ĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN GIAO THỨC TRUYỀN TẢI MỚI

Một phần của tài liệu Giáo trình Lý thuyết báo hiệu (Trang 36)

Như chúng ta đã biết, giao thức truyền tải dữ liệu tin cậy chính đi kèm giao thức IP thường là TCP. Tuy nhiên, do TCP ra đời đã khá lâu và được thiết kế theo kiểu giao

mới. Với số lượng ứng dụng mới đang tăng lên ngày càng nhiều hiện nay đã cho thấy

TCP có quá nhiều hạn chế. Các vấn đề giới hạn của TCP thể hiện gồm:

 Cơ chế tin cậy: TCP cung cấp cả hai kiểu chuyển giao dữ liệu là cơ chế hỏi đáp và cơ chế tuần tự. Một vàiứng dụng yêu cầu chuyển giao thông tin tin cậy mà không cần duy trì thứ tự gói tin, trong khi một số khác lại yêu cầu đáp ứng cả

về thứ tự của gói dữ liệu. Đối với TCP, cả hai trường hợp này đều gặp phải

hiện tượng “nghẽn đầu dòng” gây nên các trễ không cần thiết.

 Vấn đề thời gian thực: Cơ chế hỏi đáp trong TCP yêu cầu có một độ trễ để xác

nhận gói tin, điều này làm cho TCP không đáp ứng được các ứng dụng thời

gian thực.

 Các vấn đề bảo mật: TCP rất dễ bị tấn công do cơ chế bảo mật trong TCP

không cao.

Những giới hạn đề cập trên đây của TCP là rất đáng phải quan tâm khi muốn

truyền báo hiệu số 7 qua mạng IP và do đó, đây là một động lực trực tiếp cho sự ra đời

của giao thức SCTP – một giao thức truyền tải mới của SIGTRAN. SCTP không chỉ

giải quyết được vấn đề truyền tải báo hiệu trong SIGTRAN mà còn có khả năng đáp ứng cho nhiều ứng dụng khác.

Một phần của tài liệu Giáo trình Lý thuyết báo hiệu (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)