IV. TĂNG TRƯỞNG GẮN VỚI PHÚC LỢI XÃ HỘI, CÔNG BẰNG XÃ HỘI, XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO 1 Phúc lợi xã hộ
1.2. Những điều còn tồn tạ
1.2.1. Giá trị chỉ số HDI
Mặc dù HDI của Việt Nam luôn được cải thiện và được cộng đồng quốc tế đánh giá cao cho sự thành công ấy, song thứ hạng HDI của nước ta trên thế giới, ở châu Á và trong khu vực vẫn còn ở mức thấp, đứng dưới thứ 100 trên toàn thế giới. Giá trị HDI của Việt Nam năm 2003 là 0,704 còn thấp hơn mức trung bình 0,741 của thế giới, mức 0,768 của các nước châu Á - Thái Bình Dương. So sánh với một số nước trong khu vực, với giá trị HDI ta đạt trong năm 2003 thì Malaixia đạt giá trị này trước 17 năm, Philippin - trước 17 năm, Thái Lan - trước 14 năm, Trung Quốc - trước 6 năm.
Việt Nam nằm trong số 100 nước luôn cải thiện được chỉ số HDI trong suốt thời gian từ 1990 đến nay, song sự tăng lên này theo xu thế chung của hầu hết các nước được đánh giá. Trong tổng số 136 nước có trong bảng xếp hạng trong cả 3 năm 1990, 1995 và 2003, chỉ 10 nước có chỉ số HDI bị suy giảm liên tục, 100 nước khác liên tục nâng
cao chỉ số này, 19 nước đã thoát khỏi cảnh tụt lùi trong những năm 1990 - 1995 và đang phục hồi dần trong giai đoạn tiếp theo. Hơn nữa, HDI của Việt Nam có tăng nhưng tăng rất chậm, cụ thể chỉ số HDI năm 1999 là 0,682; năm 2000 chỉ tăng lên là 0,686; năm 2001 là 0,688; năm 2002 là 0,691; năm 2003 là 0,704. Tốc độ cải thiện thứ hạng HDI của ta có chiều hướng sụt giảm tương đối. Năm 1999 xếp trên 61 nước, năm 2000 xếp trên 64 nước, năm 2001 xếp trên 63 nước, năm 2002 xếp trên 65 quốc gia và năm 2003 xếp trên 69 nước. Nếu trong thời kỳ 1990 - 1995 Việt Nam đứng hàng thứ 15 trong bảng xếp hạng các nước xét về tốc độ cải thiện chỉ số HDI thì trong giai đoạn 1995 - 2003, Việt Nam chỉ xếp thứ 37 theo tiêu thức này với mức tăng là 6.7%. Các nước như Lào, Trung Quốc, Ấn Độ đều có mức tăng trên 10%. Điều này cho thấy trong khi ta cố gắng vươn lên thì các quốc gia khác cũng vươn lên với tốc độ không những không kém mà còn có xu hướng nhanh hơn ta.
1.2.2. Các chỉ số cấu thành
Các chỉ số thành phần vẫn còn ở mức thấp và vận động không đều: Chỉ số tuổi thọ và chỉ số kinh tế tăng lên, song trong giai đoạn 5 năm (1999-2003), chỉ số giáo dục giảm đi bằng 3/5 mức tăng của chỉ số kinh tế.
Chỉ số kinh tế: Một trong những yếu tố làm cho HDI của Việt Nam vẫn còn ở mức thấp là do chỉ số GDP bình
quân đầu người còn quá thấp, trong khi đây chính là yếu tố tiền đề để thực hiện chăm sóc sức khỏe và nâng cao chỉ số giáo dục. Hơn nữa, thứ bậc HDI của Việt Nam tăng lên cũng chủ yếu là nhờ sự tăng lên của chỉ số GDP bình quân đầu người và vì vậy, để nâng cao phúc lợi xã hội, tăng điểm giá trị HDI trước tiên cần phải thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo tiềm lực đầu tư nâng cao phúc lợi xã hội.
