Năng lực cạnh tranh các doanh nghiệp trong ngành

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH KIM NGẠCH NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN ĐỒ GỖ XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM (Trang 49)

5 Kết cấu của chuyên đề

2.3.4 Năng lực cạnh tranh các doanh nghiệp trong ngành

Các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều lợi thế cạnh tranh về nguồn lao động dồi dào, chinh sách ưu đãi cho các doanh nghiệp nhằm tạo công việc và thu nhập cho người dân cũng như tạo cơ hội làm ăn cho các nhà kinh doanh, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế và yếu kém:

Thứ nhất, chất lượng và khả năng cạnh tranh về mặt quản lý còn yếu Số lượng DNVVN có chủ DN, giám đốc giỏi, trình độ chuyên môn cao và năng lực quản lý tốt chưa nhiều. Một bộ phận lớn chủ DN và giám đốc DN tư nhân chưa được đào tạo bài bản về kinh doanh và quản lý, còn thiếu kiến thức kinh tế - xã hội và kỹ năng quản trị

kinh doanh, đặc biệt là yếu về năng lực kinh doanh quốc tế. Từ đó, khuynh hướng phổ biến là các DN hoạt động quản lý theo kinh nghiệm, thiếu tầm nhìn chiến lược, thiếu kiến thức trên các phương diện: Quản lý tổ chức, chiến lược cạnh tranh, phát triển thương hiệu, sử dụng máy tính và công nghệ thông tin. Một số chủ DN mở công ty chỉ vì có sẵn tiền vốn và thích kinh doanh, trong khi đó thiếu kiến thức và kỹ năng về kinh doanh, vì vậy đã dẫn đến rủi ro và thất bại.

Thứ hai:Năng suất lao động thấp, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cao làm yếu khả năng cạnh tranh của các DNVVN. So sánh giữa sản phẩm trong nước với các nước như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Philipines,... thì các sản phẩm sản xuất của các DN Việt Nam có giá thành cao hơn từ 1,58 đến 9,25 lần mặc dù giá nhân công lao động thuộc loại thấp so với các nước trong khu vực.

Thứ ba: Năng lực cạnh tranh về tài chính vẫn còn rất yếu kém. Quy mô vốn và năng lực tài chính (kể cả vốn của chủ sở hữu và tổng nguồn vốn) của nhiều DN còn rất nhỏ bé, vừa kém hiệu quả, vừa thiếu tính bền vững. Số lượng DN nhỏ và vô cùng nhỏ chiếm tỷ lệ khá cao. Việt Nam có hơn 72. 000 DN đang hoạt động, số lượng có tăng lên nhưng quy mô chủ yếu là nhỏ và siêu nhỏ. Số DN có vốn dưới 1 tỷ đồng chiếm tới 44,1%, quy mô lao động dưới 10 người chiếm 46,6%. Nếu so sánh năm 2004 với năm 2000, số vốn và số lượng lao động bình quân trong mỗi DN đã giảm từ 26 tỷ đồng và 84 lao động xuống còn 24 tỷ đồng và 72 lao động (theo số liệu của Tổng cục Thống kê).

Thứ tư: Nhận thức và sự chấp hành luật pháp còn hạn chế. Một số khá lớn DNVVN

còn chưa chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật, đặc biệt là các quy định về thuế, quản lý tài chính, quản lý nhân sự, chất lượng hàng hoá và sở hữu công nghiệp. Tình trạng các DNVVN bị các cơ quan chức năng phàn nàn, xử phạt vi phạm các chế độ về thuế, tài chính còn phổ biến. Nguyên nhân của tình trạng vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này cũng là do việc nhận thức, hiểu biết của DN về luật pháp còn nhiều hạn chế. Tâm lý làm ăn chuôi vẫn còn khá phổ biến.

Thứ năm: Sự yếu kém về thương hiệu đã góp phần làm yếu khả năng cạnh tranh.

Hầu hết các DNVVN ở Việt Nam chưa xây dựng được các thương hiệu mạnh, chưa khẳng định được uy tín và khả năng cạnh tranh trên thị trường khu vực và quốc tế. Nhiều DN ở Việt Nam, đặc biệt là các DNVVN chưa có chiến lược xây dựng thương

hiệu, chưa tạo được uy tín về chất lượng sản phẩm và dịch vụ, do đó khả năng cạnh tranh còn yếu. Theo số liệu khảo sát của VCCI, chỉ có gần 10% số doanh nghiệp là thường xuyên tìm hiểu thị trường nước ngoài và trong số này chủ yếu là các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu; Khoảng 42% doanh nghiệp tìm hiểu thị trường nước ngoài không thường xuyên và khoảng 20% doanh nghiệp, chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, không có các hoạt động tìm hiểu thị trường nước ngoài.

