Phương pháp bố trí thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xử lý nước thải sinh hoạt kí túc xá K Đại học Thái Nguyên bằng mô hình đất ngập nước. (Trang 31)

* Thiết lập mô hình đất ngập nước.

Bồn làm bằng thùng nhựa dẻo có kích thước : Đường kính x chiều cao = 35 x 55 (cm). Bên trong bồn gồm các lớp như sau:

- Lớp dưới cùng là lớp sỏi to dày: 15cm có đường kính 30-60mm - Lớp thứ hai là lớp sỏi nhỏ dày: 10 cm có đường kính 12mm - Lớp thứ ba là lớp cát thô dày: 15cm có đường kính 6mm - Lớp trên cùng là cát mịn dày 8cm

* Công thức thí nghiệm

Bảng 3.1. Công thức cây trong thí nghiệm

Kí hiệu Công thức thí nghiệm

CT1 Nước tự xử lý

CT2 Mô hình đất ngập nước trồng cây rau Dừa Nước

CT3 Mô hình đất ngập nước trồng Chuối hoa

- Bố trí thí nghiệm ngẫu nhiên hoàn toàn với 3 lần nhắc lại.

- Kiểu thí nghiệm: Bán tự nhiên, sử dụng thùng nhựa dẻo lớn, để ngoài trời, có thể che được khi cần thiết.

- Các công thức thí nghiệm dùng thùng nhựa dẻo có cùng dung tích và xử lý cùng thể tích nước thải.

- Đối với cây Chuối hoa trong mỗi mô hình ta trồng 4 cây để đảm bảo đủ diện tích cho cây phát triển, riêng đối với cây rau dừa nước do thuộc loại thân mềm, thân cây nhỏ, mọc lan trên mặt đất ngập nước do vậy với mỗi mô hình ta lựa chọn trồng cây theo khóm.

- Các cây được lấy tại vùng xung quanh và đất ngập nước trên khu vực ao cá trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

Nước đầu vào

Công thức 3 Công thức 2

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xử lý nước thải sinh hoạt kí túc xá K Đại học Thái Nguyên bằng mô hình đất ngập nước. (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)