ngân hàng trên thế giới
Khủng hoảng kinh tế toàn cầu xảy ra từ năm 2008 bắt nguồn từ Mỹ nhanh chóng lan ra phạm vi toàn thế giới. Với việc Chính phủ Mỹ đồng ý để NH đầu tư lớn nhất của Mỹ là Lehman Brothers phá sản, đồng nghĩa với quan điểm “quá lớn để sụp đổ” bị phá vỡ. Tiếp theo là hàng loạt NH ở Mỹ phá sản trong khoảng thời gian sau đó. Theo con số công bố cho thấy trong khoảng thời gian từ 2008-2011 có hơn 400 NH phá sản (FDIC, 2013). Đứng trước bối cảnh khó khăn của nền kinh tế, hàng loạt các quốc gia đã thực hiện các gói cứu trợ. Hầu hết các gói cứu trợ này hoặc trực tiếp cho chính hệ thống NH hoặc thông qua NH để đến các chủ thể khác trong nền kinh tế. Thực tế cho thấy các NH này mặc dù gặp nhiều khó khăn phải nhận cứu trợ của chính phủ nhưng vẫn tiếp tục trả cổ tức. Những NH lớn như Bank of America, Citigroup và JP Morgan duy trì mức cổ tức ổn định, thậm chí các NH đầu tư như Lehman Brothers và Merrill Lynch còn tăng tỷ lệ trả cổ tức khi các khoản lỗ ngày càng tăng (Acharya và đ.t.g, 2011). Như vậy hành động dịch chuyển rủi ro cùng với tâm lý ỷ lại nhờ có sự bảo trợ của chính phủ với các NH, khiến cho các CSH NH có tâm lý tháo chạy khỏi NH khi giá trị vốn hoá suy giảm nghiêm trọng thông qua hình thức trả cổ tức tiền mặt. Tuy
nhiên nghiên cứu của Acharya và đ.t.g (2011) cho rằng các NH vẫn trả cổ tức nhưng nói chung là có giảm dần trong giai đoạn khó khăn của cuộc khủng hoảng (Biểu đồ 3.10).
Biểu đồ 3-10 Chi trả cổ tức hàng quý của các NH Mỹ (tỷ USD)
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Acharya và đ.t.g (2011).
Nhìn vào biểu đồ ta thấy các NH Mỹ giảm trả cổ tức ngay khi cuộc khủng hoảng kinh tế mới xảy từ mức 11,19 tỷ USD – quý 4/2007 về mức 6,35 tỷ USD – quý 4/2008. Qua năm 2009 là thời điểm các NH được nhận cứu trợ từ chính phủ, thì mức trả cổ tức của các NH Mỹ đã giảm cực lớn về mức 0,78 tỷ USD – quý 4/2009. Tính theo tỷ lệ % trên tổng tài sản ta cũng thấy, giai đoạn trước khủng hoảng tỷ lệ này là 0,08% (từ 2000-2006) tăng lên 0,09% trong giai đoạn kinh tế bùng phát (2007), giảm về mức 0,07% giai đoạn khủng hoảng bắt đầu xảy ra (2008), và giảm nhanh về mức 0,02% giai đoạn chịu ảnh hưởng nặng nề của khủng hoảng (2009) và là thời điểm các NH đang được nhận khoản cứu trợ từ Chính phủ Mỹ (Biểu đổ 3.11). Ta thấy tỷ lệ trả cổ tức của các NH giảm nhanh trong những thời điểm khó khăn tài chính, nhất là thời điểm được nhận các gói cứu trợ từ Chính phủ Mỹ. Điều này hoàn toàn trái ngược thực tế ở Việt Nam. Mặc dù NHNN có đưa ra các tiêu chuẩn về toàn hoạt động, nhưng các NH không những không giảm tỷ lệ trả cổ tức để tăng trạng thái an toàn vốn mà còn tăng mạnh khi gặp khó khăn, đặc biệt là vào thời điểm các NH phải tái cấu trúc theo yêu cầu của NHNN (vì những khó khăn về thanh khoản có thể dẫn tới phá sản của các NH). Có sự trái ngược này bởi vì theo quy định của Chính phủ Mỹ thì các NH nhận cứu trợ trực tiếp từ chính phủ sẽ không được trả cổ tức để cải thiện sức khoẻ của NH. Nó đã trở
6,38 10,45 10,64 11,21 11,19 9,71 9,20 8,45 6,35 1,97 0,72 0,78 0,78
thành thông lệ có từ trước khi cuộc khủng hoảng xảy ra (Scharfstein và Stein, 2008). Hơn nữa nó cũng chịu một phần ảnh hưởng bởi quy định (Prompt Corrective Act – PCA) do Công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang (FDIC) đưa ra. Quy định này yêu cầu các NH có chỉ số CAR dưới mức quy định phải tạm ngưng trả cổ tức và/hoặc kết hợp bổ sung vốn góp của CSH và/hoặc giảm tài sản để đưa chỉ số CAR về mức an toàn (Acharya và đ.t.g, 2011). Những quy định này cũng nằm trong các quy định của Basel III. Tất nhiên việc giám sát nó được các cơ quan giám sát NH ở Mỹ thực hiện rất chặt chẽ. Như vậy vấn đề là do sự giám sát việc tuân thủ các quy định của cơ quan quản lý hệ thống NH ở VN là không chặt chẽ, các quy định đưa ra không cập nhật kịp thời với tình hình thực tế.
