Nghiên cứu biểu hiện triệu chứng lâm sàng của lợn mắc bệnh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh do giun tròn Oesophagostomum spp. gây ra trên lợn tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên và dùng thuốc điều trị. (Trang 31)

Oesophagostomosis

3.3.4. Nghiên cu bin pháp phòng tr bnh

- Xác định hiệu lực của thuốc tẩy giun tròn Oesophagostomum spp.

- Độ an toàn của thuốc tẩy giun tròn Oesophagostomum spp.

- Đề xuất biện pháp phòng trị bệnh Oesophagostomosis cho lợn.

3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Phương pháp điu tra công tác phòng chng bnh ký sinh trùng nói chung, bnh Oesophagostomosis nói riêng cho ln địa phương

- Trực tiếp quan sát: Đến từng hộ chăn nuôi để quan sát cũng như hỏi chủ hộ về tình hình chăn nuôi, công tác phòng chống bệnh cho đàn vật nuôi

- Phát phiếu điều tra: Lập bảng biểu điều tra phát cho từng hộ chăn nuôi

để mọi người tựđánh giá. 3.4.2. Quy định mt s yếu t dch t - Tuổi lợn: Chia thành 4 lứa tuổi: + Lợn < 2 tháng tuổi + Lợn 2 - 4 tháng tuổi + Lợn 4 - 6 tháng tuổi + Lợn > 6 tháng tuổi

- Giống lợn được theo dõi gồm: Lợn địa phương, lợn lai, lợn ngoại. - Các tháng được theo dõi gồm: Tháng 12/2013, tháng 1, 2, 3, 4, 5/2014 - Phương thức chăn nuôi: Nghiên cứu ở 2 phương thức chăn nuôi lợn. + Phương thức truyền thống: Hộ gia đình chăn nuôi với số lượng ắt, thức

ăn cho lợn chủ yếu là các phế phụ phẩm tận dụng của ngành trồng trọt (khoai, sắn, bột ngô, cám xát, rau xanh,...).

+ Phương thức công nghiệp: Chăn nuôi với số lượng lớn, thức ăn cho lợn là thức ăn tổng hợp, hệ thống chuồng trại khá hiện đại, điều kiện vệ sinh thú y tốt.

3.4.3. Phương pháp thu thp, xét nghim mu

Bố trắ thu thập mẫu: Bố trắ thu thập mẫu theo phương pháp lấy mẫu phân tầng. Mẫu được thu thập ngẫu nhiên tại các hộ, trang trại chăn nuôi lợn ở các xã tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. Mẫu phân sau khi lấy được xét nghiệm ngay trong ngày hoặc xét nghiệm sau khi bảo quản theo quy trình bảo quản mẫu trong nghiên cứu ký sinh trùng học.

* Phương pháp thu thập các loại mẫu

- Mẫu phân: Lấy phân mới thải của lợn ở các lứa tuổi với lượng 20 - 30 g/mẫu. Để riêng mỗi mẫu phân vào 1 túi nilon nhỏ và mỗi túi đều có nhãn ghi: thời gian (ngày, tháng, năm), địa điểm, tuổi, tắnh biệt và biểu hiện lâm sàng của lợn (nếu có).

- Mẫu cặn nền chuồng: Tại mỗi ô chuồng lấy mẫu cặn ở 4 góc và ở giữa ô chuồng, trộn đều được một mẫu xét nghiệm (khoảng 80 - 100 g/mẫu). Mỗi mẫu được để riêng trong túi nilon có ghi nhãn: Tên chủ hộ, địa điểm, thời gian lấy mẫu. Mẫu được xét nghiệm ngay trong ngày.

- Mẫu đất bề mặt xung quanh chuồng nuôi: Trong khoảng bán kắnh 5 m xung quanh chuồng lợn, cứ 10 - 15 m2 lấy một mẫu đất bề mặt. Một mẫu có khối lượng từ 80 - 100 g, được trộn đều bởi 4 mẫu ở 4 góc và 1 mẫu ở giữa. Mỗi mẫu được để riêng trong túi nilon có ghi nhãn: Tên chủ hộ, địa điểm, thời gian lấy mẫu.

