- Việt Nam bắt đầu công cuộc Đổi Mới với quá trình mở cửa nền kinh tế và tự do hoá dần nền
7. Bố cục của đề tài
2.3.2. Những thành tựu của công cuộc xoá đói giảm nghèo của Việt Nam từ năm 1986 đến
từ năm 1986 đến nay
Trong hơn 20 năm qua, kể từ khi bắt đầu công cuộc Đổi Mới và mở cửa nền kinh tế (1986), Việt Nam đã đạt được những kết quả xuất sắc được quốc tế ghi nhận trong lĩnh vực xoá đói giảm nghèo. Những thành tựu của Việt Nam trong công tác xoá đói giảm nghèo là một trong những biểu tượng thành công nhất trong quá trình phát triển kinh tế. Dựa theo ngưỡng nghèo theo tiêu chuẩn quốc tế thì thành công trong giảm nghèo của Việt Nam là rất đáng ghi nhận. Năm 1993, cả nước vẫn còn 58% dân số sống trong nghèo đói, từ đó giảm xuống còn 37% năm 1998 và 29% năm 2002. Điều này dẫn đến giảm một nửa tỷ lệ dân số sống dưới ngưỡng nghèo trong vòng chưa đầy một thập kỷ. Hoặc nói một cách khác, gần 1/3 tổng dân số đã thoát khỏi nghèo đói trong vòng chưa đầy 10 năm (1993 – 2002). Các Mục tiêu phát triển của Việt Nam cũng như Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ cho thấy mức tiến triển liên tục của những chỉ số xã hội, từ số lượng học sinh được đi học đến tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh. Mặc dù có một vài vùng và một số nhóm dân số có thành tựu cao hơn những vùng và nhóm khác, Việt Nam vẫn tiếp tục giảm được mức đói nghèo nhanh hơn những nước khác ở cùng mức độ phát triển tương tự. Trong những năm đầu cuả thập niên 1990, Việt Nam đã đuổi kịp các nước trung bình ở cùng mức độ phát triển và đã vượt xa vào năm 2002. Từ năm 1993 đến năm 2004, tỷ lệ nghèo của Việt Nam tính theo chuẩn nghèo 1 USD/ ngày/ người của WB đã giảm từ 50,8% năm 1990 xuống còn 10,6% năm 2004, giảm gần 4/5 trong vòng 14 năm. Nếu so sánh với một số nước khác có cùng trình độ phát triển hoặc có trình độ phat triển cao hơn thì thành tựu vượt trội trong xoá đói giảm nghèo của Việt Nam càng rõ nét hơn. Tính toán dựa trên báo cáo của WB năm 2003 cho thấy tỷ lệ nghèo theo ngưỡng 1 USD/ngày/người của Việt Nam là 13,3%, trong khi đó của Trung Quố là 16,1%, Ấn Độ là 34,7%, Philippines là 14,6%. Tính theo ngưỡng 2 USD thì mức giảm nghèo của Việt Nam có phần khiêm tốn hơn nhưng điều đó cũng chứng tỏ rằng người dân Việt Nam không còn nghèo cùng cực nữa. Sự phát triến và đổi thay đến từ sự biến đổi của thị trường lao động, tỷ lệ
người tham gia lao động trực tiếp trên đồng ruộng của mình đã giảm xuống dưới 50%. Thay vào đó, nhiều người đang tham gia vào các ngành nghề có trả công trong lĩnh vực tư nhân, từ 19% năm 1998 đến 30% năm 2002 (2,5 triệu người). Trên thị trường nông sản, các hộ gia đình do chuyển hướng sản xuất theo hướng sản xuất cho thị trường hơn là sản xuất để tiêu dùng nên đã có tới trên 70% sản phẩm nông nghiệp của các hộ nông dân được bán ra thị trường so với 48% của năm 1993. Việc đa dạng hoá ngành nghề, các ngành nghề phụ, các ngành nghề thủ công nghiệp đã giúp người nông dân giảm được mức dễ bị tổn thương khi gặp phải rủi ro.
