C, PHÂN H U C T NHIÊN GÂY Ô NHI M VI Ễ
1948 do "khám phá ra DDT
Theo GS Lê Bích Thắng (Cục Bảo vệ môi trường - Bộ TN&MT), dưới áp lực của thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), các hoạt động chức năng của hệ sinh thái tự nhiên đã bị thay đổi: đất sản xuất ngày càng nghèo kiệt dinh dưỡng, tình trạng lạm dụng phân đạm quá mức đã làm thay đổi thành phần lý tính đất, làm cho đất bị chặt cứng lại, như vậy làm giảm khả năng thấm nước cũng như giữ nước của đất đai, tất nhiên việc cày bừa trở nên khó khăn hơn. Đặc biệt là với lượng lớn chất hữu cơ, các loại sâu bệnh gây hại tăng tính kháng thuốc buộc nông dân phải tăng liều lượng thuốc sử dụng dẫn đến tình trạng con người vô tình trở thành "những con nghiện hóa chất" và đất đai là nơi thử nghiệm nhiều loại hóa chất mà tưởng là bảo vệ mùa màng. Theo thống kê của Viện bảo vệ thực vật Việt Nam, lượng thuốc trừ sâu ở Việt Nam đang mỗi ngày một tăng: từ 10.300 tấn lên 33.000 tấn vào đầu những năm 1990; đến năm 2003 tăng lên 45.000 tấn và năm 2005 đã là 50.000 tấn. Nhiều loại thuốc trừ sâu cực độc (bảng A) đã bị cấm sử dụng ở Việt Nam nhưng vẫn còn lưu thông trên thị trường và loại thuốc trừ sâu cực độc này vẫn được sử dụng; ước còn khoảng 15-20%/ tổng lượng thuốc BVTV đang được sử dụng. Sự lạm dụng hóa chất, thuốc BVTV và sử dụng những loại thuốc cực độc đã làm cho độ màu mỡ của đất đai sút giảm nhanh chóng. Nhiều vùng đất cạn kiệt chất dinh dưỡng và thành đất hoang hóa.
.
Trồng rau an toàn là một trong những biện pháp sản xuất nông nghiệp góp phần rất lớn vào việc bảo vệ đất đai.
Rõ ràng, khi đất nông nghiệp đang bị thu hẹp về diện tích, chất lượng đất ở nhiều nơi bị suy thoái do nhiều nguyên nhân khác nhau thì việc sản xuất theo phương pháp sạch, an toàn là một trong những tác động ít ảnh hưởng nhất đến sự hình thành và lưu giữ lớp đất màu - nguồn cung cấp sự sống cho thiên nhiên và con người.