Phân tích mối quan hệ của ngành với nền kinh tế Một cách phân tích chặt chẽ và hiệu quả nhất là so sánh doanh số của ngành với mọt hoặc tổng hợp các

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH NGÀNH CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN (Trang 27 - 30)

chặt chẽ và hiệu quả nhất là so sánh doanh số của ngành với mọt hoặc tổng hợp các chỉ số kinh tế có liên quan đến sản phẩm và dịch vụ của ngành.

 Bước 2: Dự tính số nhân thu nhập ngành

Sử dụng hay kỹ thuật để dự tình số nhân ngành: phân tích vĩ mô và vi mô

Phân tích ngành là một trong những biện pháp giúp nhà đầu tư hạn chế được rủi ro, và có thể đây là một phần kế hoạch nhằm xác định giá trị của từng công ty riêng lẻ và để lựa chọn một danh mục đầu tư an toàn và có khả năng sinh lời cao nhất.

Trong suốt thời kỳ nhất định, lợi nhuận của mỗi ngành có mức độ phân tán và rủi ro khác nhau, nên phân tích ngành giúp ích rất nhiều trong quá trình đầu tư.

Tỷ lệ lợi nhuận cho mỗi ngành là biến đổi theo thời gian, vì thế, không chỉ sử dụng thông tin trong quá khứ để có được phân tích chính xác. Việc phân tích ngành giúp tăng cường tính chuẩn xác của kết quả đã phân tích.

Tỷ lệ lợi nhuận hàng năm của các công ty riêng lẻ không ngừng biến đổi, và việc phân tích ngành giúp ta xác định trước được xuhướng biến động của mỗi công ty trong một thời gian ngắn trong tương lai.

Thước đo rủi ro cho các ngành kinh doanh khác nhau vẫn tương đối ổn định theo thời gian, do vậy, việc phân tích ngành thực sự hữu ích khi ước tính rủi ro trong tương lai.

Như vậy, phân tích ngành là một công việc cần thiết để có thể bảo đảm được hai nguyên tắc trong đầu tư: tìm được ngành kinh doanh tốt hơn và tránh được những thua lỗ trong kinh doanh.

1.2.5 Những yêu cầu với công ty chứng khoán khi tiến hành nghiệp vụ phân tích ngành phân tích ngành

Hoạt động phân tích ngành là hoạt động cung cấp các thông tin và các kết luận phân tích cho các đối tượng cần thiết để ra quyết đinh. Sản phẩm của nó có quan hệ chặt chẽ tới tính chất đúng đắn của các quyết định được đưa ra. Do đó có một số yêu cầu khi tiến hành nghiệp vụ phân tích ngành.

Thông tin sử dụng để phân tích phải cập nhật, chính xác: Thị trường chứng khoán là một thị trường hết sức nhạy cảm. Các xu hướng diễn biến thị trường có thể thay đổi chỉ sau một đêm. Việc phân tích sẽ không có nhiều ý nghĩa

khi các số liệu cập nhật nhất chưa được sử dụng. Ngược lại nếu các thông tin sử dụng để phân tích lại là thông tin chưa được kiểm định về tính chính xác thì bài phân tích rất có thể cho ra một kết quả không bám sát thực tế. Do đó khi lựa chọn và sử dụng thông tin để phân tích, các nhân viên phân tích phải thu thập và lựa chọn những thông tin cập nhật và chính xác tương đối. Nếu không họ phải là người rất hiểu tác động mà những thông tin mà họ đưa vào phân tích sẽ tác động như thế nào đến quyết định của nhà đầu tư.

Các kết luận cụ thể, ngắn gọn, xúc tích, kịp thời: Cũng bởi lý do các kết luận của phân tích ngành được sử dụng để ra quyết định nên những kết luận chịu những đòi hỏi về thời gian cũng như nội dung chứa đựng. Các bài phân tích phải kịp thời, rõ ràng và cụ thể.

1.3. HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH NGÀNH CỦA MỘT SỐ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN KHOÁN

Trên thế giới TTCK đã xuất hiện khá lâu đời cách đây hàng trăm năm. Như TTCK Mỹ xuất hiện từ những năm 1792 và đến năm 1800 đánh dấu sự ra đời Sở giao dịch chứng khoán đầu tiên, hay điển hình như TTCK Hàn Quốc đã có từ những năm 1950 … Sự ra đời của các TTCK đã thúc đẩy sự thành lập các CTCK nhanh chóng và phát triển. Những công ty này lúc đầu chỉ là thực hiện các dịch vụ chính là đặt lệnh cho khách hàng mua, bán và thanh toán tiền, những thị trường ngày càng phát triển các côngg ty bắt đầu với những dịch vụ giá trị gia tăng khác như: tư vấn đầu tư, quản lý danh mục đầu tư, cầm cố, bão lãnh …Việc mở rộng hoạt động khiến các công ty chứng khoán phải chuyên môn hóa việc nghiên cứu và phân tích của mình..trong đó có phân tích ngành, đây là một nghiệp vụ mà hầu như các công ty trên thế giới đều đang triển khai, một số công ty nổi tiếng như ): Merrill Lynch, Dean Witter Reynolds, Shearson/Hutton, Prudential Bache, Smith Barney…, trong nghiệp vụ này lại có thêm những sản phẩm mới như bán thông tin phân tích cho các tổ chức; phân tích ngành theo yêu cầu. Tuy nhiên ở Việt Nam,

nghiệp vụ phân tích ngành ở các công ty chứng khoán lại chưa được chú trọng phát triển. Hầu hết nghiệp vụ này chỉ xuất hiện ở các công ty chứng khoán lớn. Tuy nhiên cách thức mà các công ty này thực hiện để phân tích ngành vẫn chưa thực sự đem lại nhiều thông tin hữu ích để có thể sử dụng cho việc đưa ra kết luận phân tích.

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH NGÀNH CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(30 trang)
w