Đánh giá sự ảnh hưởng của sự phát triển đô thị đến môi trường qua ý kiến

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của sự phát triển đô thị đến môi trường nước mặt các xã, phường phía Đông Bắc và Tây Bắc thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2008 – 2013. (Trang 51)

2008 – 2013

4.4. Đánh giá sự ảnh hưởng của sự phát triển đô thị đến môi trường qua ý kiến

- Nếu lấy Fe làm trung tâm thì các điểm như XCN, PTT, XĐB là gần nhất. Điều này chứng tỏ tại ba địa điểm này có hàm lượng sắt trong nước cao hơn các địa điểm khác.

- Đối với COD và BOD5 trên bản đồ được đặt rất gần với XQT VÀ PTT. Như vậy xã Quyết Thắng và phường Tân Thịnh bị ô nhiễm COD và BOD5 cao. Nguyên nhân chính là do nguồn nước mặt của hai địa điểm này là nơi tiếp nhận nước thải sinh hoạt của ký túc xá đại học Thái Nguyên, đại học Thái Nguyên, nước thải sinh hoạt các khu dân cư trong vùng và các cơ sở sản xuất kinh doanh buôn bán các lĩnh vực.

- Ta nhận thấy pH nằm rất xa các địa điểm và xa trung tâm bản đồ, có nghĩa là hàm lượng pH ít có mối quan hệ với các địa điểm hay nói cách khác thì hàm lượng pH ảnh hưởng không nhiều đến chất lượng nước mặt khu vực nghiên cứu.

- Các điểm còn lại lại nằm rải rác xa nhau, xa các chỉ tiêu ô nhiễm điều này chứng tỏ chúng ít bịảnh hưởng bởi các chỉ tiêu ô nhiễm hơn các địa điểm khác.

Tóm lại trên bản đồ chúng càng gần nhau thì mối tương quan giữa chúng càng lớn.

4.4. Đánh giá sự ảnh hưởng của sự phát triển đô thị đến môi trường qua ý kiến người dân người dân

Sự phát triển đô thị ảnh hưởng mạnh mẽ đến chất lượng môi trường nói chung và ảnh hưởng đến môi trường sống của khu dân sinh nói riêng. Chính vì vậy

trường qua phỏng vấn điều tra các hộ gia đình ở các khu dân sinh khu vực nghiên cứu. Đề tài lựa chọn 100 hộ gia đình để tiến hành điều tra phỏng vấn. Sau khi tiến hành điều tra phỏng vấn thu được kết quảđược thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.10 Ý kiến của các hộ điều tra về mức độ tác động của PTĐT đến môi trường

STT Nội dung đánh giá Ý kiến người dân

Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) Có/đồng ý không Có/đồng ý không 1 Hiểu biết về ô nhiễm môi trường 65 35 65 35 2 PTĐT ảnh hưởng đến môi trường 78 22 78 22 3 Thái độđối với PTĐT 76 24 76 24

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Từ quá trình phỏng vấn điều tra cho thấy hiểu biết của người dân về ô nhiễm môi trường, sự phát triển đô thị đã có những tác động tiêu cực gây ô nhiễm môi trường và thái độ đối với phát triển đô thị. Cụ thể như sau:

- Có 65% số hộ dân được phỏng vấn có hiểu biết về ô nhiễm môi trường và 35% chưa hiểu biết về ô nhiễm môi trường, vì người dân chỉ đánh giá theo cảm quan, phỏng đoán, dựa vào các dấu hiệu thay đổi của môi trường để nhận xét chứ không đánh giá môi trường qua việc phân tích, so sánh với các quy chuẩn, tiêu chauanr môi trường.

- Sự phát triển đô thị luôn có những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng. Có đến 78% trong tổng số ý kiến cho rằng môi trường bị tác động ô nhiễm do quá trình PTĐT.

Nổi bật trong khu vực nghiên cứu là tình trạng ngập úng cục bộ. Nhiều hộ dân cho biết là khi có mưa rào thì hiện tượng bị ngập úng sảy ra gây nhiều khó khăn cho cuộc sống của người dân. Ngập đường đi gây khó khăn trong việc đi lại, ngập úng ruộng vườn gây hại về hoa màu. Nguyên nhân là do làm đường không có quy hoạch thoát nước cụ thể, đồng bộ, hoặc hệ thống thoát không đảm bảo yêu cầu (ở phường Túc Duyên, xã Cao Ngạn…); Các ao hồ bị lấp đi để xây nhà, xây trường

