Xuất ứng dụng mô hình Z-Score vào hệ thống xếp hạng tín dụng doanh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam chi nhánh TPHCM (Trang 77)

t ại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việ Nam – Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh

3.2.3.xuất ứng dụng mô hình Z-Score vào hệ thống xếp hạng tín dụng doanh

nghiệp tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh

Dựa vào kết quả nghiên cứu mức độ giống nhau giữa việc sử dụng mô hình Z-Score cổ điển và mô hình Z-Score điều chỉnh của Altman và hệ thống XHTD của Vietcombank đối với nhóm 40 khách hàng DN hiện đang vay vốn tại Vietcombank HCM trong vòng 3 năm từnăm 2010 đến năm 2012, có thể thấy được mô hình Z-Score điều chỉnh (1995) của Giáo sư Altman đã tính toán, đánh giá cho cho kết quả xếp hạng nhóm 40 khách hàng DN của Vietcombank HCM có tỷ lệ giống khá cao (trên 55%) và có sựổn định, cải thiện dần tỷ lệ giống nhau tăng

dần qua các năm nghiên cứu so với kết quả chấm điểm trên hệ thống XHTD của Vietcombank với cùng nhóm khách hàng DN này. Đồng thời, như đã trình bày ở Phụ lục 04, mô hình Z-Score

điều chỉnh đã được Altman nghiên cứu phát triển sau một thời gian khá dài so với mô hình Z- Score cổđiểm ban đầu (1968), kết quả quả nghiên cứu chỉ số Z của mô hình này cũng có sự tương đồng khá lớn so với mô hình của một công ty nổi tiếng trong lĩnh vực này là Standard & Poor’s.

Mặt khác, dựa vào những đặc điểm và ưu điểm chung của các mô hình Z-Score là mô hình được sử dụng nhanh và đơn giản. Việc tính toán chỉ số Z theo mô hình hoàn toàn được dựa vào Báo cáo tài chính của DN, có thể tìm kiếm được từ các thông tin, dữ liệu cho mô hình dễ dàng. Điều này sẽđáp ứng được mục tiêu hoàn thiện hệ thống XHTD của Vietcombank. Do đó,

nên việc ứng dụng mô hình Z-Score điều chỉnh vào hệ thống XHTD của Vietcombank để hỗ trợ

cho hệ thống XHTD trong việc đánh giá, xếp hạng và sàng lọc nhanh những khách hàng mới

đáp ứng mục tiêu hoàn thiện hệ thống XHTD của Vietcombank như đã nêu trên là hợp lý và có thể áp dụng được.

KHÁCH HÀNG

Ngành kinh tế

Quy mô

Bộ chỉtiêu cho DN thông thường Bộ chỉ tiêu cho DN siêu nhỏ

Chấm điểm chỉ tiêu tài chính

Chấm điểm chỉ tiêu phi tài chính

Tổng hợp điểp và xếp hạng DN HẠN CHẾ CẤP TÍN DỤNG      

xuất ứng dụng mô hình Z-Score điều chỉnh sẽthay đổi như Hình 3.1 sau:

Hình 3.1: Mô hình XHTD của Vietcombank sau khi đề xuất điều chỉnh

Hệ thống XHTD của Vietcombank sau khi đề xuất điều chỉnh, chủ yếu thay đổi thêm vào một bước thực hiện trước khi thực hiện bước 1 theo như quy trình thực hiện ban đầu. Để

cho dễ so sánh sựthay đổi này với hệ thống XHTD ban đầu, tác giả tạm gọi bước này là Bước

0: Đánh giá ban đầu khách hàng. Mục tiêu của bước thực hiện này là để CBTD có thể tính

toán, đánh giá nhanh và đưa ra những nhận định ban đầu về khách hàng có nhu cầu vay vốn tại

ngân hàng. Đối tượng đểđánh giá chính là sức mạnh, năng lực tài chính hiện tại của khách hàng bằng việc tính toán dựa trên các số liệu thu thập được từbáo cáo tài chính, để từđó dự báo khả năng gặp khó khăn về tình hình tài chính kinh doanh, khả năng phá sản trong tương lai của khách hàng. Công cụ chính của bước 0 này chính là mô hình Z-Score điều chỉnh (sau đây gọi chung là mô hình Z-Score) của Altman đã được trình bày và nghiên cứu mức độ giống nhau giữa kết quả dự báo của mô hình này và kết quả chấm điểm XHTD của Vietcombank đối với một nhóm khách hàng tại Vietcombank HCM.

