Xuất một số giải pháp phòng ngừa, giảm thiể uô nhiễm và bảo vệ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của sự phát triển đô thị đến môi trường nước mặt các xã, phường phía Đông Bắc và Tây Bắc thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2008 – 2013. (Trang 55)

2008 – 2013

4.6. xuất một số giải pháp phòng ngừa, giảm thiể uô nhiễm và bảo vệ

4.6.1. Giải pháp trước mắt

4.6.1.1. Tăng cường trách nhiệm của các cơ quan quản lý môi trường

Để có thể phòng ngừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường, biện pháp trước tiên cần thực hiện là phải nâng cao trách nhiệm, năng lực của các cơ quan quản lý môi trường. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, phẩm chất mọi mặt của đội ngũ bộ máy quản lý môi trường.

4.6.1.2. Xây dựng phương án thu gom xử lý rác thải

- Triển khai rộng rãi công tác phân loại rác thải ngay tại nguồn phát sinh sẽ góp phần giảm bớt gánh nặng cho thu gom và xử lý chất thải đô thị.

- Tăng cường khung thể chế, kể cả phát triển hệ thống thu phí chất thải để cân bằng chi phí cho quản lý chất thải rắn.

- Mở rộng chương trình nâng cao nhận thức về quản lý chất thải rắn cho cộng đồng, đặc biệt là đối với các công ty là chủ nguồn thải.

hợp vệ sinh.

4.6.1.3. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát xả thải các khu công nghiệp

Một trong những nguyên nhân quan trọng gây ô nhiễm môi trường là rác thải và nước thải từ các khu công nghiệp. Cùng với việc yêu cầu các khu công nghiệp phải có hệ thống xử lý nước thải và đăng ký nguồn xả thải nguy hiểm với cơ quan chức năng. Thành phố Thái Nguyên phải tăng cường vai trò giám sát để đảm bảo lượng nước thải ra đạt tiêu chuẩn môi trường cũng như rác thải công nghiệp được xử lý đúng quy định.

4.6.1.4. Tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường

Nhiệm vụ bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của toàn xã hội. Tổ chức tuyền, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho cộng đồng dân cư là biện pháp cần thiết và có những tác dụng tích cực đã được chứng minh trong thực tế.

Với đặc điểm dân cư nông thôn chiếm tỉ lệ lớn, công tác tuyên truyền sẽ có tác dụng hiệu quả hơn bởi môi trường tự nhiên gắn liền với cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của họ. Cùng với việc nâng cao ý thức, chính những người dân là những “cảnh sát” môi trường, báo cáo với các cơ quan chức năng ngay khi phát hiện những hành vi gây ô nhiễm môi trường.

4.6.2. Giải pháp lâu dài

4.6.2.1. phát triển đô thị gắn với bảo vệ môi trường

- Xây dựng chiến lược đô thị hóa bền vững với nguyên tắc “xanh”, vì chỉ có cách tiếp cận “xanh” mới bảo đảm được chất môi trường.

- Chính sách dân số, tăng trưởng dân số, quy hoạch hệ thống dân cư hợp lý. - Quy hoạch đồng bộ hệ thống thu gom và xử lý nước thải. Các trạm thu gom xử lý nước thải và rác thải được ưu tiên xây dựng trong giai đoạn đầu.

- Hệ thống sông, hồ, mương được bảo tồn, hình thành nờn cỏc vành đai cây xanh với diện tích lớn.

- Xây dựng các hành lang cây xanh cách ly giữa các khu công nghiệp và khu dân cư.

- Xây dựng Chương trình giám sát chất lượng (monitoring) môi trường: Chương trình này sẽ có nhiệm vụ thiết lập một hệ thống trạm monitoring môi trường của toàn Thành phố

thải công nghiệp

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường nước trên địa bàn thành phố Thái Nguyên là do chưa có hệ thống xử lý nước thải, chất thải đảm bảo đúng yêu cầu. Nước thải, chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp được xả trực tiếp vào môi trường.

Vì vậy, trong thời gian tới để phòng ngừa và hạn chế ô nhiễm, Ủy ban nhân dân thành phố Thái Nguyên cần sớm có phương án đầu tư, xây dựng nâng cấp hệ thống thu gom và xử lý chất thải, nước thải.

4.6.2.3. Ứng dụng khoa học kỹ thuật, lựa chọn đầu tư công nghệ hợp lý

Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại đó có những tác dụng tích cực hạn chế ô nhiễm môi trường. Sử dụng các công nghệ sạch thân thiện với môi trường.

