- Việt Nam bắt đầu công cuộc Đổi Mới với quá trình mở cửa nền kinh tế và tự do hoá dần nền
7. Bố cục của đề tài
1.2.2. Sự cần thiết của công tác xoá đói giảm nghèo
Đói nghèo là một hiện tượng mang tính toàn cầu, không chỉ tồn tại ở những nước nghèo, có thu nhập thấp và các nước đang phát triển mà có cả ở những nước phát triển, mặc dầu chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ, nhưng cũng rất gay gắt, do đó xóa đói, giảm nghèo đã được đặt lên thành chương trình của Liên hợp quốc. Hơn nữa, đói nghèo còn có tính tương đối tùy thuộc vào mức sống của từng quốc gia, của các tầng lớp dân cư và của ngay từng con người, từng hộ gia đình, do đó xóa đói, giảm nghèo phải là một chiến lược lâu dài, thường xuyên, khó có thể gọi là hoàn thành dứt điểm. Có thể nói, xóa đói, giảm nghèo là chiến lược của các quốc gia, là mục tiêu hàng đầu của con đường phát triển của mỗi đất nước đất nước nếu quốc gia đó muốn đạt được sự phát triển bền vững. Khi mọi điều kiện về con người, về tài nguyên thiên nhiên, về chính trị - xã hội của một quốc gia không phải là khan hiếm mà vẫn trong tình trạng đói nghèo thì đó là một điều bất hợp lý. Người nghèo nhiều không chỉ làm cho nước nghèo mà còn là nguyên nhân của những tệ nạn xã hội, cản trở sự phát triển đi lên của quốc gia.
Công tác xóa đói, giảm nghèo xét về đặc thù là một hoạt động mang tính tổng thể, bằng nhiều biện pháp, hình thức phong phú, gồm nhiều dự án, nhiều tổ chức, đoàn thể chính trị - xã hội cùng tham gia, vừa có sự tham gia của Chính phủ, vừa cần có sự tham gia của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Chính phủ tạo các điều kiện hỗ trợ về khuôn khổ hành chính, điều kiện sản xuất và tiếp cận nguồn vốn. Các doanh nghiệp, các tổ chức chính trị - xã hội tạo cơ hội cho người nghèo được lĩnh hội các tri thức sản xuất và công ăn việc làm. Về bản thân người nghèo, công tác xoá đói giảm nghèo coi chủ thể xóa đói, giảm nghèo chính là bản thân người nghèo, điều cốt lõi trong công tác xoá đói giảm nghèo là hỗ trợ người nghèo vươn lên trong lao động sản xuất, kinh doanh gắn liền với sự quản lý của Chính phủ và sự hỗ trợ của toàn xã hội, theo phương châm "cho cần câu hơn là cho xâu cá". Chính với phương châm đó, người nghèo không nảy sinh tư tưởng ỷ
lại vào sự hỗ trợ của xã hội, mới có thể tự lực vươn lên, thoát nghèo, và đủ khả năng để cùng tham gia giúp đỡ những người khác thoát khỏi nghèo đói.