M Ở ĐẦU
4. Kết quả đạt được
3.1. Phân phối yêu cầu dùng nước theo các yêu cầu lợi dụng tổng hợp
Trên cơ sởđiều tra, tổng hợp nhu cầu dùng nước của các ngành tham gia lợi dụng tổng hợp cần tiến hành nghiên cứu, đề xuất các phương án, các giải pháp cấp
nước cho các ngành này, đảm bảo an toàn, kinh tế và hiệu quả trong sử dụng nguồn
nước. Đối với các hồ chứa đa mục tiêu cần xem xét đánh giá yêu cầu cấp nước của
các ngành như sau:
* Quy hoạch cấp nước sinh hoạt và công nghiệp:
Cần nghiên cứu đề xuất các giải pháp cấp nguồn nước cho nhu cầu sinh hoạt và cấp nước cho sản xuất công nghiệp theo các kịch bản khác nhau. Cần làm rõ hơn
về khảnăng cung cấp nguồn nước cho ngành này. * Quy hoạch cấp nước cho nông nghiệp:
- Diện tích canh tác hiện tại và tương lai trên toàn lưu vực và từng khu vực cần cấp nước tưới;
- Năng lực thiết kế và khả năng tưới thực tế của các công trình và hệ thống
tưới hiện có, phạm vi và mức độđảm bảo tưới;
- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp kỹ thuật cấp nước tưới cho ở từng khu vực và cả lưu vực theo các kịch bản. Các giải pháp đề xuất có thể là cải tạo, nâng cấp các công trình và hệ thống tưới hiện có hoặc xây dựng mới.
- Tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của các công trình và hệ thống
công trình tưới, quy mô của công trình đầu mối và vùng hưởng lợi, nhu cầu điện
năng.
* Kết hợp cấp nước cho các ngành khác đểphát điện:
Cần nghiên cứu đề xuất các giải pháp sử dụng, cung cấp nguồn nước cho các ngành sử dụng nước khác nhau vào phát điện mang lại hiệu quả kinh tế cao từ việc
bán điện trong quá trình vận hành mà không làm suy giảm, hay ảnh hưởng đến nguồn nước của các ngành lợi dụng tổng hợp còn lại.
Khi lập quy hoạch lưu vực cần chú ý đến nhu cầu nước cho các ngành khác
như thủy sản, giao thông thủy, an dưỡng-du lịch-giải trí, duy trì môi trường sinh thái hạ du. Có thể nghiên cứu giải quyết cấp nước cho thủy sản, giao thông thủy, duy trì
môi trường sinh thái ở hạ du đồng thời trong quy hoạch tưới cho nông nghiệp còn giải quyết cấp nước cho an dưỡng - du lịch - giải trí , cấp nước sinh hoạt.
* Cấp nước duy trì môi trường sinh thái hạ du và bảo vệ nguồn nước
- Nghiên cứu hiện trạng và dự báo nguy cơ cạn kiệt nguồn nước mặt, nước ngầm;
- Nghiên cứu đề xuất biện pháp bảo vệ nguồn nước. Có thể áp dụng các biện pháp sau:
+ Chống cạn kiệt:
Dự tính yêu cầu dòng chảy tối thiểu duy trì môi trường sinh thái và sản xuất
ở hạdu; đề xuất biện pháp công trình hoặc phi công trình ở thượng lưu điều tiết bổ
sung nguồn nước cho lưu vực khỏi bị cạn kiệt; + Phòng chống ô nhiễm nguồn nước:
Xác định các vị trí trên lưu vực sông cần bố trí hệ thống kiểm soát chất lượng
nước.