1. Hiện nay để phục vụ cho các lĩnh vực thủy lợi khác nhau, tùy vào điều kiện khí hậu thủy văn, địa chất và địa hình khác nhau mà sử dụng các loại đập thủy lợi có kết cấu khác nhau. Với nhiều ưu điểm và sự phổ biến thì đập đất vẫn được xem là những giải pháp ưu tiên hàng đầu và sử dụng phổ biến với các hồ chứa loại vừa và nhỏ.
2. Khu vực Bắc Trung Bộ là khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của lũ lụt, các công trình hồ chứa chủ yếu là sử dụng đập vật liệu địa phương với chiều cao đập chủ yếu là từ 20 – 30m. Mặc dù đã có nhiều hồ chứa được xây dựng nơi đây nhưng phần lớn đều được xây dựng vào những năm 70 – 80, khi mà điều kiện và khả năng xây dựng lúc bây giờ còn khó khăn, nên với hiện tượng thiên tai bất thường, mực nước thượng lưu đập cao hơn so với mực nước thiết kế đã gây ra nhiều sự cố về đập.
3. Qua quá trình tính toán nghiên cứu ảnh hưởng của mực nước thượng lưu tới sự ổn định của đập đất có thể rút ra được một số kết luận sau:
- Khi nâng cao dung tích hồ chứa cần phải xem xét đến đặc điểm của tầng thấm nước T (lớp nền), nếu không sẽ gây mất ổn định đập.
- Tầng thấm nước T (lớp nền) ảnh hưởng đến khả năng nâng cao dung tích hồ chứa, tầng thấm càng lớn thì khả năng nâng cao càng ít.
- Với đập càng cao thì giá trị gradient càng cao và hệ số ổn định càng thấp. Điều đó chứng tỏ rằng với đập càng cao thì khả năng tăng dung tích hồ chứa càng thấp.
- Nếu muốn tích nước lớn hơn khả năng tích thêm nước cho phép (∆H) thì cần phải có giải pháp gia cố đập và chống xói ở đáy chân khay hợp lý, nếu
không sẽ gây xói ngầm ở đáy chân khay và trượt mái hạ lưu gây mất ổn định đập đất.
- Để đáp ứng có công cụ đánh giá nhanh về khả năng tích nước thêm do biến đổi khí hậu của các hồ chứa Bắc Miền Trung, tác giả đã xây dựng biểu đồ quan hệ giữa chiều cao đập (Hđ), chiều dày tầng thấm (T) và khả năng tích thêm nước của hồ chứa (∆H) (hình 2.6). Biểu đồ này được xây dựng dựa trên các cơ sở khoa học và thực tiễn diễn ra ở khu vực Bắc Miền Trung, vì vậy có thể dùng làm tài liệu tham khảo đánh giá sơ bộ về khả năng tích nước thêm của từng hồ chứa từ đó có giải pháp công trình cụ thể để đập đầu mối làm việc an toàn.
4. Các lực chủ yếu bất lợi gây ra mất ổn định của đập vật liệu địa phương là trọng lực và lực thấm.Về nguyên tắc khi thiết kế sửa chữa, nâng cấp cho đập đất thuộc các công trình hồ chứa đều dựa theo nguyên lý làm việc của các biện pháp chống thấm khi thiết kế mới đề ra. Một số biện pháp điển hình thường được sử dụng để xử lý chống thấm cho đập đã cho hiệu quả rất tốt như:
- Công nghệ chống thấm bằng màng địa kỹ thuật (Geomembrane). - Công nghệ khoan phụt chống thấm. Công nghệ khoan phụt cao áp Jet- Grouting
- Công nghệ chống thấm bằng tường hào xi măng - Bentonite. - Nâng cao đập hiện trạng.
Mỗi phương pháp đều có các ưu điểm và nhược điểm khác nhau, do đó tùy vào từng điều kiện thực tế mà lựa chọn các phương pháp đó cho phù hợp.
CHƯƠNG III. TÍNH TOÁN ÁP DỤNG CHO CÔNG TRÌNH HỒ CHỨA NƯỚC HAO HAO – THANH HÓA