Cần mở rộng và phát triển nguồn vốn trung và dài hạn. Đây là một đòi hỏi bức xúc không những cho việc hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng mà đây còn là nguồn lực phát triển hệ thống Ngân hàng và góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nước ta. Vì trong tình hình hiện nay nhu cầu vay vốn trung và dài hạn của thị trường là chủ yếu, trong khi nguồn vốn trung và dài hạn thì quá ít, không đủ đáp ứng, vì vậy Ngân hàng nhiều khi phải sử dụng các nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn đó làm cho khả năng rủi ro trong tín dụng tăng thêm.
Cần đa dạng hoá các phương thức đầu tư nhằm san sẻ rủi ro. Đa dạng hoá các hình thức đầu tư là chiến lược giảm bớt rủi ro bằng cách góp chung rủi ro của nhiều loại tài sản có mức lợi tức khác nhau. Thực chất là phân tán hệ rủi ro trên số món cho vay. Bám sát các định hướng của Nhà nước về chiến lược phát triển kinh tế, tiếp cận với các dự án, các chương trình kinh tế khả thi để chủ động bố trí vốn
hoặc trực tiếp tham gia, hoặc tham gia theo phần hoặc chủ động vốn, đồng tài trợ với các NHTM khác để cùng sử dụng sức mạnh về vốn, kinh nghiệm để hạn chế bớt rủi ro hay là san xẻ bớt rủi ro cho các thành phần khác. Việc cùng hợp tác tham gia với một số ngành khác còn nhằm mục đích tránh đối đầu trực tiếp, đẩy mạnh hoạt động trao đổi kỹ thuật.
Cần tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người đi vay. Bằng một chính sách lãi suất, phí phục vụ thấp, có khả năng cạnh tranh với các Ngân hàng khác, bằng một cơ chế phục vụ thuận lợi, luôn coi lợi ích của khách hàng cũng là lợi ích của xã hội, của chính mình. Và nhất là tạo mối quan hệ lâu dài với khách hàng lúc đó Ngân hàng sẽ hiểu rõ hơn về khách hàng, giảm được các chi phí tập hợp thông tin và sàng lọc rõ ràng hơn rủi ro tín dụng. Đồng thời Ngân hàng cũng đẩy mạnh các hoạt động tư vấn nghiệp vụ, thông tin thị trường cho khách hàng, tạo cho khách hàng có được phương án kinh doanh có hiệu quả nhất.
Cần tham gia bảo hiểm tín dụng. Đây là một biện pháp hết sức quan trọng nhằm dàn trải rủi ro, biện pháp này nhằm chuyển rủi ro của khoản tín dụng không hoàn trả được cho tổ chức bảo hiểm.
Cần tăng cường đào tạo và đào tạo lại chuyên môn nghiệp vụ và sử dụng cán bộ hợp lý. Bố trí đủ người, đủ cán bộ đảm nhiệm công việc, nâng cao trình độ nghề nghiệp chuyên môn, hiểu biết về pháp luật, tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao đạo đức nghề nghiệp thông qua đào tạo và đào tạo lại, tuân thủ nghiêm ngặt chế độ cho vay. Trên thực tế yếu tố con người là tầm quan trọng và quyết định tất cả. Do đó để đạt được yêu cầu mới cần chọn lọc và xây dựng đội ngũ cán bộ tinh thông về nghiệp vụ, có đủ kiến thức cơ bản đảm bảo thực thi chế độ nghiệp vụ đúng có hiệu quả, có lương tâm đạo đức nghề nghiệp. Đây là vấn đề không chỉ của cán bộ lãnh đạo mà còn của cả từng cá nhân cán bộ phải có ý thức tuân thủ nghiêm ngặt quy trình nghiệp vụ chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm và chịu trách nhiệm