Bảng 2.11. Tỷ lệ nghèo của Việt Nam theo chuẩn quốc tế Năm Chi tiêu trung bình đầungười (USD PPP/tháng) Tỷ lệ dân số sống dưới mức (%)
1 USD PPP/ngày 2 USD PPP/ngày
1990 41,7 50,8 87,0 1993 48,9 39,9 80,5 1996 63,7 23,6 69,4 1998 68,5 16,4 65,4 1999 68,0 16,9 65,9 2000 71,3 15,2 63,5 2001 73,8 14,6 61,8 2002 78,7 13,6 58,2 2003 82,0 12,0 55,8 2004 85,5 10,6 53,4 (Nguồn: WB)
Tỷ lệ hộ thiếu đói đã giảm được gần 70%. Tính trung bình kể từ khi Đổi Mới tới 2007, mỗi năm, Việt Nam giảm được 2% số hộ nghèo đói. Tính theo chuẩn quốc gia (gồm cả nghèo về lương thực, thực phẩm và nghèo về phi lương thực, thực phẩm, tương đương 160 nghìn đồng/tháng/người), tỷ lệ nghèo chung của Việt Nam đã giảm mạnh, từ 58,1 % năm 1993 xuống còn 37,4% năm 1998 và 28,9% năm 2002. Trong đó, tỷ lệ nghèo về lương thực, thực phẩm giảm từ 24,9% năm 1993 xuống 10,9% năm 2002. Xu hướng giảm nghèo cũng rõ rệt không những trên toàn quốc mà ở tất cả các vùng, trong đó vùng Đồng bằng sông Hồng có tốc độ giảm nghèo mạnh nhất (giảm từ 62,7% năm 1993 xuống còn 22,4% năm 2002). Khoảng cách nghèo cũng giảm nhanh, từ 18,5% năm 1993 xuống còn 9,5% năm 1998 và 6,9% năm 2002.
Bảng 2.12. Tỷ lệ nghèo theo Chuẩn quốc gia giai đoạn 1993 – 2002 phân theo vùng Đơn vị: % Vùng 1993 1998 2002 Nghèo chung Nghèo lương thực, thực phẩm (2100 calo) Khoảng cách nghèo Nghèo chung Nghèo lương thực, thực phẩm (2100 calo) Khoảng cách nghèo Nghèo chung Nghèo lương thực, thực phẩm (2100 calo) Khoảng cách nghèo Tỷ lệ nghèo cả nước, trong đó: 58,1 24,9 18,5 37,4 15,0 9,5 28,9 10,9 6,9 - Thành thị 81,5 42,3 29,0 9,2 2,5 18,5 6,6 1,9 12,3 - Nông thôn 86,1 29,6 29,6 45,5 18,6 17,6 35,6 13,6 9,6 Miền núi phía Bắc 81,0 26,2 26,2 64,2 32,4 22,1 43,9 21,1 24,1 Đồng bằng sông Hồng 62,7 24,2 18,3 29,3 8,5 6,2 22,4 5,3 4,3 Bắc Trung Bộ 74,5 35,5 24,7 48,1 19,0 11,8 44,4 17,5 10,6 Duyên hải miền Trung 47,2 22,8 17,2 34,5 15,9 10,2 25,2 9,0 6,0 Tây Nguyên 70,0 32,0 26,3 52,4 31,5 19,1 51,8 29,5 16,7 Đông Nam Bộ 37,0 11,7 10,1 12,2 5,0 3,0 10,6 3,0 2,2 Đồng bắng sông Cửu Long 47,1 17,7 13,8 36,9 11,3 8,1 23,4 6,5 4,7 (Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Bảng 2.12 cho thây mức độ giảm nghèo của các vùng tuy khác nhau nhưng tỷ lệ nghèo về lương thực thực phẩm đều giảm: vùng Đồng bằng sông Hồng từ 8,5% năm 1998 giảm xuống còn 5,3% năm 2002. Tương tự, vùng Bắc Trung Bộ từ
19% xuống còn 17,5%; vùng Duyên hải miefn Trung từ 15,9% xuống còn 9%; Tây Nguyên từ 31,5% xuống 17,59%; Đông Nam Bộ từ 5% xuống 3%.