4.6.2.4. Quy hoạch hợp lý khu công nghiệp, các nhà máy, cơ sở sản xuất.

Các cụm công nghiệp, các nhà máy hay các cơ sở sản xuất cần được xây dựng theo đúng quy hoạch với những hành lang xanh, vành đai xanh, bố trí khoảng cách hợp lý giữa các khu công nghiệp và cụm dân cư.

4.6.2.5. Xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường

Bảo vệ môi trường là trách nhiệm chung của cả cộng đống. Các cơ quan chức năng cần phát huy quy chế dân chủ cơ sở, chính quyền tổ chức, người dân đóng góp xây dựng và cải tạo hệ thống thoát nước thải, hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt.. góp phần tích cực nâng cao chất lượng môi trường sống, giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm môi trường ngay tại các khu dân cư.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

- Về hàm lượng pH:

Hàm lượng pH của ku vực nghiên cứu chủ yếu là từ khoảng 6,6 – 8,43. Như vậy môi trường nước mặt tại khu vực nghiên cứu chỉ mang tính kiềm nhẹ và trung tính. Trong đó xã Quyết Thắng có pH = 8,43 là cao nhất nhưng vẫn đạt QCVN 08:2008/BTNMT.

- Về hàm lượng COD:

Hàm lượng COD trung bình của các địa điểm thuộc khu vực nghiên cứu đều vượt QCVN 08:2008/BTNMT. Trong đó nổi bật nhất là xã Quyết Thắng và phường Tân Thịnh là có hàm lượng COD dao động từ 83,25 - 100 mg/l là hai địa điểm cao nhất vượt từ 1,6 đến 2 lần so với QCVN 08:2008/BTNMT.

- Về hàm lượng BOD5:

Hàm lượng BOD5 trung bình của các địa điểm đều vượt QCVN 08:2008/BTNMT. Trong đó nổi bật nhất là xã Quyết Thắng và phường Tân Thịnh là có hàm lượng BOD5 dao động từ 44 – 57,5 mg/l (2013) là hai địa điểm cao nhất vượt từ 1,76 đến 2,3 lần so với QCVN 08:2008/BTNMT mức B2.

Xã Đồng Bẩm cũng là điểm khá ô nhiễm về BOD5. Cụ thể là 17,7 mg/l (2013) và 19,1 mg/l (2012) vượt QCVN 08:2008/BTNMT mức B1.

- Về hàm lượng TSS:

Hàm lượng TSS trung bình của các địa điểm đều vượt QCVN 08:2008/BTNMT. Đặc biệt là Xã Cao Ngạn hàm lượng TSS lên đến 100 mg/l (2013) là địa điểm có hàm lượng TSS cao nhất bằng QCVN 40:2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp mức B

- Về hàm lượng Pb:

Xã Cao Ngạn là có hàm lượng Pb vượt 2,5 lần so với QCVN 40:2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp mức A. Hàm lượng chì trung bình của khu vực nghiên cứu không cao. Các địa điểm như xã Đồng Bẩm, xã Quyết Thắng, phường Tân Thịnh, phường Quan Triều, cầu Gia Bẩy, đập Thác Huống đều có hàm lượng chì trong nước mặt đạt QCVN 08:2008/BTNMT.

Hàm lượng Fe của tất cả các địa điểm ở khu cực nghiên cứu đều đạt QCVN 08:2008/BTNMT. Riêng đối với xã Cao Ngạn đạt QCVN 40:2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.

- Về phiếu điều tra:

Có đến 78% các hộ gia đình cho rằng sự phát triển đô thị ảnh hưởng đến môi trường. 76% số các hộ gia đình được phỏng vấn ủng hộ phát triển đô thị.

5.2. Kiến nghị

Qua quá trình nghiên cứu sự ảnh hưởng của sự phát triển đô thị đến môi trường nước mặt các xã, phường phía Đông Bắc thành phố Thái Nguyên tôi có một số kiến nghị sau đây:

Các cơ quan chức năng cần thắt chặt quản lý về các nguồn xả thải nước thải sinh hoạt cũng như nước thải công nghiệp.

Thường xuyên có biện pháp quan trắc đánh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt khu vực thành phốđể kịp thời xử lý những sự cố và hướng dẫn cho bà con sử dụng nguồn nước hợp lý hơn.

Xây dựng trạm xử lý nước thải tập chung cho toàn thành phố. Hoàn thiện hệ thống kênh mương kiên cố hóa và đồng bộ.

Tiến hành xử lý triệt để nước thải từ các nguồn phát sinh trên địa bàn.

Đối với các nhà máy cần phải áp dụng các biện pháp xử lý nước thải trước khi xả thải vào môi trường.

Tuyên truyền nâng cao nhận thức về môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng cho người dân.

I. Tiếng việt

1. Vũ Thị Bình (2008), Quy hoạch đô thị và khu dân cư nông thôn, NXB Nông

Nghiệp, Hà Nội.

