Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lập kế hoạch quản lý chất thải nguy hại tại thị trấn Tân Yên, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang. (Trang 28)

M = (H x Pi x 365) n

4.1.1 Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Thị trấn Tân Yên nằm ở trung tâm của huyện Hàm Yên, cách thành phố

Tuyên Quang khoảng 40 km về phía Bắc, có toạ độ địa lý từ 220 00' - 220 05' vĩ độ

Bắc đến 1040 57' - 1050 04' kinh độ Đông.

- Ranh giới hành chính của thị trấn được xác định như sau: + Phía Bắc giáp xã Yên Phú và xã Tân Thành;

+ Phía Nam giáp xã Thành Long; + Phía Đông giáp xã Thái Sơn;

+ Phía Tây giáp xã Nhân Mục, Bằng Cốc và xã Xuân Long - huyện Yên Bình - tỉnh Yên Bái.

Quốc lộ 2 (tuyến Quốc lộ có vị trí chiến lược quan trọng của tỉnh Tuyên Quang) chạy qua địa bàn thị trấn theo hướng từ Bắc xuống Nam với chiều dài 7,0 km, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích tự nhiên của thị trấn (khoảng 90% diện tích tự nhiên) có xu hướng nghiêng dần từ Nam lên Bắc. Cao độ của các đỉnh

núi phổ biến từ 55 - 65 m, càng xa trung tâm, địa hình càng cao dần, cao độ các

đỉnh đồi ở phía Nam và phía Đông Bắc của thị trấn từ 70 - 100 m, sườn đồi có độ dốc từ

25 - 300.

Phần diện tích tương đối bằng phẳng phân bố chủ yếu dọc theo hai bên Quốc

lộ 2 và ở phía Bắc của thị trấn có cao độ từ 35 - 50 m, hàng năm thường bị ngập

úng.

4.1.1.3. Khí hậu

Khí hậu của thị trấn có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu lục địa Bắc Á - Trung Hoa và chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa Hè

nóng ẩm, mưa nhiều từ tháng 4 đến tháng 9; Mùa Đông khô, lạnh từ tháng 10 đến

28

a. Nhiệt độ:

- Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 22 - 240C. Nhiệt độ trung bình các

tháng mùa Đông là 160C, nhiệt độ trung bình các tháng mùa Hè là 280C. Tổng tích

ôn hàng năm khoảng 8.200 - 8.4000

C.

- Nhiệt độ tối cao trung bình hàng năm khoảng 260C

- Nhiệt độ tối thấp trung bình hàng năm khoảng 19,50

C.

- Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối là 60

C.

b. Lượng mưa:

- Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.600 - 1.800 mm. Số ngày mưa trung bình 150 ngày/năm. Mưa nhiều nhất tập trung vào các tháng mùa Hè (tháng 7;

8), có tháng lượng mưa đạt trên 300 mm/tháng. Lượng mưa các tháng mùa Đông

(tháng 1; 2) thấp, chỉ đạt 10 - 25 mm/tháng.

- Lượng mưa phân bố không đều trong năm và được chia thành 2 mùa

rõ rệt: Mùa mưa tập trung từ tháng 4 đến tháng 10 trong năm, lượng mưa chiếm

khoảng 86% lượng mưa của cả năm. Mùa khô lượng mưa chỉ chiếm 14% lượng mưa của cả năm.

c. Nắng: Tổng số giờ nắng trung bình hàng năm khoảng 1.500 giờ. Các tháng mùa Đông có số giờ nắng thấp, khoảng 40 - 60 giờ/tháng. Các tháng mùa Hè có số giờ nắng cao, khoảng từ 140 - 160 giờ.

d. Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí trung bình hàng năm từ 80 - 82%. Biến động về độ ẩm không khí không lớn giữa các tháng trong năm (từ 76 - 82%).

đ. Gió: Có 2 hướng gió chính:

- Mùa Đông là hướng gió Đông Bắc hoặc Bắc - Mùa Hè là hướng Đông Nam hoặc Nam. Tốc độ của các hướng gió thấp, chỉ đạt 1 m/s.

e. Các hiện tượng khí hậu, thời tiết khác:

- Giông: Trung bình hàng năm trên địa bàn huyện có từ 55 - 60 ngày có giông. Thời gian thường xảy ra từ tháng 4 đến tháng 8. Tốc độ gió trong cơn giông có thể đạt 25 - 28 m/s.

29

- Mưa phùn: Hàng năm có khoảng từ 15 - 20 ngày có mưa phùn, thời gian xuất hiện từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

- Sương mù: Hàng năm trung bình có khoảng 25 - 55 ngày, thường xảy ra vào các tháng đầu mùa Đông.

- Sương muối: Rất hiếm khi xảy ra (khoảng 2 năm mới có 1 ngày). Nếu có thường xảy ra vào tháng 1 hoặc tháng 11.