Bên cạnh đó, chỉ số Gini của Việt Nam cũng thuộc hạng tương đối bình đẳng (hệ số Gini thấp). Chỉ số Gini của Việt Nam theo Báo cáo về chỉ số phát triển con người (HDI) 2006 của UNDP là 37%, trong khi đó, chỉ số HDI của Thái Lan là 42%, Phillipines là 46.1%, Trung Quốc là 44,7%, Singapore là 42,5%, Nga là 39,9%.
Bảng 2.13. Hệ số Gini theo chi tiêu
Hệ số từ 0 đến 1 1993 1998 2002 Việt Nam 0,34 0,35 0,37 Thành thị 0,35 0,34 0,35 Nông thôn 0,28 0,27 0,28 Vùng núi phía Bắc 0,25 0,26 0,34 Đồng bằng sông Hồng 0,32 0,32 0,36 Bắc Trung Bộ 0,25 0,29 0,30
Duyên hải miền Trung 0,36 0,33 0,33
Tây Nguyên 0,31 0,31 0,36
Đông Nam Bộ 0,36 0,36 0,38
Đồng bằng sông Cửu Long 0,33 0,30 0,30
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Giai đoạn 10 năm từ 1990 – 2000 là giai đoạn mà Việt Nam thực hiện Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế – xã hội 1990 – 2000, nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao, bình quân khoảng 7%/năm, sản lượng lương thực bình quân đầu người tăng từ 330 kg năm1990 lên 455 kg năm 2000, đưa Việt Nam từ chỗ thiếu lương thực trở thành nước đứng thứ 2 về xuất khẩu gạo trên thế giới. Đây là điều kiện và tiền đề quan trọng cho việc thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo. Toàn quốc đã giảm được trên 2 triệu hộ nghèo đói. Tỷ lệ hộ nghèo đói giảm nhanh, từ trên 30% vào năm 1992 xuống còn 10% vào năm 2000, bình quân mỗi năm giảm 250 000 hộ. Riêng giai đoạn 1996 – 2000, mỗi năm giảm 300 000 hộ nghèo đói, hoàn thành mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII và được cộng đồng quốc tế đánh giá là mộ trong những nước giảm tỷ lệ nghèo đói nhanh nhất. Các cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ các cộng đồng dân cư nghèo cũng được tăng cường đầu tư xây dựng. Đến hết năm 2000, có gần 6000 công trình đã được đầu tư, trong đó hơn 4000 công trình đã được đưa vào sử dụng. Tổng số vốn đầu tư của Nhà nước cho các chương trình quốc gia có liên quan tới các mục tiêu xoá đói giảm nghèo đạt khoảng 21 000
tỷ đồng. Nguồn vốn tín dụng từ các Ngân hàng phục vụ người nghèo tăng nhanh, đến hết năm 2000 đã huy động được hơn 5000 tỷ đồng cho gần 5 triệu lượt hộ nghèo vay, bình quân 1,82 triệu đồng/hộ. Các cộng đồng dân cư nghèo được hỗ trợ về y tế, giáo dục, văn hoá, thông tin, tín dụng,..v.v..
Giai đoạn 2001 – 2003, kinh tế Việt Nam vẫn duy trì được đà tăng trưởng khá, biến động về giá cả là không lớn nên thu nhập bình quân được cải thiện hơn so với các năm trước. Theo VHLSS năm 2002, tính chung trên phạm vi cả nước, thu nhập bình quân đầu người 1 tháng giai đoạn 2001 – 2002 theo giá thực tế đạt 357 nghìn đồng, tăng trên 21% so với năm 1999, trong đó khu vực thành thị đạt 626 nghìn đồng, tăng 21%, khu vực nông thôn đạt 210 nghìn đồng, tăng 18%. Đặc biệt, tốc độ cải thiện một số mặt ở nông thôn đã nhanh hơn thành thị, nhất là nhóm hộ nghèo, nhờ đó mà đến năm 2002, trong nhóm hộ nghèo nhất, đã có khoảng 72,2% số hộ được sử dụng điện.
