Các giai đoạn hình thành dư luận xã hội.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG THI TÂM LÝ HỌC QUẢN LÝ tải hộ 0984985060 (Trang 30)

+ Giai đoạn 1: Xuất hiện một vấn đề, sự kiện trong xã hội, được mọi người chứng kiến, làm nẩy sinh những suy nghĩ, cảm xúc phán đoán của người khác.

+ Giai đoạn 2: Trao đổi giữa mọi người về suy ghĩ, phán đoán, quan điểm đánh giá của mình về sự kiện xẩy ra đó. Giai đoạn này chuyển ý thức cá nhân sang ý thức xã hội

+ Giai đoạn 3: Thống nhất những ý kiến, những những quan điểm khác nhau lại xung quanh những vấn đề cơ bản,.Trên cơ sở này hình thành những phán đoán, đánh giá chung theo sự thoã mãn của đại đa số người trong cộng đồng.Lúc này dư luận xã hội đã được hình thành.

+ Giai đoạn 4. Quan điểm nhận thức và hành động thống nhất của tập thể tạo nên dư luận và có sự lan truyền dư luận xã hội mạnh mẽ.

Trong công tác lãnh đạo quản lý việc phát hiện phân tích hình thành và sử dụng dư luận xã hội là vấn đề hết sức quan trọng. Người lãnh đạo có thể thông qua dư luận xã hội mà hiểu được những đặc điểm tâm lý xã hội nhất là nhu cầu lợi ích, trình độ tư duy, nhận thức, tâm thế xã hội của các nhóm xã hội

5.Người lãnh đạo quản lý để quán lý được dư luận xã hội.

Quan tâm đến dư luận xã hội trong tập thề, xem dư luận như là một phương tiện quản lý, giáo dục cá nhân và tập thể.

Kịp thời nắm bắt dư luận trong tập thể cơ quan, tổ chức, điều chính theo hướng có lợi cho sự phát triển của tổ chức.

Ngăn chặn kịp thời những dư luận không chính xác, tạo điều kiện để những dư luận đúng đắn tồn tại, lan tỏa.

Xây dựng phát triển, tạo các dư luận lành mạnh trong tập thể.

Khi xây dựng dư luận xã hội trong tổ chức, cần đảm bảo tính chính xác, chân thực và nhân đạo.

Câu 14: Hiện tượng lây lan tâm lý? Ảnh hưởng của hoạt động lây lan tâm lý trong tổ chức?

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG THI TÂM LÝ HỌC QUẢN LÝ tải hộ 0984985060 (Trang 30)