- Mẫu đất ở vườn, bãi trồng cây thức ăn cho lợn: Cứ 10 - 15 m2 lấy một mẫu đất bề mặt. Một mẫu có khối lượng từ 80 - 100 g, được phối hợp bởi 4 mẫu ở 4 góc và 1 mẫu ở giữa. Mỗi mẫu được để riêng trong túi nilon có ghi nhãn: tên chủ hộ, địa điểm, thời gian lấy mẫu.

* Phương pháp xét nghiệm các loại mẫu

Chúng tôi tiến hành xét nghiệm mẫu phân lợn theo phương pháp Fulleborn:

+ Cách pha nước muối bão hoà: Đun sôi nước, cho 380 gam muối NaCl vào, khuấy đều đến khi muối không tan được nữa, khi để nguội trên mặt có lớp muối kết tinh. Lọc qua vải màn hoặc bông, bỏ cặn.

+ Cách làm: Lấy 5 - 10 gam phân cho vào một cốc nhỏ, dùng đũa thuỷ

tinh nghiền nát, cho khoảng 40 - 50 ml dung dịch nước muối bão hoà vào, dùng

đũa thuỷ tinh khuấy tan, sau đó lọc qua lưới thép, bỏ cặn. Cho dung dịch vừa lọc vào các lọ nhỏ đầy đến miệng lọ, đậy phiến kắnh lên miệng lọ cho tiếp xúc với dung dịch muối bão hoà, để yên 20 - 30 phút, trứng giun sẽ nổi lên và bám vào phiến kắnh, soi phiến kắnh dưới kắnh hiển vi tìm trứng giun tròn

Oesophagostomum spp.

3.4.4. Phương pháp xác định t l nhim giun tròn Oesophagostomum spp.

Tất cả các mẫu phân, mẫu cặn nền chuồng, mẫu đất bề mặt xung quanh chuồng và vườn trồng cây thức ăn cho lợn đều được xét nghiệm bằng phương pháp Fulleborn với dung dịch muối NaCl bão hoà, tìm trứng giun kết hạt dưới kắnh hiển vi, độ phóng đại 100 lần, Những mẫu có trứng giun tròn

Oesophagostomum spp. được đánh giá là có nhiễm, ngược lại là không nhiễm.

3.4.5. Phương pháp xác định cường độ nhim giun tròn Oesophagostomum spp.

Đếm số trứng giun tròn Oesophagostomum spp. trong 1g phân bằng buồng

đếm Mc. Master. Cường độ nhiễm được xác định bằng số trứng/gam phân.

Cách làm: Lấy 2 gam phân cho vào 58 ml dung dịch nước muối bão hoà, khuấy tan phân, lọc bỏ cặn. Khuấy đều nước lọc rồi dừng lại đột ngột, dùng pipep hút và bơm vào đầy buồng đếm Mc. Master (gồm 2 buồng đếm). Hai buồng đếm có 6 ô, kắch thước mỗi buồng 1 cm x 1 cm. Sau 15 phút, trứng được

đẩy lên bề mặt dung dịch buồng đếm. Đếm tất cả số trứng giun kết hạt trong buồng đếm (0,15 ml/1 buồng).

Số trứng/g phân = Tổng số trứng ở 2 buồng đếm x 15

Quy định các cường độ nhiễm nhẹ, trung bình, nặng và rất nặng như sau: + ≤ 500 trứng/g phân: Nhiễm nhẹ.

+ > 500 - 1000 trứng/g phân: Nhiễm trung bình. + > 1000 trứng/g phân: Nhiễm nặng.

Phương pháp đếm trứng/vi trường:

+ Nếu có từ 1 - 3 trứng giun quy định cường độ nhiễm nhẹ.

+ Nếu có từ 4 - 6 trứng giun quy định cường độ nhiễm trung bình. + Nếu có từ 7 trứng giun trở lên quy định cường độ nhiễm nặng.

3.4.6. Phương pháp xác định biu hin triu chng lâm sàng

Chúng tôi sử dụng các phương pháp chẩn đoán cơ bản để phát hiện những biểu hiện khác thường của lợn: Thể trạng, niêm mạc, trạng thái phân, ăn uống, vận động,Ầ

3.4.7. Phương pháp xác định độ an toàn và hiu lc ca thuc trOesophagostomosis Oesophagostomosis

- Xác định khối lượng lợn để xác định liều thuốc sử dụng.

