Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tròn Oesophagostomumspp ở lợn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh do giun tròn Oesophagostomum spp. gây ra trên lợn tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên và dùng thuốc điều trị. (Trang 38)

mt s xã ca huyn Phú Bình, tnh Thái Nguyên

Chúng tôi đã thu thập mẫu phân của 578 lợn ở các lứa tuổi tại 4 xã thuộc huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên để xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm giun

Bảng 4.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tròn Oesophagostomum spp. lợn tại một số xã Địa phương (xã) Số lợn kiểm tra (con) Số lợn nhiễm (con) Tỷ lệ nhiễm (%)

Cường độ nhiễm (trng/g phân)

≤ 500 > 500 - 1000 > 1000 n % n % n % Dương Thành 149 48 32,21 30 62,50 12 25,00 6 12,50 Thanh Ninh 148 44 29,73 32 72,73 8 18,18 4 9,09 Tân Kim 129 48 37,21 23 47,92 16 33,33 9 18,75 Tân Khánh 152 56 36,84 28 50,00 18 32,14 10 17,86 Tắnh chung 578 196 33,91 113 57,65 54 27,55 29 14,80 Bảng 4.2 cho thấy:

- Về tỷ lệ nhiễm: Trong tổng số 578 lợn kiểm tra có 196 lợn nhiễm giun

tròn Oesophagostomum spp., tỷ lệ nhiễm chung là 33,91%; biến động từ

29,73% - 37,21%; tỷ lệ nhiễm cao nhất ở lợn nuôi tại xã Tân Kim (37,21%), tiếp theo là xã Tân Khánh (36,84%), xã Dương Thành (32,21%) và thấp nhất là xã Thanh Ninh (29,73%).

Hình 4.1. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm giun tròn Oesophagostomum spp. ở lợn tại một số xã

Các cột biểu thị tỷ lệ nhiễm giun tròn Oesophagostomum spp. cao thấp khác nhau cho thấy sự khác nhau về tỷ lệ nhiễm giữa 4 xã.

Theo Trịnh Văn Thịnh và cs (1978) [23]: Sự phân bố theo vùng của các loài giun sán quyết định phần lớn tình hình nhiễm giun sán ở gia súc, gia cầm. Ngoài ra, các điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, thức ăn, nước uống, vệ sinh thú y cũng ảnh hưởng đến sức chống đỡ của gia súc, gia cầm đối với giun sán. Như

vậy, theo tác giả thì điều kiện tự nhiên, xã hội có ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của giun sán, trong đó có giun tròn Oesophagostomum spp.

Bốn xã Dương Thành, Thanh Ninh, Tân Kim và Tân Khánh thuộc huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên nằm trong vùng khắ hậu nhiệt đới gió mùa, là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các loài giun tròn nên lợn ở 4 xã nhiễm

giun tròn Oesophagostomum spp. với tỷ lệ khá cao.

Tân Kim và Tân Khánh là hai xã có địa hình khá phức tạp, nhiều đồi núi xen kẽ những thung lũng nhỏ hẹp, giao thông đi lại khó khăn, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi còn hạn chế. Người chăn nuôi ở các địa phương này chủ yếu chăn nuôi lợn theo phương thức truyền thống với quy mô nhỏ. Vấn đề vệ

sinh chuồng trại, thu dọn phân, sử dụng thuốc phòng trị giun sán cho đàn lợn không được thực hiện thường xuyên. Xã Dương Thành và Thanh Ninh có địa hình không phức tạp như hai xã trên, giao thông đi lại thuận lợi. Bên cạnh đó, chăn nuôi lợn ở đây khá phát triển, nhiều hộ gia đình có trang trại chăn nuôi với quy mô lớn, thực hiện tương đối tốt quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, tẩy giun cho lợn theo định kì nên tỷ lệ nhiễm giun tròn Oesophagostomum spp. ở xã Dương Thành và Thanh Ninh thấp hơn so với xã Tân Kim và Tân Khánh.

Hình 4.2. Biểu đồ cường độ nhiễm giun tròn Oesophagostomum spp. tại các địa phương

Từ bảng 4.2 và hình 4.2 chúng tôi thấy:

Lợn nuôi tại 4 xã nghiên cứu đều nhiễm giun tròn Oesophagostomum spp. với cường độ nhiễm từ nhẹđến nặng. Tắnh chung, trong tổng số 196 lợn nhiễm giun kết hạt có 113 con nhiễm ở cường độ nhẹ, chiếm 57,65%; 54 con nhiễm ở cường độ

trung bình, chiếm 27,55%; 29 con nhiễm ở cường độ nặng, chiếm 14,80%. Chúng tôi có nhận xét như sau:

Lợn nuôi ở 4 xã của huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên nhiễm giun tròn

Oesophagostomum spp. chủ yếu ở cường độ nhẹ và trung bình. Nhiễm ắt hơn ở

cường độ nặng.

Theo chúng tôi, mặc dù chỉ có 14,80% nhiễm nặng, 27,55% nhiễm ở

cường độ trung bình, song tỷ lệ này cũng hết sức có ý nghĩa về mặt dịch tễ

bệnh Oesophagostomosis ở lợn tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. Vì vậy,

để ngăn ngừa bệnh Oesophagostomosis ở lợn thì việc nghiên cứu phương pháp phòng và trị bệnh do giun tròn Oesophagostomum spp. gây ra là rất cần thiết.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh do giun tròn Oesophagostomum spp. gây ra trên lợn tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên và dùng thuốc điều trị. (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)