Khả năng sinh trưởng của gà thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm vườn sinh thái đến khả năng sinh trưởng của đàn gà thịt CP707 từ 1 đến 42 ngày tuổi theo phương thức nuôi nhốt chuồng kín. (Trang 52)

2.4.2.1. Kết quả về sinh trưởng tích luỹ của gà thí nghiệm

Sinh trưởng tích luỹ là tăng khối lượng cơ thể của gà qua từng tuần tuổi, là tiêu chuẩn để đánh giá khả năng sinh trưởng của đàn gà. Khối lượng của cơ thể còn phản ánh chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng, tình trạng sức khoẻ, chất lượng con giống. Qua theo dõi số liệu cân gà sau mỗi tuần tuổi, chúng tôi đã tính toán được khối lượng trung bình của gà qua các tuần tuổi, kết quả được trình bày tại bảng 2.4

Bảng 2.4. Sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (g)

Tuần tuổi

Lô đối chứng Lô thí nghiệm

X ± mx Cv(%) X ± mx Cv(%) Sơ sinh 40,79 ± 0,55 7,32 40,49 ± 0,53 7,13 1 176,83 ±2,63 8,16 179,56 ± 2,58 7,86 2 444,78 ± 6,32 7,78 458,33 ± 6,31 7,54 3 820,00 ± 12,01 7,85 855,23 ± 11,87 7,52 4 1270,80 ± 19,47 8,25 1341,25 ± 20,36 8,22 5 1787,85± 29,23 8.75 1896,55 ± 31,81 9,03 6 2407,39b ± 32,15 7,15 2569,66a ± 34,00 7,13

44

Ghi chú: Theo hàng ngang, các số trung bình mang các chữ cái khác nhau thì sai khác giữa chúng có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).

Hình 2.1. Đồ thị sinh trưởng tích luỹ của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi

Qua bảng 2.4 và hình 2.1. cho thấy: Khối lượng cơ thể gà tăng dần qua các tuần tuổi. Gà cùng sử dụng một loại thức ăn CP, cùng một phương thức nuôi dưỡng, điều kiện chăm sóc nhưng gà ở lô sử dụng chế phẩm vườn sinh thái có khối lượng cơ thể cao hơn. Lô thí nghiệm dùng chế phẩm vườn sinh thái

đạt 2569.66 g. Trong khi đó lô đối chứng không sử dụng chế phẩm nào chỉ đạt 2407,39 g thấp hơn lô TN là 162,27 g tương ứng 6,8 %. Sự sai khác này có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).

45

Điều này chứng tỏ khi bổ sung chế phẩm vườn sinh thái vào thức ăn cho gà có hiệu quả tốt hơn so với khi không sử dụng chế phẩm vào thức ăn. Trong quá trình sử dụng chế phẩm bổ sung vào thức ăn cho gà thấy rằng: Gà khỏe mạnh, ăn uống sinh trưởng tốt, thải phân ra có khuôn. Do chế phẩm có các vi khuẩn có lợi, có khả năng lên men đường sản sinh ra axit latic, có tác dụng phòng bệnh đường tiêu hoá nhờ khả năng ức chế vi khuẩn có hại, kích thích tăng chuyển hoá, lợi dụng thức ăn ăn vào

Để thấy rõ hơn sự khác nhau về khối lượng gà giữa hai lô được chúng tôi thể hiện qua đồ thị 2.1.

So sánh với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Minh Hoàn (2006) [5] cho biết: Bổ sung chế phẩm Aminomix - polyvit và chế phẩm BM vào khẩu phần ăn của gà Lương Phượng thấy rằng tại lúc 10 tuần tuổi thì khối lượng của gà lớn hơn so với là không bổ sung chế phẩm lần lượt là: 120,19 và 114,20g, có sự sai khác rõ rệt (với p < 0,05). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng giống như kết quảđã công bố của Nguyễn Minh Hoàn (2006) [5].

2.4.2.2. Kết quả sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm

Trên cơ sở các số liệu theo dõi về khối lượng cơ thể gà qua các tuần tuổi, chúng tôi tính được sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm, kết quả được trình bày tại bảng 2.5.

