6. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
1.5.3. Giải thích kết quả
1.5.3.1. Phân tích sự phân bố số người chọn các câu trả lời cho mỗi câu hỏi
Phân tích xem câu mồi có hay không, có hiệu nghiệm không. Nếu cột cuối cùng có giá trị âm và trị tuyệt đối càng lớn thì mồi càng hay. Nếu cột cuối bằng 0 cần xem xét lại câu mồi đó vì nó không phân biệt được nhóm giỏi
và nhóm kém, câu trả lời đúng bao giờ cũng có giá trị dương cao.
Khi phân tích ta cần tìm hiểu xem có khuyết điểm nào trong chính câu hỏi hoặc trong phương pháp giảng dạy không.
1.5.3.2. Độ khó của một câu hỏi
P = Số học sinh trả lời đúng ( 0 P1) Tổng số học sinh tham dự
Nếu P = 0 thì câu hỏi quá khó Nếu P = 1 thì câu hỏi quá dễ
Độ khó vừa phải của một câu hỏi là trung bình cộng của 100% và tỉ lệ may rủi kì vọng: Pvp = 100 (100 ) 2 soluachon
Ví dụ: Một câu trắc nghiệm có bốn phương án chọn, độ khó vừa phải là: Pvp = 2 4 / 100 100 = 62,5%
Một bài có giá trị và đáng tin cậy thường là bài gồm những câu có độ khó xấp xỉ bằng độ khó vừa phải.
1.5.3.3. Độ phân biệt của một câu hỏi
D =
n L
H
H: Số người trả lời đúng nhóm điểm cao L: Số người trả lời đúng nhóm điểm thấp n: Số lượng người trong mỗi nhóm
Theo Dương Thiệu Tống đã đưa ra một thang đánh giá độ phân biệt dưới đây.
Chỉ số D Đánh giá câu
Từ 0,4 trở lên Rất tốt
Từ 0,30 đến 0,39 Khá tốt, có thể làm cho tốt hơn Từ 0,20 đến 0,29 Tạm được, cần hoàn chỉnh
1.5.3.4. Tiêu chuẩn để chọn câu hỏi hay
Sau khi phân tích, chúng ta có thể tìm ra được các câu hỏi hay là những câu có các tính chất sau:
+ Hệ số khó vào khoảng 40 - 62,5% + Hệ số phân biệt dương khá cao
+ Các câu mồi nhử có tính chất hiệu nghiệm (lôi cuốn được học sinh ở nhóm kém).
- Chú ý:
+ Sự phân tích câu hỏi chỉ có ý nghĩa khi mỗi học sinh có đủ thời gian làm mọi câu hỏi.
+ Sự phân tích câu hỏi giúp chúng ta biết được khuyết điểm của câu hỏi hoặc những hạn chế, thiếu sót trong công việc giảng dạy.