Hội nhập quốc tế đã buộc các DN phải nâng cao khả năng cạnh tranh để đủ sức đứng vững trên thương trường. Năng lực của các nhà quản lý DN là một trong những nhân tố quan trọng nhất có ảnh hưởng quyết định đến khả năng cạnh tranh của DN. Doanh nhân ngày nay cần có những năng lực tổng hợp và ở mức độ cao hơn hẳn 5 năm trước; trong đó cần đặc biệt chú trọng bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng về xây dựng và phát triển thương hiệu, về chiến lược cạnh tranh.

2.3.5 Môi trường chính trị pháp luật

Tháng 5/2003, EU đưa ra dự thảo đầu tiên về chương trình hành động FLEGT (Thi hành Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại). Tháng 12/2005, EC thông qua Quy định 2173/2005 về hệ thống cấp phép của FLEGT và yêu cầu bắt buộc cho thương thoả với đối tác. Để thực hiện các quy định tháng 10/2008, EC đã ban hành Quy định số 1024/2008 về việc thực hiện hệ thống cấp phép nhập khẩu gỗ vào thị trường EU. Theo Hiệp định “Tăng cường thực thi Luật Lâm nghiệp, quản trị rừng và buôn bán gỗ” (FLEGT) do EU khởi xướng, tất cả các chuyến hàng xuất khẩu vào thị trường này sẽ được cơ quan thẩm quyền cấp phép sau khi kiểm tra tính hợp pháp của các lô hàng thông qua các bằng chứng gốc. Cơ quan cấp phép cũng sẽ kiểm tra từng doanh nghiệp cụ thể xem hệ thống kiểm soát các chứng từ gốc của doanh nghiệp có đảm bảo tính hợp pháp hay không. Tất cả những hành động này nhằm chống lại việc khai thác gỗ lậu, hủy hoại môi trường sinh thái.

Mặc dù mang tính tự nguyện nhưng nếu không có chứng nhận FLEGT thì khi đạo luật này đi vào thực tiễn, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ khó có thể xuất khẩu vào thị trường EU. Các quy định về chứng nhận FLEGT tại mỗi quốc gia đối tác sẽ khác nhau phụ thuộc vào hệ thống pháp luật của nước đó, nguyên liệu gỗ thế nào được coi

là hợp pháp sẽ phụ thuộc vào việc đàm phán và phía nào cấp chứng nhận cũng phụ thuộc vào thoả thuận của hai bên.

FLEGT và FSC sẽ tồn tại song song với nhau. FSC yêu cầu các quy định liên quan đến tính bền vững như mức độ tái tạo cánh rừng được sử dụng để khai thác gỗ còn FLEGT chủ yếu qui định các thông tin liên quan đến nguồn gốc gỗ và tính hợp pháp của loại gỗ đó.

Nhiều người cho rằng đây là một trong những rào cản thương mại “trá hình” mà EU đặt ra nhằm cản trở các nước xuất khẩu. Song EU lại cho rằng các quy định này chỉ đảm bảo tính hợp lệ của nguồn gốc gỗ khai thác và nhập khẩu và EU cũng cam kết sẽ có những hỗ trợ cho các nước xuất khẩu trong quá trình thực thi VPA.

Tuy nhiên, dù sao đi nữa đạo luật này chắc chắn sẽ có ảnh hưởng đến việc xuất khẩu gỗ của Việt Nam vào thị trường EU. Năm 2008, xuất khẩu gỗ của Việt Nam vào EU đã giảm 34% so với năm trước, trong khi mức độ giảm xuất khẩu gỗ của Việt Nam nói chung chỉ là 17%.

Theo Bộ Công Thương, một đạo luật khác có tên là Lacey cũng vừa được Mỹ ban hành và có hiệu lực trong cuối năm 2008 và đầu năm 2009 cũng quy định khắt khe việc kiểm soát nguồn gốc sản phẩm gỗ. Căn cứ đạo luật này, hành động lấy gỗ, khai thác, sở hữu, vận chuyển, bán hoặc xuất khẩu không tuân thủ quy định của luật pháp ở bất cứ quốc gia nào cũng được xem là vi phạm tại Mỹ.

Ngày 18/6/2008, Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua Đạo Luật Nông nghiệp. Khi áp dụng Đạo Luật này sẽ tác động đáng kể đến hoạt động kinh doanh, phát triển xuất khẩu hàng đồ gỗ nội thất, hàng thủ công mỹ nghệ có nguồn gốc nguyên liệu từ gỗ và các loại cây trồng của Việt Nam sang Hoa Kỳ.

