Công nghệ chống thấm bằng màng địa kỹ thuật

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng biến đổi mực nước thượng lưu đến ổn định của đập đất khu vực Bắc Miền Trung (Trang 48)

2.5.1.1. Nguyên lý công nghệ:

Áp dụng hình thức chống thấm kiểu tường nghiêng cho mái thượng lưu bằng một lớp vải địa kỹ thuật, lớp vải có khả năng chống thấm tốt (hệ số thấm rất nhỏ, khoảng 10-9

cm/s) hạn chế rất lớn lưu lượng thấm qua công trình. Để bảo vệ lớp vải địa kỹ thuật không bị oxy hóa và lão hóa do ánh sáng mặt trời và biến đổi của nhiệt độ thì cần phải phủ lên lớp vải 1 lớp bảo vệ có thể bằng đất dày tối thiểu 1m. Đồng thời để đảm bảo sự làm việc ổn định của vải trên dốc nghiêng cần phải bố trí neo giữ vật liệu.Công nghệ này chủ yếu ứng dụng cho đập vừa và nhỏ, mặt bằng công trình bằng phẳng có thể làm sân phủ hoặc tường nghiêng để kéo dài đường viền thấm. Một số công trình áp dụng biện pháp vải chống thấm có hiệu quả khá tốt như: Hồ Dầu Tiếng, hồ Sóc Sơn – Hà Nội, hồ Nhả Đường – Hà Tĩnh…

2.5.1.2. Ưu điểm:

- Khả năng chống thấm tốt

- Độ bền cơ học cao, nhẹ, dễ vận chuyển. - Thi công và sửa chữa dễ dàng

- Giá thành tương đối rẻ.

2.5.1.3. Nhược điểm:

- Không thi công được trong nước, khi thi công bắt buộc phải hạ thấp mực nước trong hồ.

- Phải có biện pháp bảo vệ chống rách cũng như lão hóa của vải, thời gian sử dụng ngắn.

- Bề mặt vải trơn nên lớp vật liệu phủ lên trên dễ bị xô, trượt. Đặc biệt trong trường hợp trời mưa thì dễ xảy ra khả năng trượt giữa lớp vật liệu phụ với bề mặt vải.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng biến đổi mực nước thượng lưu đến ổn định của đập đất khu vực Bắc Miền Trung (Trang 48)