2. Chi cục BVMT Thái Nguyên – trung tâm quan trắc, (2008), Báo cáo kết quả quan trắc môi trường tỉnh Thái Nguyên năm 2008.

3. Chi cục BVMT Thái Nguyên – trung tâm quan trắc, (2009), Báo cáo kết quả quan trắc môi trường tỉnh Thái Nguyên năm 2009.

4. Chi cục BVMT Thái Nguyên – trung tâm quan trắc, (2010), Báo cáo kết quả quan trắc môi trường tỉnh Thái Nguyên năm 2010.

5. Chi cục BVMT Thái Nguyên – trung tâm quan trắc, (2011), Báo cáo kết quả quan trắc môi trường tỉnh Thái Nguyên năm 2011.

6. Chi cục BVMT Thái Nguyên – trung tâm quan trắc, (2012), Báo cáo kết quả quan trắc môi trường tỉnh Thái Nguyên năm 2012.

7. Cục Bảo vệ môi trường (2008), Báo cáo hiện trạng môi trường Quốc gia 2008.

8. Phạm Kiều Chinh (2011), Tác động quá trình đô thị hóa đến môi trường huyện Gia Lâm – thực trạng và giải pháp, đề tài nghiên cứu cấp cơ sở.

9. Nguyễn Thị Lợi (2006), Bài giảng Khoa học môi trường đại cương, Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

10. Khương Văn mười (2006), Đô thị, Trường Đại học kiến trúc Tp. Hồ Chí Minh 11. Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật bảo vệ môi

trường 2005, NXB Lao động – xã hội, Hà Nội.

12. Lê Trình (1997), Quan trắc và kiểm soát ô nhiễm môi trường nước, NXB khoa

học – kỹ thuật, Hà Nội.

13. Từđiển bách khoa Việt Nam (1995), NXB Hà Nội.

14. Tiêu chuẩn Việt Nam (1995), Các tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường - tập 1: Chất lượng nước, Hà nội.

15. Trần Thanh Xuân (2010), Môi trường nước mặt Việt Nam và thách thức trong tương lai, Tổng cục môi trường, Website vea.gov.vn.

II. Tiếng Anh

16. Andrew D. Eaton (2009), water-scarcity-and-global-warming

17. Lenore S. Clescerl (1995), Standard Menthod for the Examination of Water and Wastewater, Publisher American Public Health Association.

18. Tyson, J. M. and House M.A (1989). The application of a water quality Index to river management. Water Science & Technology 21: 1149-1159.

PHỤ LỤC Phụ lục 01:

QCVN 08: 2008/BTNMT QUY CHUẨN

KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT 1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi áp dụng

1.1.1. Quy chuẩn này quy định giá trị giới hạn các thông số chất lượng nước mặt. 1.1.2. Quy chuẩn này áp dụng để đánh giá và kiểm soát chất lượng của nguồn nước mặt, làm căn cứ cho việc bảo vệ và sử dụng nước một cách phù hợp.

1.2. Giải thích từ ngữ

Nước mặt nói trong Quy chuẩn này là nước chảy qua hoặc đọng lại trên mặt đất: sông, suối, kênh, mương, khe, rạch, hồ, ao, đầm,...

2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

Giá trị giới hạn của các thông số chất lượng nước mặt được quy định tại Bảng 1.

Bảng 1: Giá trị giới hạn các thông số chất lượng nước mặt

TT Thông số Đơn vị Giá tr

ị giới hạn

A B

A1 A2 B1 B2

1 pH 6-8,5 6-8,5 5,5-9 5,5-9

2 Ôxy hoà tan (DO) mg/l ≥ 6 ≥ 5 ≥ 4 ≥ 2

3 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 20 30 50 100 4 COD mg/l 10 15 30 50 5 BOD5 (20oC) mg/l 4 6 15 25 6 Amoni (NH+4) (tính theo N) mg/l 0,1 0,2 0,5 1 7 Clorua (Cl-) mg/l 250 400 600 - 8 Florua (F-) mg/l 1 1,5 1,5 2

9 Nitrit (NO-2) (tính theo N) mg/l 0,01 0,02 0,04 0,05

10 Nitrat (NO-3) (tính theo N) mg/l 2 5 10 15

11 Phosphat (PO4 3- )(tính theo P) mg/l 0,1 0,2 0,3 0,5 12 Xianua (CN-) mg/l 0,005 0,01 0,02 0,02 13 Asen (As) mg/l 0,01 0,02 0,05 0,1 14 Cadimi (Cd) mg/l 0,005 0,005 0,01 0,01 15 Chì (Pb) mg/l 0,02 0,02 0,05 0,05 16 Crom III (Cr3+) mg/l 0,05 0,1 0,5 1 17 Crom VI (Cr6+) mg/l 0,01 0,02 0,04 0,05 18 Đồng (Cu) mg/l 0,1 0,2 0,5 1 19 Kẽm (Zn) mg/l 0,5 1,0 1,5 2 20 Niken (Ni) mg/l 0,1 0,1 0,1 0,1 21 Sắt (Fe) mg/l 0,5 1 1,5 2 22 Thuỷ ngân (Hg) mg/l 0,001 0,001 0,001 0,002 23 Chất hoạt động bề mặt mg/l 0,1 0,2 0,4 0,5

