Tác phẩm Tâm Phật (Hình 3.3).

Một phần của tài liệu Đề tài Phát huy nghệ thuật sơn mài truyền thống Bình Dương (từ năm 1986 đến nay) (Trang 70)

Hình ảnh trong tranh là gương mặt của đức Phật Thích Ca ngước nhìn mỉm cười hoan hỉ, từ bi độ lượng được cẩn vỏ trứng nhuần nhuyễn diễn tả sáng tối mạnh

“đen-trắng” tập trung ở phía trên giữa tranh. Dưới là cội bồ đề đã rụng hết lá chỉ còn trơ cành cũng bằng kỹ thuật cẩn vỏ trứng nướng xen kẽ hai lớp màu xanh rêu chồng lắp, thếp bạc lá lấp lánh sắc hoàng kim khi ẩn, khi hiện.

Hai chiếc lá đang vươn lên từ mặt đất được thể hiện bằng vỏ trứng rây đệm màu xanh cây, biểu thị cho sự đâm chồi nẩy lộc. “lá rụng về cội”, “‘vòng luân hồi” trong triết lý nhà Phật. Bên dưới cội bồ đề là mặt đất gồ ghề, lỏm chỏm từ kỹ thuật nhăn tự nhiên của lớp sơn then sau đó mài nhẳn chồng màu thếp bạc lá.

Kỹ thuật cẩn võ trứng thuần thục chồng màu rồi mài đứt kết hợp kỹ thuật tạo nhăn, dát vàng ẩn hiện xuyên suốt khắp mặt tranh. Gam màu vàng, xanh rêu kết hợp son tạo vẻ linh thiên huyền bí.

Là một người bình thường dù là Phật tử hay không phải là Phật tử, nhưng luôn luôn thực hành : Không làm các điều ác, siêng làm các điều thiện, Giữ tâm luôn thanh tịnh. Bởi “sự cao quý của tâm Phật không phải ở trên điện thờ hay trong các tự viện, mà chính là ở ngay trong đời sống thường ngày, suy cho cùng triết trung nguyên lý “hướng nội’, soi xét chính mình “Phật tại tâm”. Trong đời sống con người cũng cần đến với cuộc sống tự giác, tự cường, rời xa phiền não, rèn luyện bản thân tâm thanh tịnh, khai mở tâm nhãn để tận hưởng cuộc sống viên mãn trong niềm an thỏa khi cảm thấy mình đang hòa nhập cùng vạn vật.

Một phần của tài liệu Đề tài Phát huy nghệ thuật sơn mài truyền thống Bình Dương (từ năm 1986 đến nay) (Trang 70)