Dũng, Hiếu, Tiến Anh, Huyền Trang...).

c, Các công việc khác:

- Thực hiện tốt Luật ATGT, phòng chống dịch cúm A/H1N1 - Duy trì tốt vệ sinh chuyên.

- Thi trò chơi dân gian: Đạt giải nhì. - Cùng khối hoàn thành báo ảnh. 2. Phương hướng:

- Phát huy ưu điểm đã đạt được, học tập và rèn luyện tốt. - Tham gia nhiệt tình các phong trào thi đua.

- Khắc phục những nhược điểm còn tồn tại. - Tập nghi thức, chuẩn bị thi nghi thức.

Lịch sử:

CHIẾN THẮNG LỊCH SỬ ĐIỆN BIÊN PHỦI. Mục tiêu I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Học sinh biết:

- Tầm quan trọng của chiến dịch Điện Biên Phủ - Sơ lược diễn biến của chiến dịch Điện Biên Phủ - Ý nghĩa của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. 2. Kỹ năng:

- Thuật sơ lược diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ trên lược đồ 3. Thái độ: Tự hào truyền thống đấu tranh giành độc lập của dân tộc ta

II. Chuẩn bị:

- Học sinh:

- Giáo viên: Bản đồ Hành chính Việt Nam, lược đồ diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ

III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ:

- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng đề ra nhiệm vụ gì cho cách mạng nước ta?

- Tình hình hậu phương trong những năm 1951 – 1952 có tác động gì đến cuộc kháng chiến?

3. Bài mới

a. Giới thiệu bài b. Nội dung

* Hoạt động 1: Làm việc cả lớp

- Nêu tình thế của quân Pháp và tình hình quân ta sau chiến thắng Biên giới 1950.

- Hỏi học sinh: Biết gì về sự kiện này - Nêu nhiệm vụ bài học:

+) Diễn biến sơ lược của chiến dịch Điện Biên Phủ +) Ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ

* Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm

- Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm:

+) Nhóm 1: Chỉ ra những chứng cứ để khẳng định rằng “tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ” là “pháo đài” kiên cố nhất của Pháp tại Đông Dương trong những năm 1953 – 1954

+) Nhóm 2: Tóm tắt những mốc thời gian quan trọng trong chiến dịch Điện Biên Phủ.

+) Nhóm 3: Nêu những sự kiện, nhân vật tiêu biểu trong chiến dịch Điện Biên Phủ.

+) Nhóm 4: Nêu nguyên nhân thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ.

* Hoạt động 3: Làm việc cả lớp

- Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp.

- Nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng

- Yêu cầu học sinh xác định cứ điểm Điện Biên Phủ trên bản đồ.

- Yêu cầu học sinh thuật lại diễn biến của chiến dịch Điện Biên Phủ trên lược đồ.

- Yêu cầu học sinh nêu ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ.

- 2 học sinh

- Lắng nghe - Nêu hiểu biết - Lắng nghe

- Thảo luận nhóm theo các nội dung yêu cầu

- Đại diện nhóm trình bày kết quả, lớp nhận xét, bổ sung - Lắng nghe

- Chỉ bản đồ

- Thuật lại trên lược đồ - Nêu ý nghĩa

- Cung cấp thêm cho học sinh thông tin về chiến dịch Điện Biên Phủ.

- Gọi học sinh đọc mục: Bài học

4. Củng cố: Giáo viên củng cố, nhận xét giờ học 5. Dặn dò: Dặn học sinh học bài - Lắng nghe, ghi nhớ - Đọc: Bài học - Lắng nghe - Về học bài Khoa học: ÔN TẬP HỌC KÌ I I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Củng cố và hệ thống kiến thức về: +) Đặc điểm giới tính

+) Một số biện pháp phòng bệnh liên quan đến việc giữ vệ sinh cá nhân. +) Tính chất và công dụng của một số vật liệu đã học.

2. Kỹ năng: Thực hành làm được các Bt (SGK – Tr68) 3. Thái độ: Tích cực học tập

II. Chuẩn bị:

- Học sinh: Bảng con - Giáo viên:

III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ:

- Kể tên một số loại tơ sợi

- Nêu đặc điểm nổi bật của sản phẩm làm ra từ một số loại tơ sợi

3. Bài mới

a. Giới thiệu bài b. Nội dung

* Hoạt động 1: Làm việc cá nhân

- Yêu cầu học sinh bằng KT đã học trả lời 2 câu hỏi ở SGK – Tr68

- Nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng: * Đáp án:

+) Trong các bệnh: sốt xuất huyết, sốt rét, viêm gan A, AIDS thì bệnh AIDS lây qua đường sinh sản và đường máu.