tích nước, mất đi nơi đểđiều hòa lưu lượng nước ( ở xã Cao Ngạn, xã Đồng Bẩm, phường Quan Triều); Các ảnh hưởng do các dự án xây dựng gây ảnh hưởng đến hệ thống thoát nước của một khu vực hoặc một khu dân sinh, ví dụ như dự án “Khu phố châu Âu bên bờ Sông Cầu” tại xã Đồng Bẩm thành phố Thái nguyên, dự án này gây ảnh hưởng đến hệ thống thoát nước của khu dân cư xã Đồng Bẩm nên đã gây ra hậu quả là ngập úng nhà cửa, đường đi và ngập úng cả khu sản xuất nông nghiệp. …

Ngoài ra, tình trạng vệ sinh môi trường chưa đảm bảo, do hầu hết các khu dân cư đều sử dụng hệ thống mương hở, chung thoát nước mưa với nước thải sinh hoạt gây ô nhiễm môi trường. Có những điểm ủng ngập không do mưa mà do chính nguồn nước thải của người dân tạo ra gây mất vệ sinh.

Hơn nữa, tốc độ PTĐT nhanh làm lượng xe lưu thông trên các tuyến đường ngày càng nhiều. Vì thế, lượng bụi và lượng khí độc thải ra mỗi ngày một nhiều hơn, Các công trình lớn liên tục được xây dựng trên địa bàn thành phố ngày một nhiều hơn. Các khu công nghiệp thải bỏ lượng rác thải và nước thải ra môi trường chưa được xử lý triệt để gây ô nhiễm môi trường cục bộ.

- Mặc dù PTĐT đã gây ra những tác động tiêu cực: Ô nhiễm môi trường, nhiều tệ nạn như trộm cắp hay bài bạc, nhưng đa số người dân ủng hộ PTĐT. Vì tuy sự phát triển đô thị đem đến những bất lợi hay khó khăn nhưng sự phát triển đô thị cũng tạo cho họ những lợi ích nhất định:

Cơ sở hạ tầng phát triển, giao thông tốt hơn, điện nước cung cấp đầy đủ hơn, dich vụ công- nông nghiệp tốt lên.

Thu nhập của các hộ tăng lên trong thời gian qua, nhiều hộ còn được nhận một khoản tiền lớn từđền bù và do bán đất. Họ sử dụng vào việc xây dựng nhà của khang trang, tươm tất hơn.

Vấn đề sưc khỏe tốt lên, khi đời sống được nâng cao, người dân có điều kiện chăm lo cho sức khỏe của mình. Dịc vụ y tế tôt hơn, cơ hội học tập tốt hơn,...

Như vậy, PTĐT tác động đến môi trường theo hai chiều hướng là chuyến biến tốt hơn hoặc xấu đi. Vì thế, để có thể phát triển bền vững trong tương lai, cần phát huy những tác động tích cực của sự PTĐT và hạn chế tối đa những tác động tiêu cực mà sự phát triển đô thị mang lại gây ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường.

- Nước thải công nghiệp:

Hoạt động công nghiệp ở thành phố Thái Nguyên của yếu là các KCN, các nhà máy, các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc nhiều loại hình sản xuất khác nhau.

Ở khu vực nghiên cứu thì có: Cụm công nghiệp Cao Ngạn - nhà máy xi măng Cao Ngạn, nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn; Nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ tại phường Quan Triều – thành phố Thái Nguyên, ngoài ra phường Quan Triều có một phần của băng tải than từ mỏ Khánh Hòa đến nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn đi qua; Nhà máy dệt may TNG, bia Vicoba và các cơ sở gò hàn, xưởng sửa chữa lắp ráp ôtô xe máy…Nước thải từ các KCN, nhà máy và các cơ sở sản xuất không được xử lý hoặc xử lý không triệt để trước khi thải ra môi trường nên trên các sông chính, sông nhánh tại một số khu vực đã và đang xuất hiện tình trạng ô nhiễm cục bộ. Với lưu lượng nước thải lớn, mức độ ô nhiễm cao, không được xử lý và thải trực tiếp xuống các nguồn nước mặt

Với thế mạnh của mình nước thải của khu vực này thường có hàm lượng TSS, kim loại nặng và dầu mỡ khá cao, chứa nhiều các chất hữu cơ (BOD5, COD).

- Nước thải sinh hoạt:

Cũng như các khu vực khác khu vực phía Bắc thành phố Thái Nguyên chịu ảnh hưởng không nhở của quá trình phát triển đô thị. Lượng nước thải sinh hoạt ngày càng tăng cao trong những năm gần đây.