Bảng 2.5. Sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm (g/con/ngày)

Tuần tuổi Lô đối chứng Lô thí nghiệm

ss-1 19.43 19.87 1 - 2 38.28 39.83 2 -3 53.60 56.70 3 - 4 64.40 69.43 4 - 5 73.86 79.33 5 - 6 88.51 96.16 SS-6 56.35 60.22

46 (g/con/ngày)

Hình 2.2. Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm

Qua bảng 2.5 và hình 2.2 cho thấy: Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối của đàn gà thí nghiệm tăng dần trong những tuần đầu, đạt đỉnh cao ở giai đoạn 5 - 6 tuần tuổi. Nhìn chung tốc độ sinh trưởng tuyệt đối đều tuân theo quy luật chung của gia cầm.

Sinh trưởng tuyệt đối của gà ở lô thí nghiệm luôn cao hơn so với lô đối chứng. Cụ thể ở giai đoạn SS-1 tuần tuổi ở lô thí nghiệm là 19,87 g/con/ngày, ở lô đối chứng đạt 19,43 g/con/ngày với mức độ chênh lệch là 0.44 g. Giai đoạn 5 - 6 tuần tuổi gà ở lô thí nghiệm có sinh trưởng tuyệt đối đạt mức cao nhất là 96,16 g/con/ngày, lô đối chứng đạt 88,51 g/con/ngày với mức độ chênh lệch là 7,65 g. Từ SS-6 tuần tuổi lô đối chứng đạt 56,35 g/con/ngày,ở lô thí nghiệm là 60,22 g/con/ngày với múc độ chênh lệch là 3.87g.

47

Điều đó chứng tỏ lô thí nghiệm sử dụng chế phẩm vườn sinh thái có

tốc độ sinh trưởng tuyệt đối cao hơn lô đối chứng không sử dụng chế phẩm vào thức ăn.

Để thấy rõ hơn tốc độ tăng khối lượng của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi, chúng tôi thể hiện qua biểu đồ 2.2.

2.4.2.3. Kết quả về sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm

Kết quả sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm được trình bày ở bảng 2.6. Qua bảng 2.6 cho thấy: gà CP707 ở 2 lô đều có tốc độ sinh trưởng tương đối giảm dần theo sự tăng lên của tuổi. Nhìn chung tốc độ sinh trưởng của nhóm gà thí nghiệm đều tuân theo quy luật sinh trưởng chung của gia cầm cao nhất ở tuần đầu tiên: Lô đối chứng đạt 125,03 %, lô thí nghiệmđạt 126,40 % và giảm dần ở các tuần tiếp theo, thấp nhất ở tuần thứ 6. Bắt đầu từ tuần thứ 3 trở đi, tốc độ sinh trưởng bắt đầu giảm mạnh và tới tuần thứ 6 lô đối chứng còn là 29,54 %, lô thí nghiệm là 30,14 %. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.6. Sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm (%)

Tuần tuổi Lô đối chứng Lô thí nghiệm

SS-1 125,03 126,40 1-2 86,21 87,41 2-3 59,33 60,43 3-4 43,12 44,26 4-5 33,81 34,30 5-6 29,54 30,14

48

Hình 2.3. Biểu đồ sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm 2.4.3. Kết quả về hiệu quả sử dụng thức ăn cho gà thí nghiệm

Lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày phản ánh tình trạng sức khoẻ của đàn gà, chất lượng thức ăn và chế độ chăm sóc nuôi dưỡng. Trong quá trình theo dõi thí nghiệm chúng tôi cân lượng thức ăn sử dụng qua các tuần tuổi, thức ăn ăn thừa qua từng ngày để biết được lượng thức ăn tiêu thụ của gà trong ngày, đồng thời quan sát được bênh phát sinh thông qua lượng thức ăn tiêu thụ

0 20 40 60 80 100 120 140 SS-1 1-2 2-3 3-4 4-5 5-6 Lô đối chứng Lô thí nghiệm Tuần tuổi Tỷ lệ (%)

49

trong ngày, trên cơ sở đó tính toán lượng thức ăn tiêu tốn/kg tăng khối lượng của gà. Kết quả được trình bày tại bảng 2.7.

