Những đợt tăng giá vàng vừa qua, nhất là những ngày đầu tháng 11/2009 và tháng 11/2010, nằm trong thời điểm nền kinh tế khá ổn định, như chỉ số lạm phát là một con số, tiền đồng không hề mất giá, dự trữ ngoại tệ và nợ nằm trong chuẩn cho
phép... Như vậy, áp lực của những chỉ số kinh tế vĩ mô đã không buộc người dân phải tìm đến vàng như là thứ hàng hóa để bảo tồn giá trị dồng tiền.
Cũng cần nhắc lại, vào thời điểm cuối tháng 10 và vài ngày trước khi giá vàng “hỗn loạn” trong đầu tháng 11, giá vàng cũng đã rất cao, nhưng giao dịch hết sức trầm lắng. Vậy mà khi giá vàng lần lượt phá vỡ các cột mốc 26 triệu đồng/lượng rồi đến 27 triệu đồng/lượng, hiện tượng tranh mua tranh bán bắt đầu xuất hiện, đỉnh điểm là ngày 11/11, giá vàng và giá USD thị trường tự do bị đẩy lên mức cao nhất từ trước
đến nay: trên 29 triệu đồng/lượng và 20.000 đồng/USD.
Tuy thị trường vàng trong nước đã liên thông với giá vàng thế giới, thế nhưng việc giá vàng trong nước luôn vượt giá vàng thế giới từ 1 triệu rồi đến 5 triệu đồng, đã cho thấy bên cạnh việc đầu cơ, đã có sự “tiếp tay” của “tâm lý đám đông”. Liên tiếp trong nhiều năm, đã xảy ra nhiều cơn sốt giá, như năm 2007 là chuyện xếp hàng
đăng ký mua nhà khi còn nằm trên giấy với kỳ vọng sẽ bán lại với giá cao hơn nhiều, đã đẩy giá nhà đất vào cơn sốt, rồi chuyện cuối tháng 4/2008, người dân ùn ùn đi mua gạo đã đẩy giá gạo lên cao gấp mấy lần giá bình trong khi Việt Nam là nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới. Nếu như cơn sốt nhà đất là do đầu cơ
khá rõ nét, còn cơn sốt gạo là do tin đồn thì “sự hoảng loạn” là từđể giải thích cho hiện tượng chen lấn mua vàng lúc giá điểm đỉnh. Nếu như năm 2009 chứng kiến việc người dân đổ xô đi mua vàng khi giá vàng lên mức cao kỷ lục, thì một kịch bản tương tự đã diễn ra vào năm 2010, khi giá vàng trong nước và quốc tế leo thang mạnh mẽ. Lý giải cho điều này, trước hết là do yếu tố tâm lý. Tâm lý lo sợđồng tiền mất giá, tâm lý thiếu lòng tin vào đồng tiền VND trong lúc lo ngại giá vàng trong nước sẽ còn tăng nữa khiến nhu cầu vàng tăng mạnh trong khi nguồn cung có hạn,
đã khiến thị trường chứng kiến các “cơn sốt giá vàng” như trong hai năm qua.
Một chuyên gia đến từ Ngân hàng Nhà nước cho rằng, có hai nguyên nhân khiến người dân chạy theo các cơn sốt giá. Thứ nhất là sức hấp dẫn trong lựa chọn đầu tư
ngắn hạn của người dân đối với các tài sản có giá trị như USD và vàng. Rất nhiều người hy vọng vào những cơn sốt để tạo “sóng” cao để sinh lợi lớn. Tuy nhiên, chỉ
dòng xoáy tâm lý là bị thua lỗ. Thứ hai, nhiều người dân vẫn quen tích trữ vàng và USD như là tài sản đảm bảo. Khi giá chớm biến động, người dân sợ mất giá trị tài sản nên vội đổ ra mua bán gây xáo trộn thị trường, tạo nên cơn sốt.
Trong diễn biến mới đây, NHNN đã khẳng định những biến động tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do có nguyên nhân chính do nhu cầu mua USD từ một bộ phận dân cư, xuất phát từ tâm lý trong dân và sự thao túng của giới đầu cơ. Biến động tỷ
giá trên thị trường tự do mặc dù không gây những xáo trộn đối với hoạt động của hệ
thống ngân hàng, nhưng có nguy cơ rủi ro đối với người dân. Bằng thực tếđã diễn ra và những phân tích chuyên môn, các chuyên gia vẫn kêu gọi người dân hãy bình tĩnh trước các biến động ngắn hạn. Giá cả có thể lên xuống, nhưng chỉ là một phần bề nổi của thị trường và có rất ít tác động đến cân đối vĩ mô về USD hay vàng. Những cơn sóng trên thị trường tự do không dành cho hầu hết những người dân thiếu kiến thức và kinh nghiệm về tiền tệ. Đừng vì tâm lý mà bị cuốn vào vòng xoáy của những cơn sốt ngắn hạn để chuốc lấy những rủi ro.