Biểu đồ 3-11 Tỷ lệ cổ tức hàng quý so với tổng tài sản
Nguồn: BCTC của các NH, trích lọc từ UBCK Mỹ, Bloomberg and Compustat.
Một trong những lý do khác làm cho tỷ lệ trả cổ tức của các NH ở VN tăng cao, nhất là vào thời điểm các NH gặp khó khăn tài chính, là trình độ quản lý của ban điều hành rất hạn chế. Chắc chắn rằng trình độ quản lý của ban điều hành các NH ở các nước phát triển là cao hơn hẳn so với ở VN. Một phần nguyên nhân là do cuộc chuyển đổi quá nhanh từ NH nông thôn thành NH đô thị. Việc NHNN quy định tăng vốn lên 3.000 tỷ đồng (đã nêu ở trên) khiến cho các NH buộc phải tăng vốn quá nhanh. Từ những NH với vốn điều lệ chỉ vài chục tỷ đồng phải tăng vốn lên gấp vài chục lần trong thời gian ngắn (5 năm). Điều này đã khiến cho trình độ quản lý không theo kịp với tốc độ tăng của quy mô NH. Nhất là tình trạng sở hữu chéo ở VN lại rất phổ biến (Nguyễn Đức Mậu, 2012), làm cho các NH có mức vốn điều lệ
0,00% 0,01% 0,02% 0,03% 0,04% 0,05% 0,06% 0,07% 0,08% 0,09% 0,10% CỔ TỨC HÀNG QUÝ (% SO VỚI TỔNG TÀI SẢN)
vượt 3.000 tỷ đồng nhưng lại chỉ là vốn ảo. Do đó làm giảm hiệu lực của quy định về vốn cũng như các tiêu chuẩn về an toàn vốn. Với trình độ quản lý thấp, các lãnh đạo NH sẽ đưa ra những quyết định rủi ro cho NH, đặc biệt khi giá trị vốn hoá bị suy giảm nghiêm trọng. Các CSH nhanh chóng lấy tiền của NH để thu về khoản đầu tư ban đầu thông qua việc trả cổ tức. Động cơ này lại càng mạnh mẽ khi họ ý thức được rằng, NH sẽ được chính phủ bảo trợ nếu gặp khó khăn.
KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH VÀ KẾT LUẬN 4.1.Khuyến nghị chính sách
Từ phân tích thực tế cho thấy lĩnh vực NH dưới sự bảo trợ của chính phủ, là nguyên nhân gây ra vấn đề rủi ro đạo đức của các CSH và ban điều hành. Họ luôn tìm cách rút vốn NH thông qua nhiều cách trong đó có hình thức trả cổ tức tiền mặt. Họ không quan tâm đến rủi ro hoạt động của NH, bởi rủi ro này được chuyển từ họ sang cho người gửi tiền và chính phủ (bản chất sẽ là người nộp thuế). Khi giá trị vốn hoá bị hao mòn nghiêm trọng thì động cơ lấy tiền từ NH của các CSH để lấy lại khoản đầu tư trước kia lại càng mạnh mẽ. Đặc biệt là với CSH và ban điều hành có trình độ quản lý yếu kém thì họ sẽ chọn phương án rủi ro cho NH là trả cổ tức cao. Một mặt giúp họ lấy lại khoản đầu tư trước kia, mặt khác lại giúp họ nhận được sự đánh giá tốt từ công chúng bởi ý nghĩa hàm chứa thông tin trong chính sách cổ tức. Vì vậy, chính sách cổ tức của các NH cần phải được cơ quan quản lý NH kiểm soát, nhất là với các NH gặp khó khăn tài chính và phải nhận sự cứu trợ của chính phủ (cả ngầm ẩn lẫn hiện hữu). Để tránh xảy ra những hậu quả của vấn đề bảo trợ chính phủ, ảnh hưởng tâm lý không còn gì để mất hay những quyết định lựa chọn ngược mà nội dung phần phân tích đã nêu, nghiên cứu đưa ra một số khuyến nghị cụ thể như sau:
i) Thứ nhất và quan trọng nhất đó là giảm sự bảo trợ của chính phủ đối với NH (cả ngầm ẩn lẫn hiện hữu). Bởi đây là nguyên nhân chính gây ra vấn đề rủi ro đạo đức trong hệ thống NH. Xuyên suốt quá trình phân tích ở Chương 3 chúng ta đều thấy các CSH NH có thể sử dụng sự bảo trợ của chính phủ để ra những quyết định rủi ro.