Khi ứng dụng mô hình Z-Score vào hệ thống XHTD của Vietcombank thì dữ liệu đầu vào của mô hình cũng chính là báo cáo tài chính trong 3 năm gần nhất (nếu có) hoặc ít nhất của

loại tại Bảng 19 Phụ lục 04 mà Altman đã nghiên cứu dành riêng cho mô hình này:

 Nếu Z > 5,85: DN nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản

 Nếu 4,15 < Z < 5,85: DN nằm trong vùng cảnh báo, có thểcó nguy cơ phá sản

 Nếu Z < 4,15: DN nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao.

Kết quả tính toán chỉ số Z đầu ra của bước này cũng sẽ được đối chiếu với thang điểm xếp loại trên đểđánh giá được mức xếp loại tương ứng với với tình hình tài chính của khách hàng. Với 3 mức xếp loại khách hàng như trên sẽ có 3 tình huống khác nhau để tiếp tục thực hiện quy trình của hệ thống XHTD của Vietcombank.

Trường hợp 1: DN nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản

Đối với những khách hàng được nhận định nằm trong vùng an toàn này thì đánh giá ban đầu của khách hàng khá tốt, chỉ số Z càng cao thì mức độ an toàn càng lớn. Do đó, CBTD cần có kế hoạch cụ thểđể phát triển quan hệ với khách hàng, cụ thểnhư sau:

- Tiếp cận chăm sóc khách hàng để tìm hiểu về nhu cầu vay vốn của khách hàng, tìm hiểu yêu cầu của khách hàng vềcác điều kiện vay đi kèm như lãi suất, tài sản đảm bảo, phí và cái sản phẩm dịch vụkhác có liên quan đến hoạt động kinh doanh của khách hàng, bởi đối với những khách hàng tốt và có tiềm năng thì thường sẽ có sự so sánh, đánh giá ưu nhược điểm, lợi nhuận, chi phí giữa các ngân hàng với nhau để đưa ra quyết định lựa chọn. Do đó, Vietcombank cần có các chính sách ưu đãi tương ứng dành cho các đối tượng khách hàng này.

- Bên cạnh đó thì CBTD cũng tiếp tục thu thập các thông tin cần thiết khác để tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo của quy trình XHTD theo hệ thống XHTD của

Vietcombank. Đây mới chính là kết quả XHTD cuối cùng của khách hàng để từđó Vietcombank có cơ sởđể ra quyết định cấp tín dụng cùng với các điều kiện tín dụng

ưu đãi kèm theo tùy theo chính sách khách hàng từng thời kỳ của Vietcombank.

Trường hợp 2: DN nằm trong vùng cảnh báo, có thểcó nguy cơ phá sản

Đối với những khách hàng nằm trong vùng cảnh báo này thì đánh giá, nhận định ban

đầu vềnăng lực tài chính hiện tại và nguy cơ phá sản của khách hàng trong tương lai đạt mức trung bình. Do đó, việc xem xét cấp tín dụng cho nhóm khách hàng này cần phải thận trọng, CBTD cần thu thập thêm thông tin cần thiết khác để tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo của

ro tín dụng trong tương lai.

Bên cạnh đó, đối với nhóm khách hàng này, Vietcombank hoàn toàn có thể tiếp xúc, tìm hiểu về nhu cầu vay vốn của khách hàng. Tuy nhiên, việc cấp tín dụng sẽ phải thỏa các điều kiện tín dụng công bố hiện tại của Vietcombank như lãi suất cho vay thông thường, có tài sản

đảm bảo đủđảm bảo cho khoản vay của khách hàng,...

Trường hợp 3: DN nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao

Đối với những khách hàng được đánh giá ban đầu là nằm trong vùng nguy hiểm thì rủi ro tín dụng khi cho vay nhóm đối tượng khách hàng này là rất cao, khảnăng thu hồi nợ thấp.

Do đó, việc không khuyến khích, hạn chế cấp tín dụng cho các khách hàng này là việc cần phải nghĩ đến trong điều kiện kinh doanh khó khăn và cạnh tranh như hiện nay, để CBTD dành nhiều thời gian hơn cho những khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh hơn.

