Về quy luật tương quan giữa Dt và D1.3

Một phần của tài liệu Điều tra sinh trưởng làm cơ sở xây dựng biểu sản lượng rừng Keo lai (Acacia mangium x Acacia auriculiformis) tại xã Tân Dương, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. (Trang 32)

Nghiên cứu tương quan giữa đường kính tán với đường kính ngang ngực cho một số loài cây rừng tự nhiên như Lim xanh, Vạng trứng, Chò chỉ, Vũ Đình Phương (1985) đã rút ra kết luận: Giữa đường kính tán và đường kính ngang ngực tồn tại mối liên hệ chặt chẽ và được biểu thị bằng phương trình đường thẳng. Theo Khúc Đình Thành (1999), tương quan giữa đương kính tán với đường kính ngang ngực loài Keo tai tượng ở Uông Bí Quảng Ninh, dạng phương trình phù hợp để biểu thị là:

Dt = a + b.D1.3

Qua tính toán tác giả cho thấy hệ số tương quan biến động từ chặt đến rất chặt (R:0,86 đến 0,98), chứng tỏ có thể sử dụng quan hệ trên để xác định

đường kính tán bình quân cho từng cỡ kính với độ chính xác cao.

Hoàng Văn Dưỡng (2001), tương quan giữa đường kính tán với đường kính ngang ngược loài cây Keo lá tràm tại một số tỉnh khu vực miền Trung, có thể sử dụng phương trình đường thẳng:

Dt = a + b.D1.3

Để biểu thị quan hệ này.Kết quả tính toán cho thấy hệ số tương quan biến động từ 0,50 đến 0,99. Kết quả kiểm tra có 92,2% số ô phù hợp với dạng phương trình trên.

2.3.4. Nghiên cu v mô hình sn lượng

Trịnh Đức Huy (1988)[8] khi lập biểu dự đoán trữ lượng và năng suất gỗ của đất trồng Bồ đề khu Trung tâm miền Bắc Việt Nam, đã xây dựng mô hình dự đoán trữ lượng Bồ đề trên cơ sở tổng diện tích ngang và chiều cao bình quân lâm phần dưới dạng phương trình.

LnM = a + b.lnG

LnM = a + b.LnG + c.lnH

Nguyễn Ngọc Lung (1989) khi lập biểu sản lượng rừng Thông 3 lá vùng Đà Lạt, Lâm Đồng đã sử dụng các mô hình dự đoán sinh trưởng và mật

độ rừng chuẩn.

Nguyễn Thị Bảo Lâm (1996) khi lập biểu quá trình sinh trưởng rừng Thông đuôi ngựa kinh doanh gỗ ở khu Đông Bắc Việt Nam đã xây dựng mô hình dự đoán sản lượng cụ thể như sau:

M = 3,496 + 0,4424.G.h0 LnG = 5,0731 - 9,6596. 1 h0 - 1.3 - 36,6. 1 N Ln(St/10) = 4,0792 + 4,40194. 1 h0 - 1.3 + 43,51. 1 N

Hoàng Văn Dưỡng (1996) đã xây dựng mô hình dự đoán sinh trưởng rừng keo lá tràm. Đã sử dụng phương trình dưới dạng trữ lượng là một hàm của các biến số Hvn, A, N và tác giả đưa ra phương trình dự đoán trữ lượng:

M = -13,297 + 2,385.H0 + 0,3199.G.H0

Một phần của tài liệu Điều tra sinh trưởng làm cơ sở xây dựng biểu sản lượng rừng Keo lai (Acacia mangium x Acacia auriculiformis) tại xã Tân Dương, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)