5 Kết cấu của chuyên đề
2.3.3 Các đối thủ cạnh tranh
Với những lợi thế về nguồn nguyên liệu, giá nhân công rẻ… châu Á hiện đang nổi lên là các nhà cung cấp đồ nội thất ngày càng quan trọng đối với thị trường thế giới. Sự chuyển dịch nhu cầu nhập khẩu từ hầu hết các thị trường cho thấy đồ nội thất châu Á đang là sự lựa chọn của người tiêu dùng thế giới, đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế thế giới khó khăn như hiện nay. Điều này cũng làm tăng sự cạnh tranh vốn đã gay gắt giữa các nước xuất khẩu đồ nội thất khu vực châu Á.
*Trung Quốc nâng tỷ lệ hoàn thuế để hỗ trợ xuất khẩu sản phẩm gỗ . Ngày 1/6/2009, Bộ Thương mại Trung Quốc cùng với Tổng cục Thuế Trung Quốc vừa thông báo tăng tỉ lệ hoàn thuế xuất khẩu đối với các sản phẩm gỗ. Tỉ lệ hoàn thuế mới này có mục đích giảm áp lực cho các doanh nghiệp xuất khẩu và giữ ổn định thị phần các sản phẩm gỗ xuất khẩu.
Theo số liệu từ Tổng cục Thuế Trung Quốc, sẽ có hơn 2600 sản phẩm chịu thuế suất 2 chữ số được áp dụng tỉ lệ hoàn thuế mới này, bao gồm các sản phẩm cần nhiều sức lao động, các sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm cuối.
Theo ước tính sẽ có khoảng 25,2 tỉ NDT được hoàn trả cho các doanh nghiệp xuất khẩu, tính theo tỉ lệ hoàn thuế mới được áp dụng này. Đây là lần thứ 7 chính phủ Trung quốc điều chỉnh tỉ lệ hoàn thuế kể từ khi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới bắt đầu. Tỉ lệ hoàn thuế chung sẽ tăng lên 13,5%, từ tỉ lệ 12,4% của lần điều chỉnh trước. Tỉ lệ hoàn thuế đối với các sản phẩm đồ gỗ bằng gỗ nguyên chất sẽ tăng lên đến 15%, được áp dụng cho các sản phẩm đồ gỗ văn phòng, đồ bếp bằng gỗ, sản phẩm đồ
gỗ phòng ngủ bằng gỗ đỏ và gỗ sơn mài cùng với các sản phẩm gỗ sơn mài khác. Ngoài ra, tỉ lệ hoàn thuế xuất khẩu đối với sản phẩm tre lát sàn cũng tăng lên 13%. *Malaysia hướng đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm gỗ sang Ấn Độ Mỹ, EU và Nhật Bản là 3 thị trường xuất khẩu chính của Malaixia. Xuất khẩu đồ gỗ nội thất của Malaysia sang thị trường Mỹ suy giảm do sức mua tại thị trường này giảm sút và do phải cạnh tranh mạnh mẽ với các nước sản xuất có chi phí sản xuất thấp như Việt Nam và Trung Quốc. Để thoát khỏi tình trạng mới cho mình, Ấn Độ nổi lên như một điểm sáng mới trên bản đồ xuất khẩu của họ.
*Indonesia: xuất khẩu đồ gỗ có thể giảm 30% so với năm 2008 Theo Hiệp hội đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ Indonesia (Asmindo), xuất khẩu đồ gỗ của nước này trong năm 2009 có thể giảm 30% so với mức 2,65 tỉ USD của năm ngoái, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Trong quý I 2009 xuất khẩu gỗ của Indonsia đã giảm 35% so với cùng kỳ năm trước. Hiệp hội dưa ra mục tiêu giữ mức sụt giảm 30% trong năm nay. Để thực hiện được mục tiêu này, các thành viên của Asmindo không ngừng tìm kiếm cơ hội xuất khẩu đến các nước trên thế giới, bằng những biện pháp như tham gia các hội chợ đồ gỗ… Hiệp hội sẽ tổ chức hội chợ đồ gỗ quy mô quốc tế ở Jakarta trong tháng 10 năm 2009, đây là một phần trong nỗ lực đẩy mạnh xuất khẩu đồ gỗ ở Indonesia.
Để hỗ trợ ngàhh gỗ phát triển, Chính phủ Indonesia sẽ xây dựng hệ thống chứng nhận gỗ độc lập mới cho tất cả các lô hàng gỗ xuất khẩu, để đối phó với nạn khai thác gỗ lậu đang lan nhanh ở nước này. Theo đó, kể từ tháng 9, tất cả các lô hàng gỗ xuất khẩu từ Indonesia đều phải được chứng nhận bởi 1 đơn vị kinh doanh độc lập và đại diện của các tổ chức phi chính phủ NGO . Indonesia là một trong những ngành xuất khẩu đồ nội thất lớn trên thế giới. Theo tính toán của hải quan nước này, ngành công nghiệp đồ nội thất của Indonesia có khoảng 3.500 công ty với trên 2 triệu nhân công.
Đồ nội thất bằng gỗ chiếm 2/3 tỷ trọng trong xuất khẩu đồ nội thất nước này. Ngành công nghiệp đồ nội thất của Indonesia cần khoảng 4,5 triệu m3 gỗ mỗi năm. Mặc dù Indonesia là nước sản xuất sản phẩm gỗ lớn nhưng nước này vẫn gặp phải tình trạng thiếu hụt gỗ nguyên liệu. Các loại gỗ phổ biến là gỗ tếch, gỗ mahogany và sonokeling.
*Malaysia, Thái Lan và Indonesia hợp tác phát triển sản phẩm trang trí nội thất và đồ gỗ . Theo Tổng giám đốc Cục Xúc tiến xuất khẩu Thái Lan (DEP) Rachane Potjanasuntorn, Malaysia, Indonesia và Thái Land đã đồng ý hợp tác trong việc phát triển sản phẩm, đặc biệt các sản phẩm trang trí nội thất và đồ gỗ, với mục đích định vị sản phẩm trên các thị trường thế giới.
Lãnh đạo của ba quốc gia này đã thảo luận những mối quan tâm liên quan đến vấn đề này trong suốt hội nghị Asean đã được tổ chức ở khu nghỉ mát Cha-am, Thái Lan. Theo ông, mặc dù nhiều quốc gia đã bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhưng sản phẩm đồ gỗ Thái Lan vẫn có nhiều cơ hội và nhu cầu về các mặt hàng này trên thế giới trong năm nay vẫn còn mạnh. Xuất khẩu của ngành công nghiệp này có khả năng sẽ tăng trưởng 3-5% với tổng doanh số 45 tỉ baht trong năm nay.
- Kênh phân phối tiêu thụ trực tiếp (bán lẻ) bị lũng đoạn và độc quyền bởi các tên tuổi lớn.
Đứng đầu trong lĩnh vực này là WalMart với 2949 cửa hàng trong 2003 với tổng
thu nhập 5,8 tỷ USD. Năm 2004 mở thêm 230 – 240 trung tâm siêu lớn và năm 2005 dự kiến mở thêm 240 – 250 trung tâm như trên thì không nhà cung cấp nào có thể đuổi kịp “người khổng lồ” này. “Đại gia” thứ hai là Target với 1225 cửa hàng với doanh số 1,2 tỷ USD trong năm 2003.
Cho nên, đồ gỗ xuất khẩu từ các nước đang phát triển mang thương hiệu nước ngoài rất nhiều. Cụ thể, 90% sản phẩm gỗ xuất khẩu Việt Nam phải sử dụng thương hiệu nước ngoài.