GIỚI THIỆU VỀ SIGTRAN

Một phần của tài liệu Giáo trình Lý thuyết báo hiệu (Trang 35)

Sigtran là một nhóm công tác thuộc tổ chức chuẩn hóa quốc tế cho lĩnh vực

Internet– IETF. Mục đích chính của nhóm là đưa ra giải pháp truyền tải báo hiệu dạng

gói trên mạng PSTN qua mạng IP, đảm bảo được các yêu cầu về chức năng và hiệu năng của báo hiệu PSTN. Nhằm phối hợp được với PSTN, các mạng IP cần truyền tải

giữa các nút IP như gateway báo hiệu (SG), bộ điều khiển cổng phương tiện (MGC) và cổng phương tiện (MG) hoặc cơ sở dữ liệu IP. Nhóm công tác Sigtran xác định mục

tiêu là:

 Các yêu cầu về chức năng và hiệu năng: Nhóm đưa ra một số các luận điểm (trong các RFC) xác định các yêu cầu tính năng và hiệu năng để hỗ trợ báo

hiệu qua các mạng IP. Các bản tin báo hiệu (nhất là SS7) có yêu cầu về độ trễ

và mất gói rất cao phải được đảm bảo như trong mạng điện thoại hiện tại.

 Các vấn đề về truyền tải: Nhóm công tác đã đưa ra RFC định nghĩa các giao

thức truyền tải báo hiệu được sử dụng và định nghĩa mới các giao thức truyền

tải trên cơ sở các yêu cầu xác định ở trên.

Hình 3.3. Mô hình chồng giao thức SIGTRAN

SIGTRAN là một tập các tiêu chuẩn mới do IETF đưa ra nhằm cung cấp một mô

hình kiến trúc để truyền tải báo hiệu số 7 qua mạng IP. Kiến trúc giao thức SIGTRAN được định nghĩa gồm ba thành phần chính (Hình 3.3):

 Chuẩn IP.

 Giao thức truyền tải báo hiệu chung SCTP: Giao thức hỗ trợ một tập chung các tính năng truyền tải tin cậy cho việc truyền tải báo hiệu. Đặc biệt, SCTP là một

giao thức truyền tải mới do IETF đưa ra.

 Các phân lớp thích ứng: Hỗ trợ các hàm nguyên thủy xác định được yêu cầu

bởi một giao thức ứng dụng báo hiệu riêng. Một vài giao thức phân lớp thích

ứng mới được định nghĩa bởi IETF như: M2UA, M2PA, M3UA, SUA.

Một phần của tài liệu Giáo trình Lý thuyết báo hiệu (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)