Ngân hàng Nhà Nước đã có những bước đi mang tính bước ngoặt trong việc điều hành lãi suất:
Giai đoạn từ 6/2002 _ 2003
Do những hạn chế của cơ chế điều hành lãi suất cơ bản nói trên, cho nên từ tháng 6/2002 cơ chế lãi suất cơ bản cho vay bằng đồng Việt Nam tiếp tục được thay đổi một bước quan trọng. Với việc bỏ biên độ khống chế lãi suất cho vay, cho phép các TCTD được thoả thuận lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam trên cơ sở cung cầu về vốn trên thị trường và mức độ tín nhiệm đối với khách hàng tôt nhất.
Đồng thời NHNN áp dụng các biện pháp để kiểm soát biến động của lãi suất trên thị trường.
Lãi suất tiền gửi và cho vay USD vào thỏng 6/2002, lói suất được tự do hóa hoàn toàn với việc các ngân hàng được phép xác định lói suất cho vay trờn cơ sở tự thẩm định và thương lượng với khách hàng.
Sang những tháng đầu năm 2003 NHNN tiếp tục điều chỉnh cơ chế điều hành lãi suất mà theo đó, lãi suất tái cấp vốn đóng vai trò lãi suất trần, lãi suất tái chiết khấu là lãi suất sàn trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng còn lãi suất thị trường mở đóng vai trò là công cụ điều hành thường xuyên của NHNN. NgoàI hình thức tái cấp vốn thong thường, NHNN áp dụng lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và thanh toán bù trừ. NHNN còn áp dụng lãi suất tiền gửi của các NHTM tại các TCTD tại NHNN làm phương tiện thường xuyên để điều tiết lãi suất liên ngân hàng.
Đầu tháng 7/2003, lãi suất huy động vốn nội tệ VNĐ kì hạn 1 năm của các NHTM phổ biến ở mức 8 - 8,4%/năm, so với mức lạm phát chỉ có 3 – 3,55, làm cho lãi suất thực của lợi tức tiền gửi ngân hàng lên đến 4 – 4,5%/năm. Đây là mức lãi suất cao nhất trong vòng 10 qua và cao hơn so với mức kỳ vọng trong điều hành vĩ mô là 2 – 3%/năm. Lãi suất huy động tăng cao trong khi đó lãi suất xho vay tăng châm làm cho chênh lệch giữa bính quân lãi suất cho vay và bình quân lãi suất đầu vào chỉ có 0,1 – 0,15%/tháng.
BẢNG 8: LÃI SUẤT TIỀN GỬI VÀ LÃI SUẤT CHO VAY
Nguồn: Ngân hàng Nhà Nước Đơn vị: %/tháng
1/6/02 31/12/03 31/3/03 30/6/03 30/9/03 31/12/03