Chỉ số giáo dục: Mặc dù chỉ số giáo dục luôn đạt cao nhất so với hai chỉ số còn lại cấu thành của HDI nhưng chỉ
số giáo dục bị suy giảm liên tục trong những năm qua, từ 0,846 điểm (năm 1999) giảm chỉ còn 0,817 điểm (năm 2003), giảm 2,9% trong 5 năm. Hơn nữa chỉ số giáo dục tuy cao, nhưng chủ yếu là dựa vào số lượng (tỷ lệ biết chữ...), trong khi chất lượng giáo dục từ phổ thông đến đại học còn thấp, chạỵ theo số lượng nhiều hơn là chất lượng.
Chất lượng giáo dục của Việt Nam hiện đang được đánh giá trong các báo cáo chính thức cũng như trong dư luận xã hội là “đang xuống cấp nghiêm trọng”. Số lượng học sinh hoàn thành ở các cấp liên tục tăng; tỷ lệ học sinh lưu ban giảm, nhưng đó liệu đã phải là những con số thực chất đánh giá trình độ của mỗi học sinh. Bệnh thành tích được dẫn chứng nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng khiến chúng ta không thể không nghi ngờ về những con số dùng để đánh giá chất lượng giáo dục đó. Trong khi, thực tế tỷ lệ đầu tư vào giáo dục (bao gồm đầu tư từ NSNN và của phụ huynh học sinh và các nguồn khác) của ta rất lớn và liên tục tăng hàng năm, thì chất lượng thu được chưa tương xứng với đầu tư của toàn xã hội. Điều này đặt ra vấn đề báo động và cấp thiết cho Việt Nam trong việc cần phải xem xét lại việc quản lý, tổ chức hệ thống giáo dục, chất lượng giáo dục một cách hợp lý, phải xác định rõ tri thức lại chính là một trong những động lực hàng đầu thúc đẩy sự tăng tốc phát triển của thời hiện đại.
Chỉ số y tế: Mặc dù tỷ lệ chi hàng năm có tăng nhưng mức chi này chỉ nhỉnh hơn so với mức chi ở các nước có
Đông Á và chỉ hơn 1/2 mức chi trung bình (2,98%) của nhóm các nước có thu nhập thấp và vừa (mức trung bình của các nước thu nhập thấp là 1,22%, của các nước có thu nhập thấp và vừa là 2,73, của các nước có thu nhập vừa là 2,98 và của Đông Á và Thái Bình Dương là 1,86%). Ngân sách Nhà nước cho y tế tính theo đầu người chỉ đạt 6 USD/người/năm trong tổng chi tiêu cho y tế trung bình là 21 USD/người/năm. Thêm nữa, năm 2002 tỷ trọng đầu tư ngân sách Nhà nước chiếm 1,61% GDP giảm 0,06% so với năm 2001. Thực tế đó cho thấy NSNN dành cho phát triển y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân chưa đến mức đủ để tăng nhanh chất lượng khám chữa bệnh và dịch vụ
sức khỏe, thực hiện hiện đại hóa hệ thống y tế, hệ thống dịch vụ sức khỏe, nâng cao năng lực sản xuất thuốc thiết yếu cho nhân dân.
Ngay công tác y tế, chăm sóc sức khỏe cũng còn nhiều hạn chế, bởi nhiều mục tiêu như số giường bệnh, số cơ sở y tế, số cán bộ y tế... tính trên 1 vạn dân tăng chậm, có loại, có năm còn bị giảm; sản xuất thuốc trong nước mấy năm bị giảm; việc quản lý giá thuốc còn yếu kém nên giá thuốc mấy năm nay tăng cao hơn nhiều so với giá tiêu dùng; việc xã hội hóa y tế còn chậm; chậm khắc phục sự phân biệt đối xử trong khám, chữa bệnh theo chế độ bảo hiểm y tế với khám, chữa bệnh có nộp phí dịch vụ, dẫn đến nhiều hiện tượng tiêu cực trái với y đức.
Với những thách thức mà chúng ta đang phải đương đầu, việc tiếp tục nâng cao chỉ số HDI, đưa nước ta thành nước có chỉ số phát triển con người trung bình trên thế giới không phải là điều đơn giản.