0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Mô hình cơ bản:

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ CƠ CHẾ TRUYỀN DẪN TIỀN TỆ CỦA MỘT NẾN KINH TẾ TRƯỜNG HỢP Ở VIỆT NAM (Trang 32 -32 )

Trong hình 1 là các xung động phản hồi do bởi cú sốc tiền tệ thắt chặt. Cú sốc

chính sách tiền tệ sinh ra sự gia tăng nhẹ ngay lập tức đối với lãi suất thị trường (i), và

tăng mạnh trong 8 tháng đầu, và có sự sụt giảm mạnh mẽ trong 7 tháng tiếp theo và

bình ổn trở lại sau 25 tháng. Có thể thấy rằng sự phản hồi của lãi suất cơ bản (i

0

) và lãi

suất thị trường khá tương tự nhau. Điều này được tác giả giải thích rằng, một phần của

cơ chế truyền dẫn của cú sốc chính sách là từ lãi suất cơ bản đến lãi suất thị trường,

hướng hai lãi suất này nối đôi nhau. Thứ hai, cả hai lãi suất này có thể phản ứng dương

đến thông tin về lạm phát kỳ vọng bởi sự phản ứng lại chính sách từ lãi suất cơ bản và

do bởi Hiệu ứng Fisher trong trường hợp lãi suất thị trường.

Bên cạnh đó, cú sốc chính sách tiền tệ gây ra sự sụt giảm ngay lập tức của cung

tiền (m) trong 2 tháng đầu tiên, tăng trở lại trong 2 tháng sau đó và giảm mạnh trong 4

tháng tiếp theo, sau đó tăng trở lại trong 9 tháng tiếp theo và có dấu hiệu phục hồi cho

những tháng kế tiếp. Mặc khác, cú sốc chính sách tiền tệ lại gây ra sự đánh giá thấp

mạnh mẽ ngay lập tức của đồng Việt Nam (s), sau đó tăng nhanh trong 5 tháng đầu

tiên, và phục hồi trở lại trong 20 tháng tiếp theo. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với lý

thuyết, chính sách tiền tệ thắt chặt sẽ gây áp lực tăng giá đồng nội tệ ngay lập tức.

Chính áp lực tăng giá đồng tiền sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ cho xuất khẩu. Hậu quả

chung là làm cho xuất khẩu giảm sút mạnh và hàng xuất khẩu bị giảm sức cạnh tranh.

-.4 -.2 .0 .2 .4 .6 .8 5 10 15 20 25 30 35 Response of I0 to Shock1 -0.8 -0.4 0.0 0.4 0.8 1.2 5 10 15 20 25 30 35 Response of I to Shock1 -.006 -.005 -.004 -.003 -.002 -.001 .000 .001 5 10 15 20 25 30 35 Response of S to Shock1 -.006 -.005 -.004 -.003 -.002 -.001 .000 .001 5 10 15 20 25 30 35 Response of M to Shock1 -.002 -.001 .000 .001 .002 .003 .004 .005 5 10 15 20 25 30 35 Response of P to Shock1 -.03 -.02 -.01 .00 .01 .02 5 10 15 20 25 30 35 Response of Y to Shock1

Response to Structural One S.D. Innovations

Hình 1: Xung động phản hồi bởi cú sốc chính sách tiền tệ trong mô hình cơ bản.

Lưu ý: Phạm vi phản hồi trong tháng

Nguồn: Eview 6.0, dữ liệu dùng để tính toán lấy từ Phụ lục 1

Hình 1 cũng cho thấy cú sốc tiền tệ thắt chặt làm giảm sản lượng (y), và biến

động mạnh trong 7 tháng đầu tiên, sau đó có dấu hiệu phục hồi ngay sau đó. Cuối

cùng, cú sốc chính sách tiền tệ làm tăng giá (p) trong 8 tháng đầu và giảm mạnh xuống

trong 10 tháng tiếp theo, cho thấy sự phản hồi trễ của mức giá. Những kết quả này cho

thấy rằng cú sốc chính sách tiền tệ ở Việt Nam tác động đến nền kinh tế thực thông qua

kênh truyền dẫn lãi suất và tỷ giá hối đoái. Những tác động của cú sốc chính sách tiền

tệ phù hợp với lý thuyết và thực tế, là một cú sốc chính sách tiền tệ thắt chặt làm gia

tăng lãi suất, sụt giảm lượng cung tiền, giảm sản lượng và tỷ giá hối đoái bị đánh giá

thấp, mức giá gia tăng ngay sau đó. Hầu như các biến vĩ mô của nền kinh tế đều có dấu

hiệu phục hồi trở lại sau 2 năm, riêng cung tiền và mức giá cần khoảng thời gian nhiều

hơn để phục hồi.

Khi so sánh kết quả nghiên cứu này với các kết quả nghiên cứu khác, tác giả tìm

thấy được một vài điểm khác biệt. Trong mô hình SVAR của Phạm Thế Anh (2008),

lãi suất và cung tiền chưa thực sự phản ứng tốt đối với những biến động nhằm bình ổn

nền kinh tế vĩ mô trong ngắn hạn. Trong bài nghiên cứu của mình, tác giả tìm thấy cú

sốc chính sách tiền tệ tác động lên nền kinh tế Việt Nam bằng sự tác động quan trọng

của cả lãi suất thị trường, cung tiền và tỷ giá hối đoái. Trong mô hình SVAR của

Nguyễn Phi Lân (2010) lại cho rằng chỉ số CPI tương đối nhạy cảm và phản ứng mạnh

trước động thái thắt chặt tiền tệ, trong khi đó, tác giả lại thấy rằng chỉ số giá có phản

ứng chậm hơn các biến vĩ mô khác do tính cứng nhắc của giá cả hoặc do độ trễ của

hiệu ứng chính sách. Tác giả tin rằng bài nghiên cứu này sẽ nhận diện các cú sốc chính

sách một cách chính xác hơn Nguyễn Phi Lân (2010) và Phạm Thế Anh (2008), đã sử

dụng lãi suất thị trường như một công cụ chính sách. Vì lãi suất thị trường bị tác động

bởi nhân tố cung và cầu, sự thay đổi đến lãi suất thị trường không thể ước tính một

cách chính xác cú sốc chính sách tiền tệ. Ngược lại, vì lãi suất cơ bản không bị ảnh

hưởng bởi các cú sốc khác trong nền kinh tế, loại trừ sự phản hồi nội sinh của Ngân

hàng để thay đổi các điều kiện kinh tế và khi tác giả thừa nhận lãi suất cơ bản phản hồi

nội sinh đến các biến trong và ngoài nước, sự đổi mới trong hàm số chính sách này làm

tăng tính chính xác khi ước tính những cú sốc chính sách tiền tệ. Thêm vào đó, mối

quan hệ đồng thời thực tế hơn giữa biến chính sách và các biến trong và ngoài nước

trong mô hình SVAR làm tăng tính dự đoán của mô hình.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ CƠ CHẾ TRUYỀN DẪN TIỀN TỆ CỦA MỘT NẾN KINH TẾ TRƯỜNG HỢP Ở VIỆT NAM (Trang 32 -32 )

×