Bảng 2.7. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng (kg)

Trong tuần Lô đối chứng Lô thí nghiệm Tuần tuổi Trong tuần Cộng dồn Trong tuần Cộng dồn

1 1,00 1,00 1,00 1,00 2 1,38 1,25 1,32 1,21 3 1,56 1,40 1,53 1,37 4 1,96 1,61 1,89 1,56 5 2,17 1,77 2,12 1,73 6 2,10 1,86a 1,96 1,79a

Ghi chú: Cùng hàng ngang, các số mang chữ cái giống nhau thì không có sự sai khác nhau về mặt thống kê (P> 0,05)

Qua bảng 2.7 cho thấy: Lượng thức ăn tiêu tốn/kg tăng khối lượng tăng dần theo các tuần tuổi. Trong cùng một điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng nhưng lô thí nghiệm sử dụng chế phẩm vườn sinh thái tiêu tốn thức ăn thấp hơn so với lô đối chứng.

Ở giai đoạn 1 tuần tuổi, cả ở hai lô gà thí nghiệm đều có tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cộng dồn là như nhau và là thấp nhất, lần lượt ở lô đối chứng là 1,00 kg/kg tăng khối lượng, còn ở lô thí nghiệm là 1,00 kg/kg tăng khối lượng.

Giai đoạn 6 tuần tuổi, tiêu tốn thức ăn cộng dồn ở lô đối chứng là 1,86 kg/kg tăng khối lượng, lô thí nghiệm là 1,79 kg/kg tăng khối lượng. Nếu coi lô đối chứng là 100 % thì lô thí nghiệm là 96,76%, thấp hơn lô đối chứng là 3,21%.

50

Như vậy, khi sử dụng chế phẩm vườn sinh thái trộn vào thức ăn cho gà CP707 đã có hiệu quả tốt, tiêu tốn thức ăn ít hơn khi không sử dụng chế phẩm vào thức ăn.

So sánh kết quả nghiên cứu của Nguyễn Minh Hoàn (2006) [5] cho biết bổ sung chế phẩm Aminomix - polyvit và chế phẩm BM vào khẩu phần ăn của gà Lương Phượng thấy rằng: tiêu tốn thức ăn trên kg tăng khối lượng cơ thể ít hơn so với gà không bổ sung chế phẩm lần lượt là: 0,13 kg, 0,08 kg. Mặt khác, lô đối chứng có khối lượng cơ thể lúc 10 tuần tuổi thấp hơn lô thí nghiệm có bổ sung chế phẩm. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy sử dụng chế phẩm sinh học có tác dụng làm giảm lượng tiêu tốn thức ăn trên kg tăng khối lượng so với không sử dụng chế phẩm giống như kết quả đã công bố của Nguyễn Minh Hoàn (2006) [5].

2.4.4. Chỉ số sản xuất PI (production - Index)

Chỉ số sản xuất là một đại lượng biểu thị mối quan hệ tổng hợp giữa khối lượng cơ thể, tỷ lệ nuôi sống và thời gian nuôi. Chỉ số sản xuất được thể hiện tại bảng 2.8.

Bảng 2.8. Chỉ số sản xuất PI của gà thí nghiệm

Tuần tuổi Lô đối chứng Lô thí nghiệm

4 387,36 429,39

5 397,88 442,98

6 454,70 519,05

Qua bảng 2.8 cho thấy: Tất cả các lô thí nghiệm và đối chứng, chỉ số sản xuất đều tăng dần từ 4 tuần tuổi đến 6 tuần tuổi. Chỉ số sản xuất của lô thí nghiệm luôn cao hơn so với lô đối chứng. Điều này cho thấy chế phẩm sinh học vườn sinh thái phối trộn trong khẩu phần ăn có ảnh hưởng tốt đến chỉ số sản xuất của gà thí nghiệm.

Ở tuần tuổi thứ 6, chỉ số sản xuất cao nhất ở lô thí nghiệm là519,05, còn lô đối chứng thấp hơn chỉ đạt 454,70. Ở 4 tuần tuổi, chỉ số sản xuất đạt thấp nhất, ở lô thí nghiệm là 429,39 còn lô đối chứng thấp hơn chỉđạt 387,36.