Đối với NHNN: Giảm sự bảo trợ của chính phủ qua các công cụ vay tái chiết khấu, tái cấp vốn. Đưa các công cụ lãi suất chính sách về với quy luật thị trường. Khi đó lãi suất chính sách sẽ cao hay thấp tuỳ vào trạng thái vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro hay ít rủi ro của từng NH. Các NH không thể ỷ lại vào việc cho vay hưởng chênh lệch giữa lãi suất chính sách và lãi suất cho vay như trước, mà cần nâng cao năng lực quản trị để gia tăng lợi nhuận cho mình.
Đối với cơ quan bảo hiểm tiền gửi, NHNN: Sự bảo trợ khác của chính phủ là qua bảo hiểm tiền gửi đã tạo ra vấn đề tâm lý ỷ lại và dịch chuyển rủi ro của các CSH và ban điều hành NH. Nhất là khi chính phủ ngầm bảo đảm rằng không để ngân hàng phá sản, tác hại của nó còn lớn hơn hậu quả của tâm lý ỷ lại gây ra bởi bảo hiểm hiểm tiền gửi. Vì vậy, giảm bảo trợ lúc này là phải để cho các CSH và ban lãnh đạo NH chịu trách nhiệm trước những
quyết định rủi ro vượt mức của mình. Bằng cách yêu cầu các NH duy trì trạng thái an toàn vốn tối thiểu và các quy định về trích lập dự phòng rủi ro theo đúng chuẩn mực quốc tế. Ở Việt Nam đã có những quy định này nhưng chưa giám sát chặt chẽ, do đó việc giám sát sự tuân thủ các quy định này đòi hỏi sự nghiêm minh, chặt chẽ và kiên quyết của cơ quan giám sát NH.4 Khi trạng thái vốn đủ, các CSH và ban điều hành sẽ có nhiều thứ để mất nên sẽ hạn chế những quyết định rủi ro làm hao mòn giá trị của NH như trả cổ tức tiền mặt.
Sự hỗ trợ thanh khoản dành cho NH, việc cấp vốn lặp đi lặp lại, hình thức tiếp tục cấp vốn cho những NH gặp khó khăn và sự trì hoãn thi hành pháp luật (không để NH phá sản) càng làm tăng yếu tố rủi ro đạo đức và tính ỷ lại của các CSH NH. Do vậy, đồng thời với yêu cầu về an toàn vốn thì cơ quan giám sát cần mạnh dạn đóng cửa những NH có trạng thái vốn không đủ quy định mà CSH và ban điều hành vẫn cố tình phá huỷ giá trị, như hành động trả cổ tức khi gặp khó khăn tài chính. Khi các NH có thể bị đóng cửa thì tâm lý ỷ lại của CSH NH sẽ giảm đi, họ phải hành động để duy trì giá trị. Đồng thời, khi NH đóng cửa thì người gửi tiền cũng sẽ chịu thiệt hại, họ chỉ được trả lại một phần từ bảo hiểm tiền gửi. Từ đó người gửi tiền sẽ tăng cường động cơ giám sát NH thông qua hình thức rút tiền về. Những người gửi tiền NH sẽ là một lực lượng hùng mạnh để bảo đảm hành vi thận trọng và sự tạo ra giá trị của CSH NH. Họ hạn chế việc chấp nhận rủi ro thái quá bằng cách nhanh chóng rút tiền ngay khi họ cảm nhận được trục trặc. Do vậy khả năng đòi tiền về của người gửi tiền là một hình thức của hệ thống giám sát, nó khiến cho các CSH NH phải hành động thận trọng. Nó có tác dụng trung hoà động cơ khiến CSH NH tháo chạy với tiền gửi hay đưa nguồn tiền này vào những dự án hay quyết định rủi ro thái quá. Thực tế là kỷ cương giám sát của chính phủ có tính buông lỏng hơn so với kỷ cương giám sát của thị trường. Sự bảo trợ chính phủ có thể bóp chết hiệu quả thị trường. Vì vậy chính phủ cần thiết giảm sự bảo trợ với NH và để cho thị trường hoạt động.
