Chuẩn bị học sinh

Một phần của tài liệu Soạn thảo hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn sử dụng trong kiểm tra đánh giá mức độ nhận thức một số kiến thức thuộc chương Từ trường lớp 11 - THPT (chương trình nâng cao) (Trang 27)

6. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

1.4.2.Chuẩn bị học sinh

- Báo trước cho học sinh ngày giờ thi, hình thức, nội dung thi. Huấn luyện cho học sinh về cách thi trắc nghiệm, nhất là trong trường hợp học sinh dự thi lần đầu.

+ Học sinh phải lắng nghe và đọc kĩ càng những lời chỉ dẫn cách làm bài trắc nghiệm.

+ Học sinh phải được biết về cách tính điểm.

+ Học sinh phải được nhắc nhở phải đánh dấu các câu lựa chọn một cách rõ ràng, sạch sẽ.

+ Học sinh cần được khuyến khích trả lời tất cả các câu hỏi dù không hoàn toàn chắc chắn.

+ Học sinh nên bình tĩnh khi làm bài trắc nghiệm không nên lo nắng quá. + Trang bị cho học sinh những kĩ thuật làm bài thi trắc nghiệm.

1.4.3. Công việc của giám thị

- Đảm bảo đúng, đủ thời gian làm bài của học sinh.

- Xếp chỗ ngồi cho học sinh sao cho các học sinh ngồi cạnh nhau không cùng một mã đề.

- Phát đề thi xen kẽ hợp lý.

- Không cho học sinh mang tài liệu và máy điện thoại vào phòng thi.

1.4.4. Chấm bài

- Dùng máy chấm bài.

- Dùng máy vi tính chấm bài.

- Nhưng cách chấm bài thông dụng nhất của giáo viên ở lớp học là dùng bảng đục lỗ. Bảng này có thể dùng một miếng bìa đục lỗ ở những câu trả lời đúng. Đặt bảng đục lỗ lên trên bảng trả lời, những dấu gạch ở các câu trả lời đúng hiện qua lỗ.

1.4.5. Các loại điểm của bài trắc nghiệm

Có hai loại điểm:

- Điểm thô: Tính bằng điểm số cho trên bài trắc nghiệm. Trong bài trắc nghiệm mỗi câu đúng được tính một điểm và câu sai là 0 điểm. Như vậy điểm thô là tổng điểm tất cả các câu đúng trong bài trắc nghiệm.

trong nhiều nhóm hoặc giữa nhiều bài trắc nghiệm của nhiều môn khác nhau. Công thức tính điểm chuẩn: Z = x x

s

Trong đó: x: Điểm thô

x: Điểm thô trung bình của nhóm làm bài trắc nghiệm s: Độ lệch chuẩn của nhóm ấy

Bất lợi khi dùng điểm chuẩn Z là:

+ Có nhiều trị số Z âm, gây nhiều khó khăn khi tính toán + Tất cả các điểm Z đều là số lẻ

Để tránh khó khăn này người ta dùng điểm chuẩn biến đổi T: + T = 10.Z + 50 ( Trung bình là 50, độ lệch chuẩn là 10 ). Hoặc V = 4.Z + 10 ( Trung bình là 10, độ lệch chuẩn là 4 )

+ Điểm 11 bậc (Từ 0 đến 10) dùng ở nước ta hiện nay, ở đây chọn điểm trung bình là 5, độ lệch tiêu chuẩn là 2 nên V = 2.Z + 5.

