II. Sự bay hơi 1 Thí nghiệm
c) Sự ngưng tụ luôn xảy ra kèm theo sự bay hơi.
kèm theo sự bay hơi.
Nếu số phân tử thoát ra khỏi bề mặt chất lỏng nhiều hơn số phân tử hơi bị hút vào
ta nói chất lỏng bị bay hơi.
Nếu số phân tử hơi bị hút vào nhiều hơn số phân tử chất lỏng thoát khỏi bề mặt chất lỏng ta nói chất hơi bị ngưng tụ.
C3: Tốc độ bay hơi phụ thuộc như thế nào vào nhiệt độ, diện tích bề mặt và áp suất phía trên bề mặt chất lỏng? Tại sao?
* Khi nhiệt độ tăng số phân tử chuyển động nhiệt có động năng lớn càng nhiều
tốc độ bay hơi càng nhanh.
* Khi diện tích mặt thóang càng rộng và áp suất hơi trên mặt chất lỏng càng nhỏ
II. Sự bay hơi
2. Hơi khô và hơi bão hòa
* Khi tốc độ bay hơi lớn hơn tốc độ ngưng tụ, áp suất hơi tăng dần và hơi ở phía trên bề mặt chất lỏng là hơi khô. Hơi khô tuân theo định luật Bôi lơ – Mariôt.
2. Hơi khô và hơi bão hòa
* Khi tốc độ bay hơi bằng tốc độ ngưng tụ, hơi ở phía trên bề mặt chất lỏng là
hơi bão hòa có áp suất đạt giá trị cực đại gọi là áp suất hơi bão hòa. Áp suất hơi bão hòa không phụ thuộc thể tích và không tuân theo định luật Bôi lơ – Mariôt, nó chỉ phụ thuộc vào bản chất và nhiệt độ của chất lỏng.
C4: Tại sao áp suất hơi bão hòa không phụ thuộc thể tích và lại tăng theo nhiệt độ?
Khi nhiệt độ tăng tốc độ bay hơi lớn
áp suất hơi bão hòa tăng.
Khi thể tích chứa hơi bão hòa giảm
áp suất hơi bão hòa tăng làm tăng tốc độ ngưng tụ, giảm tốc độ bay hơi
trạng thái cân bằng động áp suất hơi bão hòa giữ nguyên.
3. Ứng dụng
* Vòng tuần hoàn của nước trong thiên nhiên. * Trong ngành sản xuất muối.
* Trong kỹ thuật làm lạnh.
Tìm hiểu về mưa axit. Ảnh hưởng của mưa axit đến hệ sinh thái, các công trình xây dựng và đời sống con người.
Nhóm 1, 2: Tìm hiểu hiện tượng mưa axit và các nguyên nhân gây ra hiện tượng mưa axit. Vai trò của sản xuất nông nghiệp trong việc hình thành và ngăn chặn "mưa axit"
Nhóm 3, 4: Tìm hiểu hiện tượng mưa axit làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái, các công trình xây dựng và đời sống con người, từ đó tìm ra các phương án giảm thiểu và ứng phó.