So sánh chính sách cổ tức giữa các ngân hàng gặp khó khăn tài chính với các ngân hàng

Một phần của tài liệu KIỂM SOÁT CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC NGÂN HÀNG GẶP KHÓ KHĂN TÀI CHÍNH.PDF (Trang 34)

hàng khác

Như các lý thuyết về tài chính đã đưa ra, các tổ chức có giá trị vốn hóa càng lớn thì các CSH và ban điều hành càng có động cơ để giữ gìn, duy trì và phát triển nó. Nhưng khi giá trị vốn hóa bị hao mòn và nhỏ đi thì lúc này tâm lý duy trì giá trị vốn hóa của mọi chủ thể không cao. Với tâm lý “không có gì để mất” như là vấn đề rủi ro đạo đức khiến cho các chủ thể đều tìm cách để rút vốn nhanh khỏi các tổ chức này. Đặc biệt là lĩnh vực NH luôn được sự bảo trợ của chính phủ, rủi ro của NH đã có chính phủ lo. Nên các CSH lại càng có động cơ lấy tiền từ NH để thu lại khoản đầu tư vào NH trước kia, thông qua hình thức trả cổ tức tiền mặt.

Nhìn vào Biểu đồ 3.7 ta thấy tỷ lệ trả cổ tức của nhóm gặp khó khăn tài chính (nhóm 1) luôn cao hơn nhóm 2. Theo cách tính thứ nhất, số liệu cho thấy: năm 2009 nhóm 1 trả cổ tức với tỷ lệ 37% so với nhóm 2 là 33%. Qua năm 2010 nhóm 1 trả cổ tức 43% cao hơn nhiều so với nhóm 2 là 34%. Đặc biệt đến năm 2011, nhóm 1 trả cổ tức ở mức 135% trong khi nhóm 2 là 39%. Số liệu của nhóm 1 còn chưa tính đến TPB, mặc dù lỗ 347 tỷ nhưng vẫn trả cổ tức đến 150 tỷ. Nếu tính cả TPB thì tỷ lệ trả cổ tức của nhóm 1 lên tới 320% so với 39% của nhóm 2, một sự chênh lệch quá lớn để bất cứ ai nhìn vào cũng đều phải đặt câu hỏi nghi ngờ về sự bất thường này. Tính chung cho giai đoạn 2009-2011 thì tỷ lệ trả cổ tức của nhóm 1 cũng cao hơn rất nhiều so với nhóm 2 (57% so với 36%).

Biểu đồ 3-7 Tỷ lệ cổ tức/lợi nhuận các nhóm ngân hàng (%)

Nguồn: Tác giả tổng hợp và tính toán từ các BCTC, BCTN… của các NH.

Với cách tính thứ hai cho thấy, năm 2009 nhóm 1 trả cổ tức thấp hơn nhóm 2 (37% so với 45%), nhưng qua năm 2010 tỷ lệ cổ tức của nhóm 1 cao hơn nhiều so với nhóm 2 (52% so với 40%). Đến năm 2011 cũng cho kết quả tương tự như cách tính thứ nhất, tỷ lệ trả cổ tức của nhóm 1 so với nhóm 2 có sự chênh lệch đột biến (130% so với 51%). Tính chung cho giai đoạn 2009-2011 thì cách tính này cũng cho thấy nhóm 1 trả cổ tức cao hơn nhiều so với nhóm 2 là 59% so với 42% (Biểu đồ 3.8). Số liệu này cũng cho thấy rằng cách tính thứ hai không phản ánh hết bản chất của vấn đề trả cổ tức tại các NH. Bởi cách tính này chỉ tính trung bình các tỷ lệ trả cổ tức của các NH một cách đơn giản.

Biểu đồ 3-8 Trung bình cộng Tỷ lệ cổ tức/lợi nhuận các nhóm ngân hàng (%)

Nguồn: Tác giả tổng hợp và tính toán từ các BCTC, BCTN… của các NH.

