c) Phong cách lãnh đạo tự do:
1.3. Bầu không khí tâm lý trong tập thể.Bầu không khí tâm lý là trạng thái tâm lý của một số đông người đối với một sự việc hay một hiện tượng khách
tâm lý của một số đông người đối với một sự việc hay một hiện tượng khách quan nào đó liên quan đến nhu cầu của họ.
Bầu không khí tâm lý xã hội trong tập thể cơ quan là là trạng thái tâm lý tập thể là nét đặc trưng phản ánh thực trạng các mối quan hệ nẩy sinh trong hoạt động của tập thể, bao gồm các mối quan hệ tình cảm giữa các
cá nhân, các bộ phận của tập thể trên cơ sở các mối quan hệ chính thức cũng như không chính thức trong tổ chức và cơ quan đó.
Bầu không khí tâm lý tập thể không đơn thuần là tổng số đặc điểm tâm lý cá nhân của thành viên trong tập thể. Nó biểu hiện mức độ hoà hợp các đặc điểm tâm lý trong quan hệ liên nhân cách của họ và được hình thành từ thái độ của mọi người trong tổ chức, cơ quan đối với công việc, bạn bè và đồng nghiệp và người lãnh đạo của họ.
Ý nghĩa
Được xem là phông (nền) diễn ra các hoạt động, giao tiếp của các thành viên trong tập thể.
Thấm vào ý thức của những cá nhân riêng lẻ trong tổ chức và tạo ra ảnh hưởng rõ rệt đối với tâm lý, hoạt động của họ.
Tạo ra tâm trạng phấn khởi, vui vẻ, làm tăng tích tích cực, sang tạo của con người trong tổ chức. Nâng cao tinh thần đoàn kết, sự giúp đỡ lẫn nhau, hiệu quả của hoạt động cá nhân và tập thể được nâng lên rõ rệt.
Bầu không khí buồn tẻ, căng thẳng, gây nên những cảm xúc tiêu cực ở các cá nhân, thành viên sẽ tác động xấu tới người lao động, hiệu quà lao động của họ trong tổ chức.
Những tổ chức có bầu không khí căng thẳng, ngột ngạt, thường xuất hiện những xung đột mâu thuẫn giữa các thành viên trong tổ chức, với các nhóm tập thể, với lãnh đạo, lãnh đạo – tập thể sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động, sự phát triển của tổ chức.