Được biết, hiện nay Hoa Kỳ mới chỉ có một thỏa thuận quốc tế duy nhất về xuất khẩu gỗ xẻ mềm với Canada.Việc Hoa Kỳ đưa yêu cầu này thành một quy định chung áp dụng với tất cả các nước một mặt có thể là để tránh vi phạm nguyên tắc Tối huệ quốc (MFN), mặt khác, mở ra khả năng Hoa Kỳ sẽ hướng tới những thỏa thuận tương tự với các nước khác về gỗ xẻ mềm hoặc sản phẩm khác; đồng thời, tạo tiền lệ cho việc yêu cầu khai báo nhập khẩu đối với các sản phẩm khác nhau.

Ở Nhật Bản các sản phẩm đồ gỗ Việt Nam khi xuất sang được hưởng thuế suất ưu đãi 0%, đây là một cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam xâm nhập vào thị trường này tạo thế đứng và vị trí mặt hàng đồ gỗ Việt .

2.3.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Khủng hoảng tài chính toàn cầu đã tạo sức lan toả ghe gớm đến tăng trưởng kinh tế

của các quốc gia. Dẫn đầu và là điểm gốc của cuộc khủng hoảng là Mỹ- trung tâm tài chính của thế giới tiếp đến là các nước phát triển có nền kinh tế phụ thuộc khà nhiều vào Mỹ. Tuy bối cảnh đã dần bình phục trong những thánh cuối năm 2009 song vẫn còn chậm. Thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam từ đó mà cũng phải chiu ảnh hưởng dây chuyền .

Việt Nam phần lớn sản phẩm gỗ xuất khẩu sang khối EU là sản phẩm gỗ ngoài trời như bàn ghế khung gỗ, xích đu, ô dù… nhu cầu loại sản phẩm này chịu tác động mạnh khủng hoảng kinh tế do người tiêu dùng sẽ phải ưu tiên tiêu dùng các sản phẩm thiết yếu hơn so với những sản phẩm mang tính giải trí. Vì vậy, đây cũng là thị trường xuất khẩu có mức suy giảm mạnh nhất đối với sản phẩm gỗ của Việt Nam trong đợt khủng hoảng này.

Mặc dù không tăng mạnh, nhưng các tháng trở lại đây xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường Mỹ bắt đầu lấy lại được nhịp độ tăng trưởng sau khi sụt giảm mạnh trong các tháng đầu năm và tiếp tục có những tín hiệu khả quan. Hiện nay, tình hình kinh tế Mỹ được đánh giá là đã thoát khỏi tình trạng suy thoái và đang trên con đường phục hồi. Cùng với đó, thị trường nhà đất Mỹ cũng có những tín hiệu khả quan.

2.4 Đánh giá chung các nhân tố ảnh hưởng đến ngành chê biến đồ gỗ xuất khẩu

2.4.1 Điểm mạnh, điểm yếu 2.4.1.1 Điểm mạnh

Thứ nhất, có vị trí cao trong ngành xuất khẩu đồ gỗ khu vực Đông Nam Á, Việt

Nam trở thành một trong 4 quốc gia xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất khu vực Đông Nam Á, được các nước đánh giá là một đối thủ mới nổi đầy tiềm năng, nhờ chi phí sản xuất rẻ, nhân lực dồi dào. Vượt qua Philippines trong cuộc đua giành thị trường đồ gỗ nội thất toàn cầu. Theo đó, thị phần của Việt Nam trong thị trường toàn cầu đã tăng lên 0,78% trong năm 2005, vượt hơn thị phần 0,54% của Philippine. Trong số các doanh nghiệp

chế biến gỗ hiện nay, nhiều doanh nghiệp mạnh, có tiềm lực về vốn đã hình thành nên một số tập đoàn chế biến gỗ lớn đủ sức cạnh tranh với nước ngoài, như: Công ty TNHH Khải Vy, Công ty CP Savimex, Công ty TNHH Trường Thành Tp.HCM.

Thứ hai, hệ thống phân phối sẵn có từ các nhà phân phối sỉ và lẻ hàng đầu thế giới

quy mô lớn ,danh tiến, mạng lưới khắp thế giới giúp giảm chi phí cho các nhà xuất khẩu trực tiếp và họ sẽ tập trung vào sản xuất hơn, mẫu mã hàng hoá đa dạng hơn ,ngày càng nâng cao tính cạnh tranh của mình.

Thứ ba, chất lượng tăng trưởng thấp: Ngành chế biến gỗ Việt Nam trung bình chỉ tạo

ra giá trị xuất khẩu dưới 10.000 USD/công nhân/năm, trong khi tại Trung Quốc là 16.000 USD/công nhân/năm, tại Malaysia là 17.500 USD/công nhân/năm, tại Đức khoảng 70.000 USD/công nhân/năm. Tăng trưởng của ngành chế biến gỗ Việt Nam (chủ yếu dựa vào xuất khẩu) phát sinh không hoàn toàn từ đổi mới công nghệ trong sản xuất, mà chủ yếu là gia công và phụ thuộc nhiều vào sự đặt hàng và thiết kế mẫu mã từ khách hàng nước ngoài. Chỉ một số ít doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chủ động đầu tư công nghệ, thiết bị và có khả năng tự sản xuất theo thiết kế và có thể tìm kiếm thị trường tiêu thụ, nâng cao giá trị gia tăng Song các nhà phân phối lớn này lại làm lu mờ tên tuổi của các nhà sản xuất,làm mất khả năng tiếp cận trực tiếp người tiêu dùng sau này.

