- Các khoản phải thu:
2.2.2.2 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Bảng 2.4 Bảng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lƣu động
Chỉ tiêu Đơn vị tính
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Số tiền Số tiền Tăng tuyệt đối so với 2011 Số tiền Tăng tuyệt đối so với 2012
Lợi nhuận sau thuế Nghìn đồng (158.950) (284.108) (125.158) 336.952 621.060 Doanh thu thuần Nghìn đồng 723.168 4.178.154 3.454.986 17.563.135 13.384.981 VLĐ bình quân Nghìn đồng 3.284.760 9.181.650 5.896.890 10.574.641 1.392.991
Số vòng quay VLĐ Vòng 0.22 0.46 0.24 1.66 1.2
Thời gian luân
chuyển VLĐ Ngày 1636.36 782.61 (853.75) 216.87 (565.74)
Hệ số đảm nhiệm
vốn Lần 4.54 2.2 (2.34) 0.61 (1.59)
Hệ số sinh lời Lần (0.045) (0.03) 0.015 0.03 0.06
(Nguồn:Tính toán của tác giả từ số liệu của phòng kế toán)
Qua bảng số liệu về các chỉ tiêu phản hiệu quả sử dụng vốn lưu động , ta có thể rút ra nhận xét :
Vòng quay vốn lưu động: Đây là chỉ tiêu cho biết số vòng quay vốn lưu động của công ty được luân chuyển trong một năm. Số vòng quay càng cao chứng tỏ vốn lưu động vận động càng nhanh, hoạt động sản xuất kinh doanh càng tốt. Tuy nhiên, nhìn vào bảng số liệu ta thấy công ty có vòng quay vốn lưu động thuộc loại rất thấp, năm 2012 vòng quay vốn lưu động mặc dù tăng 109.09% so với năm 2011, tuy vậy vẫn đạt mức rất thấp là 0.46 vòng. Năm 2013 vốn lưu động luân chuyển được 1.66 vòng, có nghĩa trong năm này một đồng tài sản ngắn hạn tạo ra 1.66 đồng doanh thu thuần cao hơn so với năm 2012 là 1.2 đồng. Do đặc thù hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty là kinh doanh gạch ốp, lát do vậy công ty cần một lượng vốn lưu động bình quân lớn để đảm bảo quá trình kinh doanh được liên tục. Vòng quay vốn lưu động tăng đều trong các năm 2011, 2012 và 2013. Năm 2012 doanh thu thuần tăng 477,76% so với năm 2011, năm 2013 doanh thu thuần tăng tương ứng 320,36% so với năm 2012. Mức tăng này cao hơn so với vốn lưu động năm 2012 là 368,67% và năm 2013 là 2106,71% so với năm 2011. Ta thấy tốc độ tăng của doanh thu thuần cao hơn so với tốc độ tăng của vốn lưu động bình quân điều này chứng tỏ công ty đã sử dụng vốn lưu động tương đối hiệu quả.
Thời gian luân chuyển vốn lưu động: Chỉ tiêu này cho biết số ngày để vốn lưu động luân chuyển hết được hết một vòng của nó. Trong năm 2011 ─ 2013, chỉ tiêu
này ở công ty có sự giảm dần, từ 1636.36 ngày năm 2011 xuống 782.61 ngày năm 2012 và còn 216.87 ngày trong năm 2013. Điều này cho thấy tốc độ luân chuyển vốn lưu động của công ty đang dần đạt hiệu quả. Nguyên nhân của sự giảm dần này là do lượng vốn lưu động tồn đọng trong các khâu sản xuất kinh doanh dở dang, các khoản mục phải thu và lưu thông đã được giảm đi. Đạt được hiệu quả như thế, công ty càng phải cần nỗ lực hơn nữa nhằm nâng cao tốc độ luân chuyển vốn lưu động, nâng cao hiệu quả hoạt động và đảm bảo chỗ đứng vững chắc trên thị trường
Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động: hệ số này cho chúng ta biết với mỗi một đồng doanh thu thu được thì phải bỏ ra bao nhiêu đồng vốn lưu động. Hệ số đảm nhiệm của công ty năm 2011 là 4.54, tức là để tạo ra một đồng doanh thu thuần công ty phải mất tới 4.54 đồng vốn lưu động, nhưng đến năm 2012 công ty chỉ phải mất 2.2 đồng và tiếp tục giảm mạnh ở năm 2013 là 0.61 đồng. Điều này cho thấy công ty sử dụng vốn lưu động ngày càng tiết kiệm, hiệu quả.