24 Tổng dầu, mỡ (oils & grease) mg/l 0,01 0,02 0,1 0,3 25 Phenol (tổng số) mg/l 0,005 0,005 0,01 0,02 26 Hoá chất bảo vệ thực vật Clo hữu cơ Aldrin+Dieldrin µg/l 0,002 0,004 0,008 0,01 Endrin µg/l 0,01 0,012 0,014 0,02 BHC µg/l 0,05 0,1 0,13 0,015 DDT µg/l 0,001 0,002 0,004 0,005 Endosunfan (Thiodan) µg/l 0,005 0,01 0,01 0,02 Lindan µg/l 0,3 0,35 0,38 0,4 Chlordane µg/l 0,01 0,02 0,02 0,03 Heptachlor µg/l 0,01 0,02 0,02 0,05 27 Hoá chất bảo vệ thực vật phospho hữu cơ Paration Malation µg/l µg/l 0,1 0,1 0,2 0,32 0,4 0,32 0,5 0,4 28 Hóa chất trừ cỏ 2,4D 2,4,5T Paraquat µg/l µg/l µg/l 100 80 900 200 100 1200 450 160 1800 500 200 2000 29 Tổng hoạt độ phóng xạ α Bq/l 0,1 0,1 0,1 0,1 30 Tổng hoạt độ phóng xạ β Bq/l 1,0 1,0 1,0 1,0 31 E. Coli MPN/ 100ml 20 50 100 200 32 Coliform MPN/ 100ml 2500 5000 7500 10000

Ghi chú: Việc phân hạng nguồn nước mặt nhằm đánh giá và kiểm soát chất lượng nước, phục vụ cho các mục đích sử dụng nước khác nhau:

A1 - Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt và các mục đích khác như loại A2, B1 và B2.

A2 - Dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải áp dụng công nghệ xử lý phù hợp; bảo tồn động thực vật thủy sinh, hoặc các mục đích sử dụng như loại B1 và B2.

B1 - Dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2.

Phụ lục 02:

QCVN 40:2011/BTNMT QUY CHUẨN

KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP 1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào nguồn tiếp nhận.

1.2. Đối tượng áp dụng

1.2.1. Quy chuẩn này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động xả nước thải công nghiệp vào nguồn tiếp nhận.

1.2.2. Nước thải của một số ngành công nghiệp và lĩnh vực hoạt động đặc thù được quy định riêng.

1.3. Giải thích thuật ngữ

Trong Quy chuẩn này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.3.1. Nước thải công nghiệp là dung dịch thải ra từ các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp vào nguồn tiếp nhận nước thải.

1.3.2. Kq là hệ số lưu lượng/dung tích nguồn tiếp nhận nước thải ứng với lưu lượng dòng chảy của sông, suối, kênh, mương, khe, rạch hoặc dung tích của các hồ, ao, đầm nước.

1.3.3. Kf là hệ số lưu lượng nguồn thải ứng với tổng lưu lượng nước thải của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp khi xả vào các nguồn tiếp nhận nước thải.

1.3.4. Nguồn tiếp nhận nước thải là nguồn nước mặt hoặc vùng nước biển ven bờ, có mục đích sử dụng xác định, nơi mà nước thải công nghiệp được xả vào.

2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

2.1. Giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp được tính toán như sau:

Cmax = C x Kq x Kf Trong đó:

- Cmax là giá trị tối đa cho phép của thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào nguồn tiếp nhận nước thải, tính bằng miligam trên lít (mg/l);

- C là giá trị của thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp quy định tại mục 2.3;

- Kq là hệ số lưu lượng/dung tích nguồn tiếp nhận nước thải quy định tại mục 2.4; Kf là hệ số lưu lượng nguồn thải quy định tại mục 2.5.

2.2. Áp dụng giá trị tối đa cho phép Cmax = C (không áp dụng hệ số Kq và Kf) đối với các thông số: nhiệt độ, pH, mùi, mầu sắc, coliform, tổng hoạt độ phóng xạ α,

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của sự phát triển đô thị đến môi trường nước mặt các xã, phường phía Đông Bắc và Tây Bắc thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2008 – 2013. (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)