Khối lượng lợn được xác định bằng cách cân (đối với lợn nhỏ) hoặc đo (đối với lợn lớn) và tắnh khối lượng theo công thức:

Pkg = 87,5 ừ VN2 ừ DT.

Trong đó: P: Khối lượng lợn (kg).

VN: Vòng ngực đo bằng thước dây (cm). DT: Dài thân đo bằng thước dây (cm).

- Phương pháp xác định hiệu lực của thuốc tẩy giun kết hạt

Sử dụng 2 loại thuốc Levamisole và Hanmectin - 25 để tẩy cho những lợn bị

nhiễm giun tròn Oesophagostomum spp. Sau khi cho lợn sử dụng thuốc 15 ngày, lấy mẫu phân xét nghiệm bằng phương pháp Fulleborn để xác định hiệu lực tẩy của thuốc. Nếu không tìm thấy trứng giun tròn Oesophagostomum spp. trong phân thì

xác định thuốc có hiệu lực triệt để. Nếu vẫn thấy trứng trong phân nhưng với số

lượng giảm rõ rệt thì xác định thuốc có hiệu lực nhưng chua triệt để. Nếu số lượng trứng giun kết hạt không giảm so với trước khi dùng thuốc hoặc giảm không đáng kể thì xác định thuốc không có hiệu lực với giun kết hạt.

Sau khi xác định được thuốc có hiệu lực tốt với giun tròn

Oesophagostomum spp. trên số lượng ắt lợn, tiếp tục dùng thuốc đó cho số lượng lớn lợn ngoài thực địa. Kiểm tra lại phân sau 15 ngày dùng thuốc để xác định hiệu lực của thuốc.

- Xác định độ an toàn của thuốc trị giun tròn Oesophagostomum spp. Độ

an toàn của thuốc được xác định thông qua theo dõi phản ứng của lợn sau khi dùng thuốc (trạng thái cơ thể, sự vận động, ăn uống,...)

3.4.8. Đề xut bin pháp phòng tr bnh do Oesophagostomum spp. gây ra ln

Quy trình phòng trị bệnh Oesophagostomosis cho lợn được đề ra dựa vào những cơ sở khoa học sau:

- Kết quả xác định một sốđặc điểm dịch tễ bệnh Oesophagostomosis ở lợn. - Kết quả nghiên cứu về ô nhiễm của trứng giun tròn Oesophagostomum

spp. ở ngoại cảnh.

- Kết quả nghiên cứu về triệu chứng lâm sàng của lợn mắc bệnh.

- Kết quả đánh giá hiệu lực của thuốc điều trị giun tròn

Oesophagostomum spp. 3.5. Phương pháp xử lý số liệu 3.5.1. Mt s công thc tắnh t l Tỷ lệ nhiễm (%) = Số lợn nhiễm x 100 Số lợn kiểm tra

Cường độ nhiễm (%) = Số lợn nhiễm ở mỗi cường độ

x 100

Số lợn nhiễm

Hiệu lực tẩy của thuốc (%) = Số lợn (-) sau khi tẩy

x 100 Số lợn được tẩy

3.5.2. Mt s tham s thng kê

Số liệu thu thập được xử lý bằng phương pháp thống kê sinh học theo tài liệu của Nguyễn Văn Thiện (2008) [21], trên phần mềm Excel 2007.

- Số trung bình: X = n X i ∑ Trong đó: ∑Xi : Tổng các giá trị của x n : Dung lượng mẫu X : Số trung bình - Độ lệch tiêu chuẩn: + Với n>30: sX = ổ ( ) n n i i X X ∑ − ∑ 2 2

+ Với n≤30: sX = ổ ( ) 1 2 2 − ∑ − ∑ n n i i X X

Trong đó:sX : Độ lệch tiêu chuẩn Xi : Giá trị của mẫu n : Dung lượng mẫu - Sai số của số trung bình: + Với n>30: n S m x X =ổ + Với n≤30: 1 − ổ = n S m x X Trong đó: mx : Sai số của số trung bình Sx : Độ lệch chuẩn n : Dung lượng mẫu

Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đặc điểm dịch tễ bệnh Oesophagostomois ở lợn tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên 4.1.1. Thc trng phòng chng bnh cho ln huyn Phú Bình, tnh Thái Nguyên

Qua điều tra, cùng với việc đi đến từng hộ gia đình để quan sát trực tiếp cách phòng chống bệnh ký sinh trùng nói chung và bệnh Oesophagostomosis

một số xã trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi đã thấy

được các biện pháp người dân sử dụng để chăn nuôi như thế nào. Kết quả được trình bày ở bảng 4.1.