Như vậy, “tâm lý đám đông” là một yếu tố chi phối trong các cơn sốt giá, nhất là khi niềm tin vào sự nhanh nhạy trong quản lý giá của các cơ quan có thẩm quyền bị
xói mòn thì người dân dễ bị dẫn dắt bởi thông tin truyền miệng, tin đồn thổi, và chỉ
chờ có vậy, chỉ cần một nhóm người có tiềm lực kinh tế làm động tác giảm cung hàng là cơn sốt giá xuất hiện. Thực tế, đối với một cá nhân, việc giá vàng tăng vài chục phần trăm có lẽ không gây ảnh hưởng gì nhiều, nhưng tâm lý bất ổn khiến rất nhiều người đổ xô đi mua thứ kim loại quý hiếm này cùng lúc, thì đó lại là hiểm họa cho cả một nền kinh tế.
Việc hóa giải "tâm lý đám đông " không quá khó, nếu có sự can thiệp nhanh chóng và kịp thời từ các cơ quan quản lý nhà nước. Trong cơn sốt gạo năm 2008, chỉ cần Chính phủ yêu cầu các tổng công ty lương thực mở kho đưa gạo dự trữ ra bán đúng giá như trước khi cơn sốt xảy ra, thì chỉ trong vài ngày, giá gạo bình ổn trở lại. Còn khi giá vàng leo lên đỉnh điểm, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tuyên bố cho nhập khẩu vàng không hạn chế, quả bóng giá ngay lập tức xì hơi. Tuy nhiên, những phản
ngày 3/11 vượt qua ngưỡng 24 triệu đồng/lượng, gây ngạc nhiên cho nhiều người, và sau đó lần lượt vượt qua giá vàng thế giới nhiều triệu đồng, để lên đến đỉnh điểm ngày 11/11, thì Ngân hàng Nhà nước mới phản ứng, tức là chậm cả tuần. Nguyên nhân có thể là do áp lực kiềm chế nhập siêu, giảm lạm phát, duy trì tỷ giá ổn định
đã khiến các cơ quan quản lý nhà nước đắn đo, nên đã kéo dài quyết định cho nhập khẩu vàng; hoặc như giải thích của một viên chức ngân hàng khi trả lời báo chí, rằng, đã từ lâu Ngân hàng Nhà nước không còn can thiệp thị trường vàng vì đây chỉ
là một loại hàng hóa bình thường.
Điểm này có thể đúng khi thị trường vàng hoạt động lành mạnh, thông tin minh bạch, nhưng khi thị trường vàng còn quá nhiều bất cập, thì rất cần sự can thiệp cũng như các phát ngôn và cung cấp thông tin chính thức, có chất lượng và trách nhiệm cao của các cơ quan quản lý nhà nước. Làm được điều này là giúp người dân nâng cao nhận thức về kinh tế thị trường, ổn định được tâm lý không bị xoáy vào cơn lốc tin đồn và giúp loại bỏ hiệu ứng “tâm lý đám đông” gây ra nhiều tác hại không chỉ
cho nền kinh tế quốc dân.
Để góp phần ngăn chặn hiệu quả các yếu tố tâm lý và tin đồn thất thiệt tương tự
trong thời gian tới, cần chú ý: Thứ nhất, đảm bảo hoàn thiện và tuân thủ các nguyên tắc quản lý kinh tế và cạnh tranh thị trường, giảm thiểu và khắc phục các biểu hiện và lạm dụng công cụ quản lý hành chính, mệnh lệnh và hiện tượng “vận động hành lang”, “chạy chính sách” vì lợi ích ngành độc quyền, bất chấp lợi ích và uy tín quốc gia… Đảm bảo các biến động chính sách phải minh bạch và có thể dự báo được trong xu hướng ổn định, nhất quán, phù hợp các nguyên tắc kinh tế thị trường và yêu cầu cam kết hội nhập, các thông lệ thế giới, cũng như các tín hiệu thị trường khách quan. Thứ hai, phát hiện và trừng phạt kịp thời, nghiêm khắc các cá nhân và tổ chức tung tin đồn thất thiệt nhằm mục tiêu phá hoại chính sách, đầu cơ và cạnh tranh không lành mạnh… Có thể áp dụng xử lý hình sự với các vi phạm đặc biệt nghiêm trọng, thông báo rộng rãi làm gương trong dân chúng. Thứ ba, tăng cường giáo dục dân trí, nâng cao nhận thức về kinh tế thị trường và hiểu biết pháp luật, tăng khả năng tự nhận thức và cảnh giác, tránh hành động kiểu bầy đàn, vô tình
hoặc cố ý tiếp tay và trở thành nạn nhân của tin đồn… Thứ tư, tăng cường và thể
chế hoá các phát ngôn và cung cấp thông tin chính thức có chất lượng và trách nhiệm pháp lý cao định kỳ và không định kỳ của các cơ quan và đại diện nhà nước, các tổ chức kinh doanh có liên quan, cũng như của các ngành và doanh nghiệp đang có độ độc quyền kinh doanh cao, như xăng, dầu, điện… Cần nhấn mạnh rằng, những nghiên cứu, dự báo dài hạn và kịp thời về thị trường, những tuyên bố đúng lúc của các nhân vật có trách nhiệm và uy tín, những tin tức được cập nhật hàng ngày, hàng giờ từđội ngũ báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng hiện đại, các quy chế kiểm tra thị trường đột xuất, có hiệu lực và hiệu quả cao sẽ là những cấu thành không thể thiếu được trong cơ chế bảo vệ sự cạnh tranh và hoạt động lành mạnh của kinh tế thị trường có quản lý vĩ mô của nhà nước ở Việt Nam, từ đó bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng tránh khỏi những thiệt hại từ sựđầu cơ và cả những dại dột của chính mình.