Nâng cao vai trò của Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam chi nhánh TPHCM (Trang 81)

t ại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việ Nam – Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh

3.3.1. Nâng cao vai trò của Ngân hàng Nhà nước

Với vai trò là cơ quan quản lý, NHNN đã đặt ra những yêu cầu và hỗ trợ nhất định cho các TCTD xây dựng hệ thống XHTD nội bộ. Để nâng cao hiệu qủa của việc XHTD, NHNN cần phát huy hơn nữa vai trò và quyền hạn của mình nhằm đạt được sự minh bạch, công bằng

và chính xác đối với các kết quảXHTD, đáp ứng yêu cầu, chuẩn mực trong quản trị ngân hàng. Nội dung cụ thể bao gồm những điểm chính sau:

- Nâng cao tính minh bạch và kỷ luật thịtrường trong công tác báo cáo, kế toán toán do có ảnh hưởng lớn đến tính chính xác của kết quả XHTD.

- Nâng cao tính chủ động và tự chịu trách nhiệm cho các TCTD trong công tác tín dụng. Khi đó, các TCTD có động lực tự hoàn thiện, tìm kiếm và xây dựng các

phương pháp quản lý minh bạch, nhất quán và khoa học, trong đó có hệ thống XHTD.

- “Giám sát hệ thống và chuẩn mực” đối với công tác XHTD tại các TCTD, nhằm

đảm bảo chất lượng, công bằng trong kết quảđánh giá giữa các TCTD.

- Tạo hành lang pháp lý về quy định, điều kiện trong việc chia sẻ thông tin khách hàng giữa CIC và các TCTD. “Mở cửa” kho thông tin tín dụng đểcác TCTD có đầy

đủ dữ liệu phục vụ công tác XHTD khách hàng. KHÁCH HÀNG Quy trình XHTD hiện tại của Vietcombank HẠN CHẾ CẤP TÍN DỤNG CẤP TÍN DỤNG CÓ ĐIỀU KIỆN Vùng cảnh báo Vùng an toàn

các cơ quan chức năng chủ chốt như: Cơ quan thuế, Tổng cục thống kê, Bộ thương

mại, Ủy ban giám sát tài chính quốc gia... để thông tin sẽđầy đủnhưng không bị

chồng chéo và từđó hỗ trợ rất nhiều cho các TCTD và DN.

- Có những quy định bắt buộc các NHTM cung cấp đầy đủ các thông tin và số liệu của khách hàng vay vốn tại Ngân hàng mình để trung tâm có thể kịp thời cung cấp những thông tin cảnh báo rủi ro cho các NHTM.

Bên cạnh đó, NHNN cũng cần có các giải pháp hỗ trợ nhằm nâng cao chất lượng của Trung tâm Thông tin Tín dụng (CIC) như sau: Cũng tương tự như Trung tâm thông tin Tín

dụng của Vietcombank, Trung tâm Thông tin Tín dụng (CIC) của NHNN là cũng là đầu mối cung cấp thông tin tín dụng rất quan trọng nhưng cho NHNN và tất cả các NHTM, chia sẻ

thông tin nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng, góp phần đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng.. Tuy nhiên thực tế thời gian qua cho thấy nguồn thông tin mà CIC cung cấp chỉ mang tính thống kê, hoàn toàn chưa đáp ứng được nhu cầu lớn về thông tin cập nhật và thông tin cảnh báo. Bài học từ cuộc khủng hoàng tài chính tiền tệ gần đây cũng đã cho thấy một hệ lụy to lớn khi hệ thống thanh ra giám sát thất bại trong việc điều tiết, giám sát hệ

thống tài chính, chia sẻ thông tin và phối hợp công tác giữa các cơ quan giám sát quốc gia. Do

đó, để ngày càng nâng cao chất lượng dịch vụ hoạt động, thông tin chính xác, đa dạng và nhanh chóng, NHNN cần nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng CIC theo

các hướng như sau:

- CIC cần phát triển theo hướng là một tổ chức XHTD độc lập với môi trường làm việc chuyên nghiệp hơn, xây dựng đội ngũ có trình độ, trong đó “dịch vụ hóa” các sản phẩm tín dụng, hoặc phối hợp với các TCTD có đủ năng lực để xây dựng và cung cấp cho thịtrường các sản phẩm XHTD có chất lượng.

- Áp dụng những giải pháp tiên tiến hơn nữa để có thể thu thập thông tin tựđộng, trực tuyến, tăng cường tốc độ và tính hiệu quả của việc thu thập thông tin, kể cả thông tin

ban đầu và thông tin cập nhật định kỳ.

- Cần hoạt động hiệu quảhơn, mở rộng thu thập thông tin và phân tích các DN nhằm

đáp ứng nhu cầu thông tin không những của các TCTD mà còn của các nhà đầu tư, các cơ quan quản lý và của chính các DN.

- Mở rộng các đối tượng được phép truy cập và khai thác thông tin từ CIC. Khuyến khích các DN tự nguyện cung cấp thông tin để CIC có thể tiến hành phân tích.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam chi nhánh TPHCM (Trang 81)