37 43 135 57 33 34 39 36 2009 2010 2011 2009-2011 Nhóm 1 Nhóm 2 37 52 130 59 45 40 51 42 2009 2010 2011 2009-2011 Nhóm 1 Nhóm 2

Với cách tính thứ 3 cho thấy, năm 2009 tỷ lệ trả cổ tức của cả hai nhóm đều là 35%. Sang năm 2010 tỷ lệ trả cổ tức của nhóm 1 đã cao hơn nhiều so với nhóm 2 (45% so với 36%). Kết quả tương tự hai cách tính trước ở năm 2011, tỷ lệ trả cổ tức của hai nhóm có sự chênh lệch rất lớn, cụ thể là nhóm 1 trả cổ tức với tỷ lệ 134% chênh lệch rất nhiều so với con số 47% của nhóm 2. Tính chung cho giai đoạn 2009-2011 thì tỷ lệ trả cổ tức cũng có mức chênh lệch rất lớn, 59% ở nhóm 1 và 39% ở nhóm 2 (Biểu đồ 3.9).

Biểu đồ 3-9 Tỷ lệ cổ tức/lợi nhuận trung bình trọng số các nhóm ngân hàng (%)

Nguồn: Tác giả tổng hợp và tính toán từ các BCTC, BCTN… của các NH.

Thực tế đã cho thấy các NH trong nhóm 1 là nhóm các NH gặp khó khăn trầm trọng về tài chính và buộc phải hợp nhất, sáp nhập để tránh rủi ro đổ vỡ cho toàn hệ thống. Cụ thể là trong năm 2011 đã có 3 ngân hàng buộc phải sáp nhập lại với nhau là Sài Gòn (SCB), Đề nhất (FCB) và Tín Nghĩa (TNB). Sau đó là ngân hàng HBB đã sáp nhập với SHB (tháng 8/2012). Các NH còn lại như TPB phải nhờ đối tác mua lại cổ phần qua đó cũng có thêm vốn để tiếp tục hoạt động. WEB đang trong quá trình sáp nhập với PVFC.... Các NH trong nhóm 1 này trả cổ tức rất cao, đặc biệt là trước thời điểm phải tái cấu trúc.

Để thấy rõ hơn bản chất của chính sách cổ tức chúng ta cùng đi vào phân tích một số tình huống để thấy được hậu quả của các vấn đề bảo trợ chính phủ, giá trị vốn hoá suy giảm và trình độ quản lý yếu kém đến chính sách cổ tức của các NH (chi tiết xem trong Phụ lục 3.4). Như vậy, từ thực trạng diễn biến chung của lĩnh vực NH giai đoạn 2009-2011 chúng ta thấy rằng, mức độ khó khăn chung của nền kinh tế gia tăng đã gây ảnh hưởng lớn đến lĩnh

35 45 134 59 35 36 47 39 2009 2010 2011 2009-2011 Nhóm 1 Nhóm 2

vực NH. Hiệu quả hoạt động ngày càng giảm, vấn đề nợ xấu ngày càng gia tăng, rủi ro hệ thống gia tăng. Nhưng thực tế cho thấy, cả hai nhóm đều gia tăng mức chi trả cổ tức của mình. Tuy nhiên, số liệu cũng cho ta thấy nhóm 1 gặp nhiều khó khăn về tài chính hơn so với nhóm 2, thậm chí nhiều NH trong nhóm 1 đã mất khả năng thanh khoản, hoặc giá trị vốn hoá còn rất nhỏ và buộc phải sáp nhập, hợp nhất nhưng họ lại trả cổ tức cao hơn so với nhóm 2. Hiện tượng này chứng tỏ vấn đề rủi ro đạo đức đã xảy ra rất trầm trọng. Khi các cổ đông lớn và các cổ đông nội bộ - nắm quyền quyết định ở NH dự đoán được những khó khăn trong hoạt động kinh doanh, cũng như những rủi ro trong tương lai ngày một tăng, giá trị vốn hoá ngày một giảm và tâm lý không còn gì để mất xuất hiện. Động cơ của họ lúc này là nhanh chóng lấy lại khoản đầu tư của mình vào ngân hàng trước kia, giảm rủi ro khi bị mất quyền kiểm soát NH, thậm chí tháo chạy khỏi NH (như trường hợp HBB), cho dù NH của mình có gặp rủi ro gì trong tương lai. Một trong số những phương pháp đó chính là chi trả cổ tức tiền mặt trong bối cảnh NH ngày càng gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa, khi họ đã yên tâm rằng NH của mình sẽ được chính phủ lo liệu nếu có bất trắc xảy ra, hành động rủi ro này sẽ càng có động cơ để thực hiện, nhất là với các đội ngũ lãnh đạo có năng lực quản lý yếu kém.

Một phần của tài liệu KIỂM SOÁT CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC NGÂN HÀNG GẶP KHÓ KHĂN TÀI CHÍNH.PDF (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)