Khả năng sinh lời VLĐ : Hệ số sinh lời có chuyển biến tích cực qua các năm trong giai đoạn 2011 – 2013. Năm 2011, chỉ số này là âm 0,023% cho biết trong năm 2011, 1 đồng VLĐ tạo ra âm 0,023 đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ số này năm 2012 tăng 0.015 tương ứng âm 0,024%. Đến năm 2013, chỉ số này tăng mạnh và đã thoát khỏi con số âm là 0,003%. Do điều kiện kinh tế thoát khỏi khủng hoảng chính vì vậy công ty đã có một năm làm ăn hiệu quả. Tuy nhiên con số trên vẫn là quá thấp, công ty cần có những biện pháp quản lý và sử dụng nguồn vốn hiệu quả hơn, tránh lãng phí cơ hội đầu tư sinh lời.
+ Mức tiết kiệm tuyệt đối
Năm 2012 Vtktd = 723.168 - 723.168 = -1.715.023 0.46 0.22 Năm 2013 Vtktd = 4.178.154 - 4.178.154 = -6.565.983 1.66 0.46
Chỉ tiêu này cho ta thấy, trong năm 2012 công ty đã tiết kiệm được 1.715.023 nghìn VNĐ vốn lưu động. Sang năm 2013, chỉ tiêu này là ấn tượng hơn rất nhiều, đạt (6.565.983) nghìn VNĐ. Tức là, năm 2013 để đạt được mức doanh thu bằng năm 2012 công ty bỏ ra ít hơn so với năm 2012 là 6.565.983 nghìn VNĐ. Chỉ số này cho thấy khả năng quản lý VLĐ trong năm 2012 -2013 của công ty là rất tốt.
39 + Mức tiết kiệm tƣơng đối
Năm 2012 Vtktgd = 4.178.154 - 4.178.154 = -9.908.665 0.46 0.22 Năm 2013 Vtktgd = 17.563.135 - 17.563.135 = -27.600.526 1.66 0.46
Năm 2012 công ty đã tiết kiệm được 9.908.665 nghìn VNĐ để có được doanh thu bằng năm 2011. Năm 2013 con số này giảm xuống 27.600.526 nghìn đồng. Điều đó có nghĩa trong năm 2013 khi đã đi vào ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh công ty không những không phải bỏ thêm tiền đầu tư mà còn tiết kiệm được một lượng vốn lưu động nhất định.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh được đánh giá dựa trên cơ sở là các chỉ số sinh lời, đó là nguồn quan trọng để các nhà hoạch định xác định chính xác đúng nhu cầu nguồn vốn cần thiết trong tương lai. Trong thời kì nền kinh tế khó khăn, VLĐ của công ty vẫn sinh lời cho thấy hoạt động SXKD của công ty vẫn có hiệu quả. Mức sinh lời năm 2011 và 2012 mặc dù thấp nhưng đến năm 2013 công ty đã có bước tăng trưởng ngoạn mục nhờ sự nỗ lực cố gắng của toàn bộ công ty trong việc thay đổi chiến lược kinh doanh để thích ứng với sự biến động thị trường. Tuy nhiên vòng quay VLĐ, thời gian luân chuyển vốn lớn và mức sinh lời vẫn còn quá thấp do vậy công ty cần chú trọng hơn trong công tác sử dụng và quản lý vốn để tránh tình trạng lãng phí nguồn vốn từ đó có các biện pháp sử dụng nguồn vốn hiệu quả hơn.