Số dân đô thị tăng nhanh, mức độ di dân từ nông thôn ra thành thị lớn, kéo theo tải lượng nước thải sinh hoạt ở đô thị tăng. Lượng nước thải chủ yếu được xả thẳng ra môi trường, hệ thống xử lý nước thải hầu như chưa được xây dựng.

Hơn nữa Tỉnh Thái Nguyên được coi là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn thứ 3 sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Trên địa bàn tỉnh hiện có Đại học Thái Nguyên có nhiều đại học thành viên, các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, các trung tâm nghiên cứu ứng dụng và nhiều trung tâm khác. Tổng số sinh viên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ước tính vào khoảng trên 150.000 người và con số này dang đươc tăng lên theo từng năm nên nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt ngày cầng tăng. Chính vì vậy mà lượng nước thải sinh hoạt của thành phố Thái Nguyên là một vấn đề nan giải.

Để tăng năng suất cây trồng, người dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học ngày càng nhiều.Theo báo cáo hiện trạng môi trường Thái Nguyên năm 2005, một vụ lúa, ngô, chè trung bình người nông dân dung thuốc bảo vệ thực vật từ 3-3,5kg/ha đất nông nghiệp. Đắc biệt là cây chè, người dân phun thuốc diệt sau từ 3 đến 5 lần và phun tổng hợp rất nhiều loại khác nhau. Lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trong 1 vụ lên đến hàng trăm tấn và phần đó được ngấm xuống đất và thẩm thấu vào nguồn nước mặt và nước ngầm.

Ngoài ra, các hoạt động nông nghiệp, chăn nuôi gia súc, gia cầm, chất thải rắn không được thu gom và xử lý thải thẳng xuống nguồn nước mặt.

- Nước thải y tế:

Thái Nguyên là nơi tập trung một số bệnh viện trọng điểm của vùng trung du miền núi phía Bắc nên vấn đề nước thải y tế cần phải được quan tâm nhiều hơn. Hiện nay một số bệnh viện tại Thái Nguyên có áp dụng hệ thống xử lý nước thải tuy nhiên chưa hiệu quả nhiều. Nếu không có các biện pháp xử lý và quản lý phù hợp thì nước thải y tế là một trong những tác nhân gây ô nhiễm nghiêm trong cho nguồ tiếp nhận và các vùng lân cận.

4.6. Đề xuất một số giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm và bảo vệ môi trường

4.6.1. Giải pháp trước mắt

4.6.1.1. Tăng cường trách nhiệm của các cơ quan quản lý môi trường

Để có thể phòng ngừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường, biện pháp trước tiên cần thực hiện là phải nâng cao trách nhiệm, năng lực của các cơ quan quản lý môi trường. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, phẩm chất mọi mặt của đội ngũ bộ máy quản lý môi trường.

4.6.1.2. Xây dựng phương án thu gom xử lý rác thải

- Triển khai rộng rãi công tác phân loại rác thải ngay tại nguồn phát sinh sẽ góp phần giảm bớt gánh nặng cho thu gom và xử lý chất thải đô thị.

- Tăng cường khung thể chế, kể cả phát triển hệ thống thu phí chất thải để cân bằng chi phí cho quản lý chất thải rắn.

- Mở rộng chương trình nâng cao nhận thức về quản lý chất thải rắn cho cộng đồng, đặc biệt là đối với các công ty là chủ nguồn thải.

hợp vệ sinh.

4.6.1.3. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát xả thải các khu công nghiệp

Một trong những nguyên nhân quan trọng gây ô nhiễm môi trường là rác thải và nước thải từ các khu công nghiệp. Cùng với việc yêu cầu các khu công nghiệp phải có hệ thống xử lý nước thải và đăng ký nguồn xả thải nguy hiểm với cơ quan chức năng. Thành phố Thái Nguyên phải tăng cường vai trò giám sát để đảm bảo lượng nước thải ra đạt tiêu chuẩn môi trường cũng như rác thải công nghiệp được xử lý đúng quy định.

4.6.1.4. Tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường

Nhiệm vụ bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của toàn xã hội. Tổ chức tuyền, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho cộng đồng dân cư là biện pháp cần thiết và có những tác dụng tích cực đã được chứng minh trong thực tế.