51

Diễn biến về chỉ số sản xuất từ tuần tuổi 4 đến tuần tuổi 6 đều tuân theo quy luật. Nếu quy ước chỉ số sản xuất của lô đối chứng lúc 6 tuần tuổi là 100,00 % thì của lô thí nghiệm là 114,15 %. Như vậy, khẩu phần của gà có trộn chế phẩm sinh học vườn sinh thái vào thức ăn đó có chỉ số sản xuất cao hơn so với lô đối chứng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.4.5. Kết quả mổ khảo sát

Thông qua một số chỉ tiêu mổ khảo sát đểđánh giá được khả năng cho thịt của giống gia cầm. Được thể hiện qua bảng 2.9

Bảng 2.9. Kết quả mổ khảo sát (6 tuần tuổi)

Chỉ tiêu Tính biệt Lô thí nghiệm Lô đối chứng

X ± mx Cv(%) X ± mx Cv(%) khối lượng sống(g) Trống 2630 ± 43.59 2,87 2523.33 ± 46.67 3.2 Mái 2413.33 ± 20.28 1.46 2310 ± 13,5 1.02 khối lượng thit xẻ(g) Trống 2097.98 ± 17.29 1.43 2012.83 ± 20,54 1.77 Mái 1898.64 ± 27,07 2.47 1807 ± 17,98 1.72 Tỷ lệ thịt xẻ(%) Trống 79.79 ± 0,68 1.47 79.79 ± 0.68 1.47 Mái 78.80 ± 0,55 1.22 78.67 ± 0,55 1.22 khối lượg thịt đùi(g) Trống 660.91 ± 24,22 6.35 625.46 ± 16,33 4,52 Mái 561.24 ± 13,75 4.24 534,30± 8,12 2,67 Tỷ lệ thịt đùi(%) Trống 25.11 ± 0.5 3.48 24,78 ± 0,19 1,33 Mái 23.25 ± 0.48 3.57 22,92 ± 0,22 1,66 KL thịt ngực(g) Trống 552.49 ± 4,39 1.38 521,68 ± 4,59 1,52 Mái 486.2 ± 13,15 4.68 462.70 ± 11,03 4.13 Tỷ lệ ngực(%) Trống 21.02 ± 0,42 3.42 20.69 ± 0,39 3.24 Mái 20.14 ± 0,38 3.23 20.14 ± 0,38 3.23 Khối lượng ngực + đùi (g) Trống 1213.4 ± 23,03 3.29 1147.13 ± 17,74 2,68 Mái 1047.44 ± 24,34 4.03 989.24 ± 18,77 3,29 Tỷ lệ ngực + đùi (%) Trống 46.13 ± 0,12 0.46 45.47 ± 0,21 0.81 Mái 43.39 ± 0,71 2.84 43.06 ± 0,58 2,32 Khối lượng mỡ bụng(g) Trống 58.42 ± 2,09 6.2 56.05 ± 2,12 6.55 Mái 53.42 ± 1,55 5.02 50.85 ± 1,52 5.16 Tỷ lệ mỡ bụng(%) Trống 2.20 ± 0,06 3.69 2.22 ± 0,05 3.69 Mái 2.21 ± 0,09 4.29 2.19 ± 0,05 4.29

52

Qua bảng 2.9. Ta thấy tỷ lệ thịt xẻ ở lô đối chứng và thí nghiệm là như nhau ở cả hai lô con trống là 79,79 %, con mái là 78,80 %. Tỉ lệ thịt ngực cộng thịt đùi lô thí nghiệm con trống là 46,13%, con mái là 43,34 %, lô đối chứng con trống là 45,47 % và con mái là 43,06 %. Tỷ lệ mỡ bụng ở cả hai lô là như nhau con trống là 2,22 % con mái là 2,21 %. Cho thấy chế phẩm vườn sinh thái có tác động hiệu quả trong quá trình tăng khả năng cho thịt của gà cp 707.

2.4.6. Khả năng phòng bệnh đường tiêu hoá của chế phẩm

Hiệu lực phòng bệnh đường tiêu hoá của chế phẩm vườn sinh thái được đánh giá thông qua tình trạng sức khoẻ của đàn gà trong quá trình nuôi dưỡng, dựa trên biểu hiện bệnh Salmonella xảy ra ở gà con thường từ 1- 12 ngày tuổi phân trắng lỏng, bệnh E.coli thì phân trắng xanh ít xảy ra giai đoạn gà con.