Ví dụ: Sinh viên có điểm thô là 49; điểm trung bình của nhóm học sinh làm bài trắc nghiệm là 31,56; độ lệch tiêu chuẩn là 8,64. Ta có:

+ Điểm tiêu chuẩn Z: Z = 64 , 8 ) 56 , 31 49 (  = 2,027 + Điểm chuẩn T: T = 10.Z + 50 = 10.2,027 + 50 = 70,27 + Điểm V: V = 2.Z + 5 = 2.2,027 + 5 = 9,054

- Cách tính điểm trung bình thực tế và trung bình lý thuyết của bài trắc nghiệm + Trung bình thực tế: Tổng số điểm thô toàn bài trắc nghiệm của tất cả mọi người làm bài trong nhóm chia cho tổng số người. Điểm này tuỳ thuộc vào bài làm của từng nhóm.

x = (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

N xi

+ Trung bình lý thuyết: Là trung bình cộng của điểm tối đa có thể có với điểm may rủi có thể làm đúng ( số câu chia số lựa chọn ). Điều này không thay đổi với một bài trắc nghiệm cố định.

Ví dụ: Một bài có 55 câu hỏi, mỗi câu có 4 lựa chọn, ta có Điểm may rủi: 55 13, 75

4 

Trung bình lý thuyết: 13, 75 55 34, 375 2

1.5. Phân tích câu hỏi  20 .

1.5.1. Mục đích của phân tích câu hỏi

- Kết quả bài kiểm tra giúp giáo viên đánh giá mức độ thành công của công việc giảng dạy và học tập để thay đổi phương pháp lề lối làm việc.

- Để xem học sinh trả lời mỗi câu như thế nào, và từ đó sửa lại các câu hỏi để bài trắc nghiệm có thể đo lường thành quả khả năng học tập một cách hữu hiệu hơn.

1.5.2. Phương pháp phân tích câu hỏi

Phương pháp phân tích câu hỏi của một bài trắc nghiệm thành quả học tập chúng ta thường so sánh câu trả lời của học sinh ở mỗi câu hỏi với điểm số chung toàn bài. Chúng ta mong có nhiều học sinh ở nhóm điểm cao và ít học sinh ở nhóm điểm thấp trả lời đúng mỗi câu hỏi. Nếu kết quả không như vậy, có thể câu hỏi viết chưa chuẩn hoặc vấn đề chưa được dạy đúng mức.

Để xét mối tương quan giữa cách trả lời mỗi câu hỏi với điểm tổng quát chúng ta có thể lấy 25- 27% học sinh có nhóm điểm cao nhất và 25- 27% học sinh có nhóm điểm thấp nhất.

Chúng ta đếm số câu trả lời cho mỗi câu hỏi trong bài trắc nghiệm. ở mỗi câu hỏi cần biết có bao nhiêu học sinh trả lời đúng, bao nhiêu học sinh chọn mỗi câu sai, bao nhiêu học sinh không trả lời. Khi đếm sự phân bố các câu trả lời như thế ở các nhóm có điểm cao, điểm thấp và điểm trung bình ta sẽ suy ra:

- Mức độ phân biệt nhóm giỏi và nhóm kém của mỗi câu hỏi - Mức độ lôi cuốn của các câu mồi

Sau khi chấm một bài trắc nghiệm chúng ta thực hiện các giai đoạn sau đây. - Sắp xếp các bài làm theo tổng số điểm từ cao xuống thấp

- Chia tập bài ra 3 phần:

+ Phần 1: 25% hoặc 27% những bài điểm cao + Phần 2: 50% hoặc 46% bài trung bình

+ Phần 3: 25% hoặc 27% những bài điểm thấp - Lập một bảng có dạng như sau: Câu hỏi số Câu trở lời để chọn Số người Tổng số người chọn Số giỏi trừ số kém Nhóm giỏi Nhóm TB Nhóm kém 1 A B C D Bỏ trống Tổng ộng

+ Ghi các số đã thống kê được trên bài chấm vào bảng với từng nhóm và từng câu

Hoàn thiện bảng đã lập

Cột số giỏi trừ số kém có thể có giá trị âm, tổng đại số ở cột này bằng 0

Một phần của tài liệu Soạn thảo hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn sử dụng trong kiểm tra đánh giá mức độ nhận thức một số kiến thức thuộc chương Từ trường lớp 11 - THPT (chương trình nâng cao) (Trang 27)