Bảng 2.14. Tỷ lệ nghèo theo Chuẩn quốc gia giai đoạn 2001 – 2003 phân theo vùng
Đơn vị: %
Tỷ lệ nghèo Cơ cấu nghèo cuối
năm 2003 Đầu năm 2001 Cuối năm 2003 Toàn quốc 17,2 11,0 100,0 Trong đó Đông Bắc 22,3 13,8 12,8 Tây Bắc 33,9 18,7 4,5 Đồng bằng sông Hồng 9,7 8,1 19,4 Bắc Trung Bộ 25,6 15,7 19,1
Duyên hải miền Trung 22,3 12,2 10,3
Tây Nguyên 24,9 17,4 8.2
Đông Nam Bộ 8,9 6,3 8,0
Đồng bằng sông Cửu Long 14,2 9,3 17,7
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Cùng với những thành tựu trong giai đoạn 2001 – 2003 đó, Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo giai đoạn 2001-2005 của Việt Nam cũng đã về đích trước thời hạn một năm. Vào cuối năm 2004, tỷ lệ hộ nghèo ở Việt Nam chỉ còn ở mức trên 8%, trong khi kế hoạch Đại hội Đảng IX đề ra là năm 2005 hạ tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 10%. Tình trạng tái đói kinh niên cơ bản đã không còn diễn
ra. Người nghèo ngày càng được tiếp cận với các dịch vụ sản xuất và đời sống dân sinh, được vay vốn tín dụng, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi và trồng trọt, xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và các dịch vụ xã hội cơ bản như y tế và giáo dục và nước sinh hoạt. Bên cạnh đó, người nghèo cũng được thụ hưởng các chương trình văn hóa, phát thanh, truyền hình. Tổng nguồn lực huy động cho xóa đói giảm nghèo bao gồm cả chương trình 134 (Chương trình hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn), chương trình 135 (Chương trình phát triển kinh tế-xã hội các xã đặc biệt khó khăn) và các dự án quốc tế trong 5 năm (2001-2005) khoảng 40.950 tỷ đồng. Riêng nguồn lực đầu tư cho chương trình mục tiêu xóa đói giảm nghèo khoảng 21.000 tỷ đồng.
Giai đoạn 2003 – 2004, số hộ nghèo theo Chuẩn nghèo quốc gia đã giảm từ 1,7 triệu hộ năm 2003 xuống còn 1,4 triệu hộ dến cuối năm 2004, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ khoảng 11% xuống còn khoảng 8,3%, bình quân mỗi năm giảm trên 2%. Trong 64 tỉnh, thành phố, có 36 tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo dưới 10%, trong đó 11 tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo dưới 5% và 4 tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo trên 20% (Bắc Kạn, Điện Biên, Lai Châu, Sóc Trăng). Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh trong cả nước và trên tất cả các vùng địa lý. Trong đó, các vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao có xu hướng giảm nhanh hơn các vùng có tỷ lệ hộ nghèo thấp vì công tác xoá đói giảm nghèo được thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, nhất là tại các tỉnh đặc biệt khó khăn, có tỷ lệ nghèo đói cao, nguy cơ tái nghèo lớn.
Giai đoạn 2004 – 2005, tỷ lệ hộ nghèo tính theo chuẩn nghèo quốc gia 2001 – 2005 giảm từ 17% năm 2000 xuống còn 8,3% năm 2004 và 7% năm 2055, trong đó, tất cả các vùng đều giảm được tỷ lệ nghèo. Việt Nam về đích trước một năm trong việc thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo thời kỳ 2001 – 2005. Tính đến cuối năm 2004, trong 64 tỉnh thành phố trên cả nước có 2 tỉnh cơ bản không còn hộ nghèo, 18 tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo từ 3 – 5%, 24 tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo từ 5 – 10%, 15 tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo từ 10 – 15%, 3 tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo từ 15 – 20% và chỉ có 2 tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo trên 20%. Việt Nam cũng hoàn thành vượt mức Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (MDG) trước 10 năm về giảm nghèo, từ 58,1% năm 1993 xuống 24,1% năm 2004 (tính theo Chuẩn nghèo quốc tế). Năm 2005, thu nhập bình quân của nhóm 20% nghèo nhất tăng khoảng 1,5 lần so với năm 2001. Chi tiêu bình quân của nhóm này tăng 8 – 9% trong giai đoạn 2002 – 2005.