+) Thực hiện theo các hình

H1: Nằm màn: phòng tránh bệnh sốt xuất huyết, sốt rét, viêm não

H2: Rửa sạch tay (trước khi ăn và sau khi đi đại tiện): phòng tránh bệnh viêm gan A, giun

H3: Uống nước đã đun sôi để nguội: Phòng bệnh: viêm gan A, giun, các bệnh đường tiêu hoá khác H4: Ăn chín: phòng bệnh: viêm gan A; giun sán, ngộ độc thức ăn; các bệnh đường tiêu hóa khác.

- 2 học sinh

- Trả lời 2 câu hỏi ở SGK - Lắng nghe, ghi nhớ

* Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm

- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 6 để làm các BT ở SGK – Tr69

- Yêu cầu đại diện nhóm trình bày BT1

- Nhận xét, chốt lại câu trả lời của học sinh - Đối với BT2, tổ chức cho các nhóm thi làm nhanh vào bảng con.

- Nhận xét, chốt lại đáp án * Đáp án:

2.1 – c; 2.2 – a; 2.3 – c; 2.4 – a

* Hoạt động 3: Trò chơi “Đoán chữ”

- Đọc câu hỏi, các nhóm giơ thẻ giành quyền trả lời, nếu trả lời nhanh nhất và đúng là thắng cuộc; nếu không sẽ chuyển quyền trả lời cho nhóm khác.

- Tổ chức cho học sinh chơi - Nhận xét, chốt lại đáp án đúng * Đáp án: 1. Sự thụ tinh 2. Bào thai 3. Dậy thì 4. Vị thành niên 5. Trưởng thành 6. Già 7. Sốt rét 8. Sốt xuất huyết 9. Viêm não 10. Viêm gan A

4. Củng cố: Giáo viên củng cố, nhận xét giờ học 5. Dặn dò: Dặn học sinh ôn lại kiến thức của bài.

- Thảo luận, làm bài

- Đại diện nhóm trình bày BT1; lớp nhận xét, bổ sung

- Lắng nghe

- Làm bài vào bảng con - Lắng nghe, ghi nhớ - Lắng nghe - Chơi theo nhóm - Lắng nghe, ghi nhớ - Lắng nghe - Về ôn bài Khoa học:

KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI KÌ I

Địa lý:

ÔN TẬP HỌC KÌ II. Mục tiêu I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Hệ thống hoá kiến thức đã học về phần địa lý Việt Nam ở mức độ đơn giản.

2. Kỹ năng: Xác định trên bản đồ vị trí một số dãy núi, đồng bằng, sông lớn, các thành phố lớn, trung tâm công nghiệp, cảng biển của nước ta.

3. Thái độ: Tích cực học tập.

II. Chuẩn bị:

- Học sinh:

- Giáo viên: Bản đồ địa lí Tự nhiên Việt Nam, bản đồ kinh tế

III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Ổn định lớp

3. Bài mới

a. Giới thiệu bài b. Nội dung

* Hoạt động 1: Làm việc cả lớp

- Yêu cầu học sinh xác định trên bản đồ tự nhiên giới hạn phần đất liền của Viêt Nam, xác định vị trí của Trung Quốc, Lào, Cam – pu – chia, Biển

Đông, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, vị trí một số dãy núi lớn, đồng bằng, sông lớn, các thành phố lớn của nước ta.

- Yêu cầu học sinh xác định trên bản đồ Kinh tế các trung tâm công nghiệp, cảng biển, trung tâm văn hoá, du lịch.

* Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm

- Chia nhóm, yêu cầu học sinh các nhóm thảo luận; nêu những nét chính, cơ bản về các yếu tố tự nhiên và các ngành công nghiệp cơ bản ở nước ta.

- Gọi đại diện nhóm phát triển

- Nhận xét, hoàn thiện câu trả lời của học sinh

4. Củng cố: Giáo viên củng cố, nhận xét giờ học 5. Dặn dò: Dặn học sinh ôn lại những kiến thức đã

học.

- Chỉ bản đồ các vị trí đã nêu

- Chỉ bản đồ

- Thảo luận nhóm theo yêu cầu

- Đại diện nhóm phát biểu; lớp nhận xét, bổ sung

- Lắng nghe

Một phần của tài liệu GIÁO AN LỚP 5 TUẦN 17 NĂM 2010-2011 (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w