Phân tích mô hình ngành Quy trình phân tích

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH NGÀNH CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN (Trang 25 - 27)

Quy trình phân tích

Bước1: Xác định hệ số rủi ro bêta của ngành, từ đó tính toán lợi suất yêu cầu theo công thức CAPM : E(R) = Rf + beta*(Rm – Rf)

Trong đó:

E(R) : lợi tức yêu cầu của ngành Rf: Lợi tức phi rủi ro

Rm: Lợi tức trung bình của thị trường

Bước 2: Phân tích chỉ số P/E của toàn ngành

Ta có thể phân tích từ hai góc độ: Xem xét mối quan hệ của P/E ngành với P/E tổng thể thị trường hay Xem xét các nhân tố cơ bản của ngành gây tác động trực tiếp tới P/E ngành như hệ số trả cổ tức, lợi suất yêu cầu r và tỷ lệ tăng trưởng cổ tức

Bước 3: ước tính thu nhập trên cố phiếu (EPS)

Việc ước tính này dựa trên phương pháp chủ yếu như phân tích chu kỳ kinh doanh, phân tích đầu vào – ra, phân tích mối quan hệ giữa ngành và trong nền kinh tế tổng thế.

Bước 4: Tính giá trị của chỉ số ngành bằng cách nhân hệ số P/E cuối kỳ tính toán được với ước tính thu nhập đầu cổ phiếu:

r =(giá trị chỉ số cuối kỳ- giá trị đầu kỳ+ cổ tức nhận trong kỳ)/giá trị đầu kỳ

Bước 5: so sánh lợi suất đạt được r với lợi suất yêu cầu E(R). Thông thường, nếu r>E(R) thì nên đầu tư vào ngành này.

Việc thực hiện đầy đủ quy trình trên sẽ rất thuận lợi nếu có sẵn số liệu thống kê. Tuy nhiên, trong thực tế, việc có được đầy đủ các chỉ số một cách chính xác là điều không tưởng. Tuy vậy, chúng ta có thể bắt đầu phân tích mô hình DDM với 2 giai đoạn tăng trưởng cho ngành, sau đó, sẽ phân tích mô hình dòng tiền tự do hoạt động FCFE, rồi các chỉ số P/E, P/BV, P/CF, P/S.

Sử dụng mô hình DDM để xác định giá trị ngành

D1 Pi = ---

k-g Trong đó: Pi: giá trị ngành i tại thời điểm t

D1: mức cổ tức dự tính của ngành i ở thời kỳ 1 Và hai yếu tố quan trọng nhất ở đây là k và g

Tỷ lệ lợi tức yêu cầu như ta biết là bị ảnh hưởng bở tỷ lệ RFR và tỷ lệ lạm phát dự tính. Tuy vậy, sự khác biệt giữa các ngành trong phân tích là mức bù đắp rủi ro. Trong đó, các nhân tố tác động đến mức bù đắp rủi ro bao gồm: rủi ro kinh doanh (BR), rủi ro tài chính (FR), rủi ro thanh khoản (LR), rủi ro tỷ giá (ER) và rủi ro chính trị (CR).

Mặt khác, ta có thể xác định mức bù rủi ro thông qua mô hình CAPM, bởi mức bù rủi ro là một nhân tố trong rủi ro hệ thống bêta của tài sản.

Sử dụng mô hình FCFE để xác định giá trị ngành

Chúng ta có hai mô hình FCFE là :

 Mô hình FCFE tăng trưởng ổn định

 Mô hình tăng trưởng hai giai đoạn

Trước tiên chúng ta sẽ nghiên cứu một cách kỹ lưỡng mô hình sử dụng nhân tố P/E, sau đó sử dụng các chỉ số P/BV, P/CF, P/S.

Kỹ thuật số nhân thu nhập

Có 2 bước để ước tính EPS và P/E

 Bước 1: Ước tính EPS của ngành

Đầu tiên, phải ước tính được doanh số bán hàng trên một cổ phiếu của ngành. Việc phân tích các chỉ số của ngành buộc các nhà kinh tế phải nắm rõ chu kỳ sống của ngành, xác định được ngành đang ở giai đoạn nào, và những cấu trúc nào ảnh hưởng đến sự biến động của ngành thông qua:

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH NGÀNH CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(30 trang)
w