Quan sát ngoại hình và thể trạng từng cá thể trong từng lô, quan sát phân thải ra hàng ngày và các triệu chứng lâm sàng điển hình của từng bệnh, chúng tôi xác định được hiệu lực phòng bệnh của chế phẩm ở lô thí nghiệm so với lô đối chứng như sau:

Bảng 2.10: Ảnh hưởng của chế phẩm đến khả năng phòng một số bệnh đường tiêu hóa của gà thí nghiệm

Tuần tuổi

Lô thí nghiệm (n= 90) Lô đối chứng (n= 90)

E.coli Salmonella Do bệnh khác E.coli Salmonella Do bệnh khác 1 0 0 3 0 0 2 2 2 4 3 12 9 4 3 6 2 9 0 3 10 4 3 2 4 6 0 15 5 0 0 6 9 0 8 6 6 0 3 0 0 2 Toàn kỳ 17 8 28 27 12 41 Tỷ lê (%) 18,89 8,89 31,11 30,00 13,33 45,56

53

Số liệu bảng 2.10 cho thấy: Lô thí nghiệm có tỉ lệ mắc bệnh E.coli 18,89 %, lô đối chứng là 30,00% . Tỉ lệ mắc bệnh Salmonella ở lô thí nghiệm là 8,89%, ở lô đối chứng là 13,33%. Lô thí nghiệm có tỷ lệ mắc bệnh thất hơn lô đối chứng. Ở lô đối chứng có hiện tượng mắc nhiều hơn, bước sang tuần thứ 3 gà bị mắc cầu trùng, và số con mắc E.coli và Salmonella cũng cao hơn. Điều đáng lưu ý là khi gà bị mắc E.coli thì có kèm theo mắc cả bệnh

Salmonella. Nguyên nhân của hiện tượng này là do: Khi vi khuẩn E.coli bùng

phát và sinh ra bệnh tích làm cho gà có những biểu hiện của bệnh ra bên ngoài mà bằng mắt thường ta có thể quan sát được, thì lúc đó nó đã làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, cơ thể lúc này có khả năng chống đỡ với bệnh tật là yếu. Do đó đây là cơ hội thuận lợi cho vi khuẩn Salmonella tấn công, vì cả hai giống vi khuẩn này cùng tồn tại trong đường tiêu hóa, nên khi có cơ hội thuận lợi là chúng bùng phát.

Qua tỷ lệ mắc bệnh cho thấy, khi sử dụng chế phẩm vườn sinh thái

cho vào nước uống cho gà cp 707 nuôi thịt đã có tác dụng phòng bệnh đường tiêu hoá. Về thời gian xuất hiện bệnh hay tỉ lệ số con mắc bệnh đều có hiệu quả hơn so với không sử dụng. Tức là khi gà có bị mắc bệnh thì mức độ nhiễm ở cả hai lô cũng rất khác nhau.

Đối với bệnh E.coli và Salmonella trong tuần đầu là không mắc nhưng bước sang tuần thứ 2 (đặc biệt là vào ngày thứ 7 cho đến ngày thứ 10) tỉ lệ mắc cao, sau đó giảm dần. Nguyên nhân của hiện tượng này là do, trong tuần đầu gà lấy dinh dưỡng chủ yếu dựa vào khối noãn hoàng chưa tiêu hết, nhưng khi bước sang tuần tuổi thứ 2 khối noãn hoàng đã tiêu hết nên bắt buộc chúng phải sử dụng dinh dưỡng từ nguồn thức ăn từ bên ngoài, khi đó có rất nhiều mầm bệnh bao quanh chúng sẵn sàng xâm nhập và bùng phát nếu gặp cơ thể nào có khả năng miễn dịch kém. Do đó trong chăn nuôi gà ta cần phải có biện pháp nâng cao khả năng phòng bệnh cho đàn gà đặc biệt quan trọng trong giai đoạn úm gà con. Và việc sử dụng chế phẩm vườn sinh thái vào nước uống là một biện pháp đem lại hiệu quả tích cực cho việc phòng bệnh đường tiêu hóa.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm vườn sinh thái đến khả năng sinh trưởng của đàn gà thịt CP707 từ 1 đến 42 ngày tuổi theo phương thức nuôi nhốt chuồng kín. (Trang 52)