Bảng 2.15. Tỷ lệ hộ nghèo theo Chuẩn qốc gia giai đoạn 2004 – 2005 phân theo vùng Đơn vị: % Năm 2004 Năm 2005 Toàn quốc 8,3 7,0 Đông Bắc 10,36 8,0 Tây Bắc 14,88 12,0 Đồng bằng sông Hồng 6,13 5,15 Bắc Trung Bộ 13,23 10,5
Duyên hải Nam Trung Bộ 9,56 8,0
Tây Nguyên 13,03 11,0
Đông Nam Bộ 2,25 1,7
Đồng bằng sông Cửu Long 7,4 6,78
(Nguồn: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; báo cáo của các địa phương 2005)
Mặc dù chênh lệch giàu nghèo vẫn có xu hướng gia tăng, nhưng tốc độ gia tăng trong giai đoạn 2002 – 2004 chậm hơn so với giai đoạn 1993 – 2002, chủ yếu do các vùng nghèo hơn có tốc độ giảm nghèo cao hơn các vùng giàu. Theo Chuẩn nghèo mới, được Thủ tướng Chính phủ ban hành năm 2005 thì hộ nghèo là hộ có thu nhập bình quân đầu người một tháng từ 200 000 đồng trở xuống đối với khu vực nông thôn và 260 000 đồng trở xuống đối với khu vực thành thị. Những hộ có mức thu nhập bình quân đầu người thấp hơn hoặc bằng chuẩn nghèo được xác định là hộ nghèo. Do đó, cả nướ vào năm 2005 có khoảng 3,9 triệu hộ nghèo, chiếm 22% tổng số hộ toàn quốc. Vùng có tỷ lệ nghèo cao nhất vẫn là vùng Tây Nguyên (40%), thấp nhất là vùng Đông Nam Bộ (9%).
Căn cứ vào chuẩn nghèo của giai đoạn 2000 – 2005, ta có thể thấy rõ là qua từng năm đều đã có sự tiến triển vượt bậc về sự giảm tỷ lệ hộ nghèo ở nước ta. Bình quân hàng năm cả nước ta đã giảm được từ 3 đến 4% số hộ nghèo, vượt mức kế hoạch đề ra. Cụ thể, nếu đầu những năm 1990 tỷ lệ các hộ nghèo trong cả nước còn ở mức rất cao, bình quân khoảng trên dưới 30 – 35%, thì đến năm 1995 đã giảm xuống còn 29%, năm 2000 còn 25%, và đến năm 2005 chỉ còn có 22% , năm 2006 còn 17%, thì đến năm 2007 chỉ còn 14,87%, giảm 6,28% so với cuối năm 2005 và năm 2008 chỉ còn khoảng 14,2%. Điều đáng quan tâm là chất lượng cuộc sống hộ nghèo đã được không ngừng nâng cao hơn. Thu nhập bình quân của 20%
số các hộ nghèo năm 2007 được điều tra cho thấy đã tăng gần 1,5 lần so với năm 2005.
Việc triển khai các mô hình giảm nghèo từ năm 2000 đến 2005, đã tiến hành xây dựng được 83 mô hình giảm nghèo tại 83 xã thuộc 20 tỉnh với sự tham gia của 40.000 hộ, trong đó có 55 hộ nghèo. Đã có 64 xã trong cả nước xây dựng mô hình liên kết giữa các các doanh nghiệp với hộ nghèo và các xã phát triển vùng nguyên liệu, hàng năm thu nhập của các hộ tham gia dự án tăng 16 – 19%, và 20% số hộ tham gia dự án đã thoát nghèo. Từ những mô hình thành công giai đoạn 2000 – 2005, Chương trình Giảm nghèo 2006-2010 đang tiếp tục nhân rộng mô hình điểm đồng thời với chính sách khuyến khích nhà đầu tư vào các vùng nghèo, xã nghèo và nhận người nghèo vào làm việc, lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế - xã