Một khó khăn là, lâu nay các nước Đông Nam Á là thị trường cung cấp gỗ nguyên liệu cho Việt Nam, nhưng từ giữa năm 2005 hai nước cung cấp gỗ lớn nhất là Malaysia, Indonesia quyết định ngừng xuất khẩu gỗ xẻ khiến nhiều doanh nghiệp Việt Nam lao đao về nguyên liệu đầu vào. Năm 2006 dự kiến nhập khẩu nguyên liệu chừng 700 triệu USD, chiếm khoảng 1/3 kim ngạch xuất khẩu.

Năm 2005, đã có khá nhiều lô hàng bị trả lại từ nhiều nước vì bị lỗi. Và, cũng năm 2005 có khá nhiều đơn đặt hàng đến với các doanh nghiệp, nhưng ngay cả các đại gia cũng phải từ chối do không đáp ứng được số lượng

Nguồn nguyên liệu chưa chủ động được gây hạn chế khả năng đáp ứng những đơn đặt hàng lớn từ khách hàng, khó khăn nhất là nguồn vốn để nhập khẩu nguyên liệu. Các hình thức bảo hộ ngành sản xuất trong nước ngày càng tinh vy, mang tính toàn cầu do các nước có thế lực về kinh tế đặt ra. Đặt biệt là các đạo luật bề mặt là bảo vệ môi trường nhưng thực tế là bảo hộ nhà sản xuất trong nước.

Đây là một nghịch lý nhưng nó cũng thể hiện quy luật “nước chảy vào chỗ trũng” của thị trường. Các doanh nghiệp gỗ Việt Nam không chỉ xuất khẩu sang các thị trường lớn như Mỹ, Nhật, EU mà còn xuất khá nhiều sang Trung Quốc

Phần lớn hàng nội thất của Việt Nam bán sang Trung Quốc là hàng cao cấp, dành cho người có thu nhập cao, làm từ nguyên liệu gỗ cứng, gỗ có giá trị cao như gỗ giáng hương, kết hợp với chạm trổ tinh xảo, tức đồ gỗ kết hợp với mỹ nghệ.

Các doanh nghiệp Trung Quốc thì bán đồ gỗ nhiều sang Việt Nam chủ yếu ở phân khúc dành cho người có thu nhập trung bình và thu nhập thấp, với sản phẩm làm từ nguyên liệu gỗ MDF và gỗ tạp có giá rẻ. Do vậy mà hàng nội thất giá rẻ của Trung Quốc chiếm lĩnh thị trường trong nước cũng là điều dễ hiểu. Trong khi Việt Nam đang trở thành nhà cung cấp đồ gỗ cho thế giới với kim ngạch xuất khẩu hơn 3 tỉ USD/năm nhưng thị trường nội địa lại hầu như nhường "sân" cho hàng nhập khẩu.

2.4.2 Cơ hội và thách thức

Gia nhập WTO Việt Nam sẽ có cơ hội mở rộng thêm nhiều thị trường xuất khẩu, đặc biệt là sẽ có cơ hội nhận được nhiều đơn đặt hàng lớn.

Việc Mỹ đánh thuế chống bán phá giá khá cao đối với đồ gỗ Trung Quốc cũng là một trong những lợi thế để các doanh nghiệp Việt Nam tăng cường xuất khẩu vào thị trường này. Vấn đề đặt ra là, các doanh nghiệp Việt Nam có tận dụng được lợi thế hay lại để 'cơ hội vàng' tuột khỏi tay?

Theo Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương), thị trường XK đồ gỗ Việt Nam đã có bước phát triển rất xa, từ chỗ thụ động ngồi chờ khách hàng nước ngoài đến mua hàng tại xưởng để bán lại cho hệ thống phân phối ở mỗi nước, nay các doanh nghiệp Việt Nam đã biết cách tiếp cận trực tiếp vào thị trường thế giới. Đồ gỗ Việt Nam đang được ưa chuộng tại nhiều nước, cùng với những khách hàng chiến lược, thông qua những sản phẩm có chất lượng và sức cạnh tranh cao . Tuy nhiên, ngành chế bỉến gỗ cũng đang đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, như công nghệ sản xuất lạc hậu, phần lớn dây chuyền thiết bị, máy móc làm đồ gỗ được

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH KIM NGẠCH NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN ĐỒ GỖ XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w