Bảng 4.1. Thực trạng phòng chống bệnh ký sinh trùng nói chung và bệnh

Oesophagostomosis cho lợn ở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên

Địa phương (xã) Biện pháp sử dụng chuồng trại Chuồng trại hợp vệ sinh về xây dựng Vệ sinh tốt chuồng nuôi Thu gom phân ủ Tẩy giun tròn Dương Thành Số hộđiều tra 63 63 63 63 63 Số hộ áp dụng 59 39 48 50 52 Tỷ lệ (%) 93,60 61,90 76,19 79,37 82,54 Thanh Ninh Số hộđiều tra 37 37 37 37 37 Số hộ áp dụng 35 23 30 31 30 Tỷ lệ (%) 94,59 62,16 81,08 83,78 81,08 Tân Kim Số hộđiều tra 70 70 70 70 70 Số hộ áp dụng 61 34 54 50 55 Tỷ lệ (%) 87,14 48,57 77,14 71,43 78,57 Tân Khánh Số hộđiều tra 72 72 72 72 72 Số hộ áp dụng 65 38 51 54 53 Tỷ lệ (%) 90,28 52,78 70,83 75,00 73,61

Qua bảng 4.1 cho thấy: Việc áp dụng các biện pháp để phòng chống bệnh kắ sinh trùng nói chung cũng như bệnh Oesophagostomosis của người dân

ở các xã Dương Thành, Thanh Ninh, Tân Kim, Tân Khánh đã được thực hiện nhưng vẫn chưa thực sự tốt.

Về chuồng trại: Đa số các hộ chăn nuôi đã có ý thức xây dựng chuồng trại để nuôi lợn, số hộ áp dụng đạt tỷ lệ cao nhất là ở xã Thanh Ninh (94,59%) rồi đến xã Dương Thành (93,60%), Tân Khánh (90,28%) và thấp nhất là xã Tân Kim (87,14%). Tuy nhiên vẫn còn số ắt gia đình nuôi lợn thả rông, không có chuồng trại, chúng tự kiếm thức ăn hoặc ăn các thức ăn thừa. Việc xây dựng chuồng trại hợp vệ sinh cũng như vệ sinh chuồng trại sạch sẽ đã được áp dụng nhưng chưa phải là phổ biến. Nhiều hộ chăn nuôi tuy có chuồng trại nhưng lại chưa để ý đến vấn đề vệ sinh. Phân lợn thải ra không được thu gom sạch sẽ mà

để luôn trong chuồng nuôi, rất mất vệ sinh. Đã có nhiều hộ đầu tư vào xây dựng theo hướng quy mô trang trại (thấy nhiều ở Dương Thành và Thanh Ninh), chăn nuôi theo hướng công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều gia đình chỉ xây tạm bợ, không đạt tiêu chuẩn.

Về thu gom phân: Phân thải của lợn đã được đa số người dân ủ xong mới mang ra để trồng trọt, số hộ áp dụng cao nhất là ở xã Thanh Ninh (83,78%), thấp nhất là xã Tân Kim (71,43%).

