2.3.1 Giả thuyết 1: Giá vàng tác động đến lạm phát Giả thuyết này dựa trên luận điểm cho rằng:
Thứ nhất, khi giá vàng biến động kéo theo giá nhiều loại hàng hóa đặc biệt khác biến động theo. Tác động rõ nhất là khi giá vàng tăng thì giá ngoại tệ - đặc biệt là USD trên thị trường cũng tăng. Giá vàng tăng cao ảnh hưởng đến xu hướng tăng của tất cả các loại hàng hóa thiết yếu khác, ở đây có yếu tố tâm lý rất lớn. Trong khi
đó, nền kinh tế luôn trong tình trạng nhập siêu, cân đối ngoại tệ liên ngân hàng luôn căng thẳng. Hai yếu tố cộng hưởng này làm cho tâm lý người dân càng bị đẩy lên.
Điều này dẫn đến người dân có xu hướng tích trữ các loại hàng hoá, tạo nên sự biến
động trong nguồn cầu trong khi nguồn cung chưa kịp thời thay đổi, do đó làm giá các loại hàng hoá này tăng cao.
Thứ hai, giá vàng tăng ảnh hưởng đến chỉ số CPI. Mặc dù vàng không được tính vào 572 nhóm hàng hóa và dịch vụ để tính CPI, nhưng khi giá vàng tăng, các nguyên liệu đầu vào phục vụ cho việc sản xuất, chế tác các dòng sản phẩm có liên quan đến vàng hoặc ngành vàng bạc đá quý sẽ tăng theo, dẫn đến giá bán tăng đối với nhóm hàng hóa này. Khi giá bán của các sản phẩm kim loại quý tăng, các sản phẩm này sẽ tác động gián tiếp đến 572 nhóm hàng hoá và dịch vụ chính thức nói trên.
Thứ ba, một ảnh hưởng trực tiếp rõ nét khác đó là tác động đến TTTC (thị trường tiền tệ, chứng khoán và thậm chí là bất động sản). Như đã phân tích, khi giá vàng tăng gây ảnh hưởng gián tiếp đến chỉ số CPI, những dấu hiệu về lạm phát xuất hiện. Nếu tỷ lệ lạm phát không dao động trong vùng kiểm soát theo kỳ vọng chung của nền kinh tế, NHNN sẽ phải xem xét thực thi một số giải pháp như điều chỉnh lãi
suất cơ bản, điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc và điều tiết tổng phương tiện thanh toán của nền kinh tếđể kiềm chế lạm phát. Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán và bất động sản được coi là “sản phẩm thay thế” cho vàng của các nhà đầu tư, một khi cơ hội đầu tư tại thị trường vàng tăng cao thì thị trường chứng khoán sẽ ngay lập tức thiếu tính thanh khoản và thị trường bất động sản ít sôi động là đúng quy luật. Giá vàng tăng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng huy động nguồn vốn của khu vực tài chính: Khi giá vàng tăng người dân rút tiết kiệm để đầu tư vàng thay vì gửi tiết kiệm tại ngân hàng. Đồng thời, vốn rút ra lại loanh quanh ở thị trường vàng và ngoại tệ dẫn đến khả năng huy động vốn của các NHTM bị giảm sút, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung. Giá vàng tăng khiến thị trường ngoại tệ tự do bành trướng mạnh mẽ: Tình trạng đô la hoá ở Việt Nam không chỉ biểu hiện bằng tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ/Tổng tiền gửi trong hệ thống ngân hàng mà còn là khối lượng ngoại tệ lưu hành ngoài hệ thống tài chính. Khi giá vàng tăng và chênh lệch lớn với giá vàng thế giới làm cho nhu cầu mua USD trên thị trường tự do để nhập khẩu vàng lớn dẫn đến tỷ giá USD/VND tăng vọt, vượt ngoài tầm kiểm soát của NHNN.
Mặc dù vàng không còn đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống tiền tệ thế giới, nhưng giá vàng có thể là một chỉ số dự báo tốt cho lạm phát. Lý do là nếu người ta tin rằng vàng là tài sản để bảo tồn giá trị trước lạm phát thì với sự kỳ vọng lạm phát tăng cao hơn sẽ dẫn đến một số các nhà đầu tư chuyển vốn của họ ra khỏi các tài sản tài chính với lãi suất danh nghĩa cố định thành vàng hoặc đồ trang sức. Do nguồn cung vàng là tương đối cố định, giá vàng có thể tăng mạnh với ngay cả một sự gia tăng nhỏ trong nhu cầu.
Trong rổ hàng hóa tính chỉ số giá tiêu dùng (CPI – Consumer Price Index) không bao gồm vàng, nên giá vàng tăng không trực tiếp làm tăng lạm phát. Tuy nhiên theo truyền thống, người Việt thường neo giá hàng hóa có giá trị lớn với giá vàng, điển hình là giá bất động sản, do đó giá vàng tăng thì giá hàng hóa tăng theo.