Tuy nhiên, khi nghiên cứu kết quả xếp loại của mô hình Z-Score và kết quả chấm điểm XHTD của hệ thống Vietcombank, cũng còn tồn tại một vài trường hợp cho kết quảđánh giá,

xếp loại trái ngược nhau. Sau khi tìm hiểu các DN có kết quảnhư vậy trong danh sách các DN

được chọn để nghiên cứu, tác giả nhận thấy một sốđặc điểm sau: hoặc DN mới thành lập trong vòng 1,2 năm trở lại, hoặc là DN siêu nhỏ, và đều có chung đặc điểm là báo cáo tài chính chưa

hoàn chỉnh một số chỉ tiêu quan trọng, một số chỉtiêu chưa đúng với thực tế phát sinh. Những nguyên nhân nằm ngoài khả năng kiểm soát của ngân hàng khi mới tiếp xúc với DN. Do đó, đây cũng chính là hạn chếđặc trưng riêng của mô hình Z-Score liên quan đến báo cáo tài chính của DN và cũng chính là khuyết điểm của hệ thống XHTD sau khi điều chỉnh ứng dụng của luận văn này. Chính từ những khuyết điểm, hạn chếnày, đối với đề xuất ứng dụng mô hình Z- Score vào hệ thống XHTD của Vietcombank như trình bày tại phần này, tác giả cũng đề xuất việc chỉứng dụng hệ thống XHTD mới này đối với các khách hàng DN thông thường (không bao gồm các DN mới thành lập và DN siêu nhỏ) theo tiêu chí phân loại của hệ thống XHTD của Vietcombank.

Tóm lại, với mục đích thực hiện việc đánh giá, sàng lọc nhanh các khách hàng tốt, tiềm

năng và ít rủi ro hiện đang có nhu cầu vay vốn tại Vietcombank, việc điều chỉnh thêm bước 0

Vùng nguy hiểm

Hình 3.2: Quy trình Bước đánh giá ban đầu khách hàng DN

3.3. Khuyến nghị giải pháp hỗ trợ từ phía các cơ quan Nhà nước

3.3.1. Nâng cao vai trò của Ngân hàng Nhà nước

Với vai trò là cơ quan quản lý, NHNN đã đặt ra những yêu cầu và hỗ trợ nhất định cho các TCTD xây dựng hệ thống XHTD nội bộ. Để nâng cao hiệu qủa của việc XHTD, NHNN cần phát huy hơn nữa vai trò và quyền hạn của mình nhằm đạt được sự minh bạch, công bằng

và chính xác đối với các kết quảXHTD, đáp ứng yêu cầu, chuẩn mực trong quản trị ngân hàng. Nội dung cụ thể bao gồm những điểm chính sau:

- Nâng cao tính minh bạch và kỷ luật thịtrường trong công tác báo cáo, kế toán toán do có ảnh hưởng lớn đến tính chính xác của kết quả XHTD.

- Nâng cao tính chủ động và tự chịu trách nhiệm cho các TCTD trong công tác tín dụng. Khi đó, các TCTD có động lực tự hoàn thiện, tìm kiếm và xây dựng các

phương pháp quản lý minh bạch, nhất quán và khoa học, trong đó có hệ thống XHTD.

- “Giám sát hệ thống và chuẩn mực” đối với công tác XHTD tại các TCTD, nhằm

đảm bảo chất lượng, công bằng trong kết quảđánh giá giữa các TCTD.

- Tạo hành lang pháp lý về quy định, điều kiện trong việc chia sẻ thông tin khách hàng giữa CIC và các TCTD. “Mở cửa” kho thông tin tín dụng đểcác TCTD có đầy

đủ dữ liệu phục vụ công tác XHTD khách hàng. KHÁCH HÀNG Quy trình XHTD hiện tại của Vietcombank HẠN CHẾ CẤP TÍN DỤNG CẤP TÍN DỤNG CÓ ĐIỀU KIỆN Vùng cảnh báo Vùng an toàn

các cơ quan chức năng chủ chốt như: Cơ quan thuế, Tổng cục thống kê, Bộ thương

mại, Ủy ban giám sát tài chính quốc gia... để thông tin sẽđầy đủnhưng không bị

chồng chéo và từđó hỗ trợ rất nhiều cho các TCTD và DN.

- Có những quy định bắt buộc các NHTM cung cấp đầy đủ các thông tin và số liệu của khách hàng vay vốn tại Ngân hàng mình để trung tâm có thể kịp thời cung cấp những thông tin cảnh báo rủi ro cho các NHTM.