Với đặc điểm dân cư nông thôn chiếm tỉ lệ lớn, công tác tuyên truyền sẽ có tác dụng hiệu quả hơn bởi môi trường tự nhiên gắn liền với cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của họ. Cùng với việc nâng cao ý thức, chính những người dân là những “cảnh sát” môi trường, báo cáo với các cơ quan chức năng ngay khi phát hiện những hành vi gây ô nhiễm môi trường.

4.6.2. Giải pháp lâu dài

4.6.2.1. phát triển đô thị gắn với bảo vệ môi trường

- Xây dựng chiến lược đô thị hóa bền vững với nguyên tắc “xanh”, vì chỉ có cách tiếp cận “xanh” mới bảo đảm được chất môi trường.

- Chính sách dân số, tăng trưởng dân số, quy hoạch hệ thống dân cư hợp lý. - Quy hoạch đồng bộ hệ thống thu gom và xử lý nước thải. Các trạm thu gom xử lý nước thải và rác thải được ưu tiên xây dựng trong giai đoạn đầu.

- Hệ thống sông, hồ, mương được bảo tồn, hình thành nờn cỏc vành đai cây xanh với diện tích lớn.

- Xây dựng các hành lang cây xanh cách ly giữa các khu công nghiệp và khu dân cư.

- Xây dựng Chương trình giám sát chất lượng (monitoring) môi trường: Chương trình này sẽ có nhiệm vụ thiết lập một hệ thống trạm monitoring môi trường của toàn Thành phố

thải công nghiệp

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường nước trên địa bàn thành phố Thái Nguyên là do chưa có hệ thống xử lý nước thải, chất thải đảm bảo đúng yêu cầu. Nước thải, chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp được xả trực tiếp vào môi trường.

Vì vậy, trong thời gian tới để phòng ngừa và hạn chế ô nhiễm, Ủy ban nhân dân thành phố Thái Nguyên cần sớm có phương án đầu tư, xây dựng nâng cấp hệ thống thu gom và xử lý chất thải, nước thải.

4.6.2.3. Ứng dụng khoa học kỹ thuật, lựa chọn đầu tư công nghệ hợp lý

Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại đó có những tác dụng tích cực hạn chế ô nhiễm môi trường. Sử dụng các công nghệ sạch thân thiện với môi trường.

4.6.2.4. Quy hoạch hợp lý khu công nghiệp, các nhà máy, cơ sở sản xuất.

Các cụm công nghiệp, các nhà máy hay các cơ sở sản xuất cần được xây dựng theo đúng quy hoạch với những hành lang xanh, vành đai xanh, bố trí khoảng cách hợp lý giữa các khu công nghiệp và cụm dân cư.

4.6.2.5. Xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường

Bảo vệ môi trường là trách nhiệm chung của cả cộng đống. Các cơ quan chức năng cần phát huy quy chế dân chủ cơ sở, chính quyền tổ chức, người dân đóng góp xây dựng và cải tạo hệ thống thoát nước thải, hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt.. góp phần tích cực nâng cao chất lượng môi trường sống, giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm môi trường ngay tại các khu dân cư.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

- Về hàm lượng pH:

Hàm lượng pH của ku vực nghiên cứu chủ yếu là từ khoảng 6,6 – 8,43. Như vậy môi trường nước mặt tại khu vực nghiên cứu chỉ mang tính kiềm nhẹ và trung tính. Trong đó xã Quyết Thắng có pH = 8,43 là cao nhất nhưng vẫn đạt QCVN 08:2008/BTNMT.

- Về hàm lượng COD:

Hàm lượng COD trung bình của các địa điểm thuộc khu vực nghiên cứu đều vượt QCVN 08:2008/BTNMT. Trong đó nổi bật nhất là xã Quyết Thắng và phường Tân Thịnh là có hàm lượng COD dao động từ 83,25 - 100 mg/l là hai địa điểm cao nhất vượt từ 1,6 đến 2 lần so với QCVN 08:2008/BTNMT.

- Về hàm lượng BOD5:

Hàm lượng BOD5 trung bình của các địa điểm đều vượt QCVN 08:2008/BTNMT. Trong đó nổi bật nhất là xã Quyết Thắng và phường Tân Thịnh là có hàm lượng BOD5 dao động từ 44 – 57,5 mg/l (2013) là hai địa điểm cao nhất vượt từ 1,76 đến 2,3 lần so với QCVN 08:2008/BTNMT mức B2.

Xã Đồng Bẩm cũng là điểm khá ô nhiễm về BOD5. Cụ thể là 17,7 mg/l

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của sự phát triển đô thị đến môi trường nước mặt các xã, phường phía Đông Bắc và Tây Bắc thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2008 – 2013. (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)