I KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT:

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh gốm sứ tại thị trường Nga (Trang 40 - 42)

Kết luận về việc mở rộng thị trường tiêu thụ gốm sứ Minh Long tại Nga:

Sau những nghiên cứu cùng với những thông tin chúng tôi thu thập được, chúng tôi đã nhận thấy một điều rằng Nga thực sự là một thị trường có tiềm năng rất lớn để chúng tôi xây dựng hình ảnh thương hiệu gốm Việt tại Nga.

Bởi thị trường Nga được xem là thị trường tương đối dễ tính, với ít hàng rào kĩ thuật và những qui định không quá khắt khe nên chúng tôi có thể tiến vào thị trường dễ dàng. Hơn thế nữa chúng khi mở rộng chúng tôi có lợi thế hơn từ sự cam kết giữa hai chính phủ Việt Nam – Nga, sự hỗ trợ từ hai chính phủ cũng là một điều vô cùng kiện thuận lợi.

Với mặt hàng gốm sứ mỹ nghệ, thị trường Nga có tiềm năng rất lớn. Bởi vì thị trường Nga đang dần phát triển sau một thời gian dài trì trệ. Do đó, thị trường mở cửa, thu hút nhiều nhà đầu tư cũng như thu hút du lịch, kéo theo dịch vụ khách sạn phát triển. Khách sạn cao cấp chính là các đối tác chính mà chúng tôi nhắm đến. Đồng thời, đời sống của nhân dân Nga đang phát triển, xu hướng hưởng thụ và sẵn sàng chi trả cho các mặt hàng trang trí. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để mặt hàng gốm cao cấp của chúng tôi thâm nhập thị trường

Phần lớn người Nga làm việc trong các thành phố, tầng lớp trung lưu ngày một nhiều và đa số có nhà ở ngoại ô. Đây là đối tượng mua sắm đồ thủ công mỹ nghệ nhiều nhất.

Dự báo đến năm 2020 Nga là một trong 5 nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới. Do đó thị trường Nga có những tiềm năng chưa được khai thác và hứa hẹn sẽ thành công nếu có con đường đúng đắn thâm nhập và kinh doanh. Nhiều bạn hàng Nga, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam tại Nga và Đại sứ quán Việt Nam tại LB Nga và bà con Việt kiều tại LB Nga sẽ là cầu nối quan trọng giúp doanh nghiệp đưa sản phẩm vào thị trường Nga.

Liên bang Nga đã trở thành đối tác chiến lược và là thị trường truyền thống của Việt Nam. Có nhiều cơ hội để đưa vào thị trường này mặt hàng đồ gốm, thiết bị vệ sinh, đồ nhựa gia dụng, thuốc đông nam dược… mà Việt Nam có lợi thế cạnh tranh cao. Tuy nhiên đây cũng là thị trường mới chứa nhiều nguy cơ và biến động, lần đầu tiên mở rộng kinh doanh vào thị trường này chắc chắn không tránh khỏi những trở ngại ban đầu.

Dù vậy nhưng chúng tôi thấy rằng mỗi cơ hội đều ẩn chứa những thử thách nhất định, nhưng điều quan trọng là việc tận dụng những thuận lợi, khắc phục những khó khăn để đến được với thị trường Nga đầy hứa hẹn.

Tóm lại, với chiến lược kinh doanh đưa mặt hàng gốm sứ Việt Nam tiến vào thị trường Nga, chúng tôi cần một thời gian lâu dài và ổn định cũng như cần có một sự kiên trì để có thể xây dựng thành công thương hiệu gốm sứ Việt tại một thị trường rộng lớn và đầy tiềm năng như nước Nga.

Đề xuất cho việc mở rộng thị trường được hiểu quả hơn:

Như chúng ta đã biết Nga là thị trường đang mở cửa, điều kiện thông thoáng, nhưng cũng không ít rủi ro và tính cạnh tranh cao. Do đó, khi vào thị trường này buộc mọi đối tác phải chấp nhận cuộc cạnh tranh khá gay gắt cả về hàng hóa cũng như đầu tư.

Cụ thể hơn có thể thấy cơ chế thanh toán của thị trường Nga còn thiếu sự linh hoạt, thiên về trả chậm khi hàng hóa từ các nước khác nhập khẩu vào đây. Những bất cập và trở ngại trong khâu thủ tục hành chính, giấy tờ, trong đó có cả thủ tục hải quan, cửa khẩu nhiều lúc gây tâm lý e ngại cho các DN Việt Nam quan hệ với thị trường Nga. Các DN Việt Nam và Nga vẫn chưa vượt qua rào cản về tâm lý như rủi ro về hợp tác, an ninh, khoảng cách về địa lý, cơ chế thanh toán... để hợp tác với nhau và chưa có sự chuyển biến rõ nét từ nhận thức đến hành động trong chiến lược hợp tác Việt-Nga. Bởi vậy mục đích của chúng ta không chỉ đưa sản phẩm gốm sứ qua nước bạn mà song song với việc đó là làm thị trường mới này quen dần với sản phẩm gốm sứ của chúng ta, đơn giản hóa mọi thứ có thể nhất để việc tiêu thụ sản phẩm được dễ dàng hơn, luôn tạo được một dấu ấn riêng trên thị trường mới. Và cần phải có sự chuyên nghiệp, uy tín trong chất lượng, giá cả ưu đãi hợp lý…có như vậy thì chúng ta không hề ngại trước những đối thủ cạnh tranh tầm cỡ như Trung Quốc, Nhật Bản hay Indonesia…

Và để đáp ứng được nhu cầu đa dạng của thị trường. Chúng tôi luôn tiến hành điều tra, nghiên cứu thị trường, nghiên cứu nhu cầu tiêu dùng của khách hàng, do đó có những cơ sở để chúng tôi thu mua những sản phẩm phù hợp với thị hiếu của khách hàng.

Cần phải lựa chọn chính sách giá thâm nhập. Vì là một doanh nghiệp mới bước vào thị trường Âu Châu, việc đưa ra mức giá phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của người Nga là một việc quan trọng để đưa sản phẩm đến gần với khách hàng.

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh gốm sứ tại thị trường Nga (Trang 40 - 42)