Mặc dù mối quan hệ gắn kết giữa chính phủ và NH ở mọi nơi trên thế giới đều tồn tại, ở mọi quốc gia đều có sự bảo trợ của chính phủ với NH. Nhưng song song với bảo trợ thì chính phủ phải xây dựng được hệ thống động cơ khuyến khích, giám sát và kiểm soát khéo léo
4 Các quy định về an toàn vốn liên quan nhiều đến vấn đề sở hữu chéo – tham khảo thêm những khuyến nghị về giảm tác động tiêu cực của sở hữu chéo trong lĩnh vực NH (Nguyễn Đức Mậu, 2012).
việc tuân thủ các quy định theo đúng các chuẩn mực quốc tế. Đặc biệt là đảm bảo tính trung thực, nghiêm minh trong quá trình thực hiện chức năng giám sát.
ii) Thứ hai là giảm sự phụ thuộc vào lĩnh vực NH. Như phân tích cho thấy, chính phủ phải bảo trợ NH bởi vai trò đặc biệt quan trọng của nó với nền kinh tế. Vì vậy, nếu giảm được vai trò của NH thì sẽ khiến các NH phải cạnh tranh nhiều hơn, và cạnh tranh sẽ thúc đẩy phát triển. Từ đó buộc các CSH NH và ban điều hành phải có định hướng xây dựng NH của mình một cách lành mạnh, giảm bớt những hành động rủi ro cho NH cũng như việc dịch chuyển rủi ro cho các chủ thể khác. Vì vậy chính phủ cần tập trung phát triển các thị trường tài chính khác như thị trường chứng khoán. Huy động vốn qua thị trường chứng khoán cũng tốn ít chi phí hơn so với qua NH với điều kiện thị trường chứng khoán lành mạnh. Như vậy phát triển thị trường chứng khoán cũng là cách để giảm bớt chi phí giao dịch. Hiện tượng giảm nhẹ vai trò trung gian của NH diễn ra mạnh mẽ tại các quốc gia theo xu hướng cơ sở thị trường vốn như Mỹ, Anh…và có xu hướng lan rộng khắp toàn cầu.
iii) Thứ ba là liên quan đến trình độ quản lý. Khi những người quản lý có trình độ, kỹ năng quản lý yếu kém và có được sự bảo trợ của chính phủ trong bối cảnh giá trị vốn hoá suy giảm. Họ sẽ đưa ra những quyết định gây ra rủi ro cho NH và tiếp theo là rủi ro người gửi tiền và người nộp thuế (dưới sự bảo trợ của chính phủ). Do vậy, các cơ quan quản lý như NHNN và các cơ quan giám sát NH cần có các yêu cầu về năng lực quản trị của ban điều hành NH. Đảm bảo các tiêu chuẩn về đào tạo theo chuẩn mực quốc tế đối với toàn bộ hội đồng quản trị NH (các quy định này đã có trong Basel III). Công khai minh bạch thông tin về đội ngũ điều hành và các cổ đông lớn, cũng như quá trình hoạt động của họ, để từ đó khuyến khích họ hành động nhằm duy trì và nâng cao uy tín của mình trước công chúng. iv) Thứ tư là khuyến nghị liên quan trực tiếp đến vấn đề cổ tức của NH. Như đã thấy, cổ tức là cách mà các CSH rút vốn của NH. Đặc biệt thường xảy ra trong bối cảnh được bảo trợ của chính phủ và giá trị vốn hoá suy giảm nghiêm trọng. Do đó như kinh nghiệm của quốc tế, NHNN cần yêu cầu các NH không được trả cổ tức khi NH phải nhận những khoản trợ cấp (cả ngầm ẩn và hiện hữu) của chính phủ, đặc biệt khi NH rơi vào tình trạng khó khăn tài chính, không đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn vốn hay không trích lập dự phòng đầy đủ theo quy định. Trường hợp của TPB (trả cổ tức khi có lỗ luỹ kế) cũng đặt ra yều cầu với các cơ quan quản lý và giám sát NH. Cần yêu cầu các NH không trả cổ tức khi có lỗ hay lỗ luỹ kế, và giám sát chặt chẽ việc tuân thủ tinh thần mà Luật doanh nghiệp (2005) đã nêu. Các NH
chỉ được trả cổ tức khi đã đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn an toàn hoạt đông (quy định này đã có trong Basel III).
v) Và cuối cùng là vấn đề giám sát của cơ quan quản lý, nó mang ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Như đã thấy các NH luôn lách qua được các kẽ hở của các quy định do NHNN ban hành. Điều này chứng tỏ các quy định này có tính khả thi không cao. Nó làm méo mó các chuẩn mực đưa ra. Vì vậy, các cơ quan giám sát NH của NHNN cần nâng cao năng lực giám sát, tăng cường kỷ luật giám sát, đảm bảo các NH thực hiện đúng các quy định mà NHNN