Vậy tăng giá vàng làm tăng lạm phát (CPI).
Về mặt lý thuyết trong một nền kinh tế có thu nhập, chỉ số giá tăng thì nhiều mặt hàng có khả năng bảo tồn giá trị, trong đó có vàng sẽ tăng giá tức thời. Lý tưởng nhất là giá cả hàng hóa tăng theo cùng một tỷ lệ theo một số mô hình nhập môn kinh tế vĩ mô. Vậy lạm phát tăng thì giá vàng tăng. Ngoài ra, khi có lạm phát, người dân tránh giữ tiền mặt, mua vàng để bảo toàn vốn là một trong số những lựa chọn hiệu quả nhất. Cầu vàng tăng thì giá sẽ tăng và mức tăng sẽ cao hơn mức tăng của lạm phát. Giả thuyết đầu cơ lập luận rằng những thay đổi trong kỳ vọng lạm phát sẽ
gây ra những thay đổi ngay lập tức giá vàng .
Thực tếở Việt Nam trong những năm 70, 80 nền kinh tế thời kỳ này là nền kinh tế
tập trung, bao cấp không tạo được động lực phát triển, làm suy thoái năng lực sản xuất xã hội, lạm phát gia tăng với tốc độ chóng mặt khiến cho đồng tiền mất giá. Các chủ trương, chính sách không phù hợp như: Đổi tiền, kiểm kê tài sản, kiểm tra hành chính, điều chỉnh giá bán buôn – giá bán lẻ, … khiến cho tâm lý người dân luôn hoang mang, chính vì vậy người dân không tin tưởng vào tiền đồng mà tích trữ
vàng, vàng trở thành vật đảm bảo giá trị tiền đồng. Lạm phát của nước ta trong những năm 70, 80 dâng cao, rất nghiêm trọng và nguy hiểm: Giá cả hàng hoá tăng với tốc độ phi mã, đỉnh điểm vào năm 1986 với tỷ lệ lạm phát là 774.7 %. Chỉ số
giá bán lẻ năm 1985 tăng 13,97 lần so với năm 1980; năm 1987 tăng 124,42 lần so với năm 1985 và năm 1988 tăng 181,48 lần so với năm 1985. Không chỉ riêng người dân, ngay cả các đơn vị sản xuất kinh doanh cũng xem vàng là nơi trú ẩn tạm thời tốt nhất cho vốn lưu động khi chưa mua được nguyên liệu. Giá của tất cả các loại hàng hóa đều được người dân nhẩm tính và quy ra vàng. Lúc này, mặc dù Nhà nước không công khai thừa nhận vàng làm chức năng lưu thông, thanh toán nhưng trong thực tế người dân đã trao đổi, mua bán bằng những đơn vị “tiền vàng”. Ví dụ: Mua bán nhà cửa, xe cộ, vào những dịp lễ Tết, …nhu cầu về vàng tăng cao gây sức ép đẩy giá vàng lên. Như vậy, trong giai đoạn này vàng đã đóng vai trò lớn thay tiền
đồng trong các giao dịch thanh toán. Việc giá vàng tăng cao đã gây nên hội chứng tâm lý làm nhiều người dân đổ xô đi mua vàng, một số đã rút tiền tiết kiệm để mua vàng.
Riêng từ năm 1999 đến năm 2002 nền kinh tế Việt Nam thời kỳ này đã có nhiều đổi khác, các thành phần kinh tế trong XH được khuyến khích mở rộng hoạt động kinh doanh. Nhiều chính sách kinh tế thông thoáng được ban hành cùng việc thu hút đầu tư từ nhiều nguồn đặc biệt từ các nhà đầu tư nước ngoài, lượng dự trữ ngoại hối. Hành lang pháp lý dần được mở rộng đảm bảo lợi ích cho các nhà đầu tư. Tâm lý tích trữ vàng trong dân chúng giảm đáng kể so với thời kỳ trước, người dân đã mạnh dạn đầu tư kinh doanh, mở rộng hoạt động sản xuất. Thị trường ngoại tệ, thị
trường chứng khoán, thị trường bất động sản dần hình thành và phát triển tạo nên các kênh đầu tư hấp dẫn giúp những nhà đầu tư trong nước và nước ngoài có thêm nhiều lựa chọn cho nguồn vốn đầu tư của mình. Với việc kiềm giữđược tốc độ lạm phát ở mức an toàn, đồng tiền Việt Nam đã không còn bị mất giá như thời kỳ trước, dân chúng đã tin tưởng vào tiền đồng, mặc dù giá vàng trong nước có biến động do
ảnh hưởng giá vàng thế giới nhưng không ảnh hưởng nhiều đến thị trường trong nước như trước đây. Như vậy, với thực tế xảy ra có thể thấy rằng lạm phát có tác
động đến giá vàng.