Đối tượng nghiên cứu là các doanh nghiệp cổ phần Việt Nam ñược niêm yết trên yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà nội và Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Nguồn dữ liệu cho ñề tài này ñược lấy từ các trang web http://www.vietstock.vn, http://www.cophieu68.com.vn,http://www.cafef.vn.
Dữ liệu dùng cho nghiên cứu ñược trích từ các báo các tài chính hằng năm của các doanh nghiệp niêm yết trong khoảng thời gian 2006 – 2012 gồm: bảng cân
ñối kế toán, báo cáo thu nhập và báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Cụ thể, dữ liệu bao gồm các chỉ tiêu tài chính sau: tổng tài sản, tổng nợ, vốn chủ sở hữu, vay ngân hàng ngắn hạn, vay ngân hàng dài hạn, thuê tài sản, tài sản cố ñịnh hữu hình, tổng lợi nhuận trước thuế thu nhập, khấu hao tài sản cốñịnh hữu hình, giá cổ phiếu vào ngày cuối năm…
Dữ liệu này ñược sử dụng ñể tính toán cơ hội tăng trưởng, tỷ lệ tài sản hữu hình, quy mô doanh nghiệp, khả năng sinh lợi nhuận, lá chắn thuế không phải từ nợ, GTTT của VCSH…
Hầu hết các nghiên cứu ở Việt Nam ñều sử dụng dữ liệu chéo và áp dụng phương pháp phân tích hồi quy bội dựa trên nguyên tắc bình phương nhỏ nhất nhằm tìm ra mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến ñộc lập. Đây ñược xem là phương pháp ñáng tin cậy và phổ biến trong việc ước lượng mối quan hệ tuyến tính
giữa biến phụ thuộc và các biến ñộc lập. Tuy nhiên trong mô hình theo phương pháp bình phương nhỏ nhất thông thường (Ordinary Least Square - OLS), trong khi dữ liệu chéo lại ràng buộc quá chặt về không gian và thời gian, các hệ số hồi quy không ñổi có thể làm mất ñi ảnh hưởng thật của biến ñộc lập lên biến phụ thuộc dẫn
ñến kết quả mô hình không phù hợp trong ñiều kiện thực tế. Ngoài ra, do có sự
tương quan giữa sai số và biến nội sinh ñiều này sẽ làm cho các ước lượng bị chệch và không vững.
Chính vì vậy, bài nghiên cứu này sử dụng dữ liệu bảng cân bằng gồm 161 doanh nghiệp trong bảy năm từ 2006 ñến 2012, do ñó có 1127 mẫu quan sát kết hợp với mô hình ảnh hưởng cố ñịnh (Fixed Effects Model - FEM). Dữ liệu bảng cân bằng (balanced panel data) là loại dữ liệu kết hợp cả dữ liệu chuỗi thời gian (time series) và dữ liệu chéo (cross section). Trong ñó số thời ñoạn quan sát theo thời gian (chiều thời gian) của các ñơn vị chéo (chiều không gian) bằng nhau. Với tiêu chí dữ
liệu như trên nên chỉ những doanh nghiệp thỏa mãn yêu cầu mới ñược ñưa vào trong tập mẫu.
Việc sử dụng dữ liệu bảng có nhiều ưu ñiểm hơn so với phương pháp phân tích chỉ sử dụng ñơn thuần dữ liệu chuỗi thời gian hoặc dữ liệu chéo. Phương pháp phân tích sử dụng dữ liệu bảng cho kết quả có sự kết hợp ñồng thời của tác ñộng yếu tố thời gian và tác ñộng giữa các ñơn vị chéo. Kết quả phân tích tổng quát hơn so với các phương pháp chỉ sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian hoặc dữ liệu chéo. Vì mỗi ngành, mỗi doanh nghiệp có những ñặc trưng riêng do ñó có cấu trúc tài chính sẽ không giống nhau.
Trong phạm vi nghiên cứu này, tác giả không xét các doanh nghiệp hoạt
ñộng trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, bảo hiểm, quỹ ñầu tư và bất ñộng sản. Bởi vì doanh nghiệp trong lĩnh vực này có các báo cáo tài chính nói chung và cấu trúc vốn nói riêng khác biệt nhiều so với các doanh nghiệp trong lĩnh vực phi tài chính.