4.1.1.4. Thuỷ văn

Chế độ thuỷ văn của huyện chịu ảnh hưởng chính của Sông Lô: Đây là sông

lớn nhất trên địa bàn huyện Hàm Yên và tỉnh Tuyên Quang. Sông Lô bắt nguồn từ

Vân Nam (Trung Quốc) qua Hà Giang đến Tuyên Quang, chia huyện Hàm Yên

thành 2 phần. Chiều dài của sông là 470 km (diện tích lưu vực sông là 39.000 km2

), trong đó đoạn qua địa bàn thị trấn dài khoảng 5,5 km. Lưu lượng lớn nhất của sông đạt 11.700 m3/s, lưu lượng thấp nhất đạt 128 m3/s. Đây là tuyến đường thuỷ quan trọng và duy nhất nối Tuyên Quang với Hà Giang, các tỉnh Trung du, miền núi và Đông Bắc Bộ.

Ngoài ra chế độ thuỷ văn của thị trấn còn phụ thuộc vào các khe suối nhỏ như:

suối Ngòi Giàng, suối Ngòi Mục, suối Vực Ải,... và các hồ đập hiện có trên địa bàn

như: hồ Khuân Mẩy, hồ Ông Điền, hồ Đồng Cẩy, đập Đát, đập Bà Sắc,...

4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên a Tài nguyên đất

Kết quả điều tra thổ nhưỡng đất tỉnh Tuyên Quang tỷ lệ 1:100 000 xây dựng năm 2000 cho thấy địa bàn thị trấn Tân Yên có các loại đất sau:

+ Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq): Chiếm khoảng 3% diện tích tự nhiên, phân bố ở phía Đông của thị trấn (giáp với xã Bình Xa). Đất được hình thành trên đá mẹ sa thạch, có thành phần cơ giới cát pha, độ dày tầng đất dưới 50 cm.

+ Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp): Chiếm khoảng 15% diện tích tự nhiên, phân bố ở phía Bắc của thị trấn (giáp với xã Tân Thành và xã Yên Phù). Đất được hình thành trên phù sa cổ, có thành phần cơ giới thịt trung bình, độ dày tầng đất trên 120 cm.

30

+ Đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất (Fs): Chiếm phần lớn diện tích tự nhiên của thị trấn (khoảng 82%). Đất được hình thành trên đá mẹ phiến thạch mica, thành phần cơ giới thịt trung bình, độ dày tầng đất trên 120 cm.

* Địa chất công trình và địa chất thuỷ văn

Đến nay thị trấn Tân Yên chưa được khoan thăm dò địa chất công trình và địa chất thuỷ văn. Nhìn chung đất đai có điều kiện xây dựng thuận lợi, được chia thành 3 mức độ sau:

- Đất thuận lợi cho xây dựng ở khu vực có độ dốc từ 0 - 100, chiếm tỷ lệ lớn

khoảng 40%.

- Đất tương đối thuận lợi (tuy nhiên cần phải cải tạo) có độ dốc từ 10 - 250

, chiếm tỷ lệ khoảng 30%.

- Đất xây dựng không thuận lợi (ruộng thấp trũng, đồi núi có độ dốc > 250

), chiếm khoảng 30%.

b. Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt: Lưu vực sông Lô có nước quanh năm, vào mùa khô lưu lượng nước ít hơn do độ dốc địa hình lớn. Các suối có nước cả hai mùa mưa và mùa khô. Tuy nhiên việc khai thác nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt cần có sự đầu tư.

- Nguồn nước ngầm: Do địa hình miền núi nên nước ngầm chỉ có ở chân các hợp thuỷ và gần suối, mạch nước ngầm cách mặt đất khoảng từ 9 - 11 m, hình thức khai thác là dùng giếng khoan và giếng đào trong các hộ dân.

Nhìn chung nguồn cung cấp nước chủ yếu hiện nay của thị trấn là nước mặt

song chất lượng chưa đảm bảo (trừ một phần dân số của thị trấn sử dụng nguồn

nước từ nhà máy nước). Mặt khác do tập quán sản xuất và sinh hoạt của người dân

còn hạn chế nên ảnh hưởng đến chất lượng nước, cần phải xử lý làm sạch, hợp vệ

sinh trước khi đưa vào sử dụng trong sinh hoạt. Đồng thời cần bảo vệ, phát triển

rừng đầu nguồn để bảo vệ nguồn sinh thuỷ.

c. Tài nguyên rừng

Theo số liệu kết quả thống kê tính đến 31/12/2011, thị trấn có 2.223,56 ha đất lâm nghiệp, chiếm 67,84% tổng diện tích tự nhiên của toàn thị trấn, trong đó:

31

- Đất rừng sản xuất 1.846,96 ha, chiếm 83,06%.

- Đất rừng phòng hộ 376,60 ha, chiếm 16,94%.

d. Tài nguyên nhân văn

Theo số liệu thống kê đến 31/12/2011 dân số của thị trấn là 10.039 người với

2.793 hộ gia đình, bao gồm dân cư đồng bào các dân tộc Tày, Dao, Kinh, Hoa,

Thái.... Mỗi dân tộc có truyền thống và bản sắc riêng đã hình thành nên nền văn hoá đa dạng, nhiều nét độc đáo. Sự đa dạng của kho tàng văn hoá nghệ thuật dân gian về

cơ bản vẫn được bảo tồn và lưu truyền cho đến ngày nay. Đời sống văn hoá đều

thôn bản.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lập kế hoạch quản lý chất thải nguy hại tại thị trấn Tân Yên, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang. (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)