Bên cạnh đó, NHNN cũng cần có các giải pháp hỗ trợ nhằm nâng cao chất lượng của Trung tâm Thông tin Tín dụng (CIC) như sau: Cũng tương tự như Trung tâm thông tin Tín

dụng của Vietcombank, Trung tâm Thông tin Tín dụng (CIC) của NHNN là cũng là đầu mối cung cấp thông tin tín dụng rất quan trọng nhưng cho NHNN và tất cả các NHTM, chia sẻ

thông tin nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng, góp phần đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng.. Tuy nhiên thực tế thời gian qua cho thấy nguồn thông tin mà CIC cung cấp chỉ mang tính thống kê, hoàn toàn chưa đáp ứng được nhu cầu lớn về thông tin cập nhật và thông tin cảnh báo. Bài học từ cuộc khủng hoàng tài chính tiền tệ gần đây cũng đã cho thấy một hệ lụy to lớn khi hệ thống thanh ra giám sát thất bại trong việc điều tiết, giám sát hệ

thống tài chính, chia sẻ thông tin và phối hợp công tác giữa các cơ quan giám sát quốc gia. Do

đó, để ngày càng nâng cao chất lượng dịch vụ hoạt động, thông tin chính xác, đa dạng và nhanh chóng, NHNN cần nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng CIC theo

các hướng như sau:

- CIC cần phát triển theo hướng là một tổ chức XHTD độc lập với môi trường làm việc chuyên nghiệp hơn, xây dựng đội ngũ có trình độ, trong đó “dịch vụ hóa” các sản phẩm tín dụng, hoặc phối hợp với các TCTD có đủ năng lực để xây dựng và cung cấp cho thịtrường các sản phẩm XHTD có chất lượng.

- Áp dụng những giải pháp tiên tiến hơn nữa để có thể thu thập thông tin tựđộng, trực tuyến, tăng cường tốc độ và tính hiệu quả của việc thu thập thông tin, kể cả thông tin

ban đầu và thông tin cập nhật định kỳ.

- Cần hoạt động hiệu quảhơn, mở rộng thu thập thông tin và phân tích các DN nhằm

đáp ứng nhu cầu thông tin không những của các TCTD mà còn của các nhà đầu tư, các cơ quan quản lý và của chính các DN.

- Mở rộng các đối tượng được phép truy cập và khai thác thông tin từ CIC. Khuyến khích các DN tự nguyện cung cấp thông tin để CIC có thể tiến hành phân tích.

3.3.2. Tạo môi trường cho hoạt động xếp hạng tín dụng phát triển

Hiện nay số DN hoạt động trong lĩnh vực XHTD ở Việt Nam là rất ít và chưa tương

xứng với quy mô của nền kinh tế. Việt Nam có gần 600.000 DN, khoảng 2,3 triệu thực thể kinh doanh khác và hàng triệu khách hàng cá nhân có quan hệ tín dụng nhưng chođến nay Việt Nam chỉ mới có vài DN hoạt động trong lĩnh vực XHTD. Vì vậy, Chính phủ cần tạo điều kiện về môi trường pháp lý cho các tổ chức hoạt động XHTD phát triển mạnh mẽhơn nhằm thúc đẩy hoạt động XHTD phát triển. Khi các công ty này ra đời thì các NHTM có thêm nguồn thông tin

để so sánh, kiểm chứng kết quả xếp hạng nội bộ của mình và điều chỉnh dần phương pháp để

kết quả ngày càng sát thực tếhơn.

Chính vì vậy trong thời gian tới việc Chính phủ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, tạo cơ chế, môi trường cho hoạt động kinh doanh XHTD phát triển là vô cùng cần thiết.

3.3.3. Xây dựng các chỉ tiêu tài chính trung bình ngành

Các chỉ tiêu tài chính trung bình ngành là tiêu chuẩn rất quan trọng trong đánh giá

XHTD DN của các NHTM. Ngân hàng sẽ so sánh các chỉ tiêu tài chính của DN với chỉ tiêu trung bình ngành để đánh giá tình hình tài chính của DN lành mạnh hay yếu kém. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có nhưng nghiên cứu thống kê đầy đủvà có độ tin cậy cao về các chỉ số tài chính trung bình ngành chính thức của Cơ quan có thẩm quyền để có thể làm tiêu chuẩn trong

phân tích và đánh giá tình hình tài chính của DN mà các ngân hàng chủ yếu tự tính toán chỉ tiêu trung bình ngành đối với các nhóm khách hàng của riêng ngân hàng mình để tựđánh giá và so

sánh. Do đó, trong thời gian tới Tổng cục thống kê cần thực hiện các nghiên cứu và đưa ra hệ

thống chỉ số trung bình ngành có độ tin cậy cao, đồng thời phải liên tục cập nhật các chỉ tiêu theo tình hình kinh tế chung. Điều này không những tạo thuận lợi cho ngân hàng trong việc XHTD mà còn tạo thuận lợi cho DN trong phân tích tài chính để cải thiện hiệu quả quản lý của DN mình.

3.3.4. Hoàn thiện chuẩn mực kế toán Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam chi nhánh TPHCM (Trang 77)