Về tẩy giun tròn cho lợn cũng đã được chú ý, cao nhất là xã Dương Thành (82,54%), thấp nhất là xã Tân Khánh chỉđạt 73,61%

4.1.2. T l và cường độ nhim giun tròn Oesophagostomum spp. ln ti mt s xã ca huyn Phú Bình, tnh Thái Nguyên mt s xã ca huyn Phú Bình, tnh Thái Nguyên

Chúng tôi đã thu thập mẫu phân của 578 lợn ở các lứa tuổi tại 4 xã thuộc huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên để xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm giun

Bảng 4.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tròn Oesophagostomum spp. lợn tại một số xã Địa phương (xã) Số lợn kiểm tra (con) Số lợn nhiễm (con) Tỷ lệ nhiễm (%)

Cường độ nhiễm (trng/g phân)

≤ 500 > 500 - 1000 > 1000 n % n % n % Dương Thành 149 48 32,21 30 62,50 12 25,00 6 12,50 Thanh Ninh 148 44 29,73 32 72,73 8 18,18 4 9,09 Tân Kim 129 48 37,21 23 47,92 16 33,33 9 18,75 Tân Khánh 152 56 36,84 28 50,00 18 32,14 10 17,86 Tắnh chung 578 196 33,91 113 57,65 54 27,55 29 14,80 Bảng 4.2 cho thấy:

- Về tỷ lệ nhiễm: Trong tổng số 578 lợn kiểm tra có 196 lợn nhiễm giun

tròn Oesophagostomum spp., tỷ lệ nhiễm chung là 33,91%; biến động từ

29,73% - 37,21%; tỷ lệ nhiễm cao nhất ở lợn nuôi tại xã Tân Kim (37,21%), tiếp theo là xã Tân Khánh (36,84%), xã Dương Thành (32,21%) và thấp nhất là xã Thanh Ninh (29,73%).

Hình 4.1. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm giun tròn Oesophagostomum spp. ở lợn tại một số xã

Các cột biểu thị tỷ lệ nhiễm giun tròn Oesophagostomum spp. cao thấp khác nhau cho thấy sự khác nhau về tỷ lệ nhiễm giữa 4 xã.

Theo Trịnh Văn Thịnh và cs (1978) [23]: Sự phân bố theo vùng của các loài giun sán quyết định phần lớn tình hình nhiễm giun sán ở gia súc, gia cầm. Ngoài ra, các điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, thức ăn, nước uống, vệ sinh thú y cũng ảnh hưởng đến sức chống đỡ của gia súc, gia cầm đối với giun sán. Như

vậy, theo tác giả thì điều kiện tự nhiên, xã hội có ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của giun sán, trong đó có giun tròn Oesophagostomum spp.

Bốn xã Dương Thành, Thanh Ninh, Tân Kim và Tân Khánh thuộc huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên nằm trong vùng khắ hậu nhiệt đới gió mùa, là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các loài giun tròn nên lợn ở 4 xã nhiễm

giun tròn Oesophagostomum spp. với tỷ lệ khá cao.

Tân Kim và Tân Khánh là hai xã có địa hình khá phức tạp, nhiều đồi núi xen kẽ những thung lũng nhỏ hẹp, giao thông đi lại khó khăn, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi còn hạn chế. Người chăn nuôi ở các địa phương này chủ yếu chăn nuôi lợn theo phương thức truyền thống với quy mô nhỏ. Vấn đề vệ

sinh chuồng trại, thu dọn phân, sử dụng thuốc phòng trị giun sán cho đàn lợn không được thực hiện thường xuyên. Xã Dương Thành và Thanh Ninh có địa hình không phức tạp như hai xã trên, giao thông đi lại thuận lợi. Bên cạnh đó, chăn nuôi lợn ở đây khá phát triển, nhiều hộ gia đình có trang trại chăn nuôi với quy mô lớn, thực hiện tương đối tốt quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, tẩy giun cho lợn theo định kì nên tỷ lệ nhiễm giun tròn Oesophagostomum spp. ở xã Dương Thành và Thanh Ninh thấp hơn so với xã Tân Kim và Tân Khánh.

Hình 4.2. Biểu đồ cường độ nhiễm giun tròn Oesophagostomum spp. tại các địa phương

Từ bảng 4.2 và hình 4.2 chúng tôi thấy:

Lợn nuôi tại 4 xã nghiên cứu đều nhiễm giun tròn Oesophagostomum spp. với cường độ nhiễm từ nhẹđến nặng. Tắnh chung, trong tổng số 196 lợn nhiễm giun kết

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh do giun tròn Oesophagostomum spp. gây ra trên lợn tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên và dùng thuốc điều trị. (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)