Trong mô hình đất ngập nước các loài thực vật được sử dụng có bộ rễ tương đối phát triển, có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt trong môi trường đất ẩm ướt, các chức năng hoạt động của hệ rễ làm giảm nguy cơ tắc nghẽn dòng chảy trong lớp vật liệu lọc. Thực vật bao phủ bãi lọc giống như màng sinh học ngăn giữa không khí ẩm và đất ẩm hoặc bề mặt nước tạo ra sự khác biệt có ý nghĩa của nhiều thông số môi trường. Giảm tốc độ gió gần mặt đất hoặc mặt nước làm giảm sự xáo trộn của các chất lắng. Vì vậy có thể loại bỏ các chất rắn khỏi nước thải bởi quá trình lắng đọng. Các tán lá thực vật ngăn khả năng truyền ánh sáng mặt trời, làm cho quá trình sinh sôi của tảo
dưới tán cây bị chậm lại. Các loại cây sống trong môi trường đất ngập nước có khả năng thích nghi nhanh với môi trường nước bị ô nhiễm, chúng có thể hút các chất độc có trong nước thải để làm chất dinh dưỡng nuôi sống cơ thể qua đó tạo nên sinh khối mới làm giảm nồng độ chất ô nhiễm và làm sạch môi trường nước. Ngoài ra thân và lá cây cũng như rễ cây và thân rễ của thực vật đóng vai trò như vật liệu lưu giữ tạo bề mặt dính bám cho sự phát triển của màng sinh học cấu thành từ các loài tảo quang hợp và các VSV. Những màng sinh học này và các màng sinh học bám trên bề mặt các vật liệu khác trong hồ bao gồm cả các mô thực vật đã chết, là nơi diễn ra hầu hết các quá trình xử lý sinh học trong bãi lọc.
Cây trồng được sử dụng trong mô hình là những cây rau Dừa nước và cây Chuối hoa, chúng thường dễ tìm kiếm, có khả năng sinh trưởng tốt trong nước, thích nghi tốt với điều kiện môi trường và tạo được vẻ đẹp cảnh quan.
* Cây chuối hoa
Cây chuối hoa (tên khoa học là cannan geniralis bail). Cây có nguồn gốc từ các nước Trung và Nam châu Mỹ, nay được gây trồng làm cảnh rộng rãi ở hầu hết các nước nhiệt đới. Đây là loại cây bụi, thân cỏ, có thân rễ ngầm, mọc bò dài phân nhánh, hàng năm nẩy chồi cho các thân nhẵn, mọc thẳng đứng cao từ 1-2m. Lá to, mọc cách, dạng thuôn hài, màu xanh bóng, gân giữa to, gân phụ song song. Cụm hoa ở kẽ một mô chung, gần tròn, màu xanh, mang ít hoa lớn, xếp sát nhau, hoa không đều, nhiều cành lớn, có màu sặc sỡ. Quả nang có nhiều gai mềm, hạt nhiều, màu đen. Cây có hoa gần như quanh năm, được gây trồng làm cảnh ở các bồn hoa trong công viên, vì cây dễ trồng bằng các đoạn thân rễ, mọc khỏe, chịu được khô nóng và trải nắng.
* Cây rau dừa nước
Rau dừa nước còn có tên gọi khác là rau Dừa Trâu, Thụy Thái, Du Long Thái, Thủy Long. Là cây cỏ mọc bò lan ở bùn hoặc nổi trên mặt nước.
Thân mềm bén rễ ở những mấu. Lá mọc so le, hình bầu dục, gốc thuôn, đầu tròn. Hoa trắng có cuống dài, mọc riêng rẽ ở kẽ lá. Quả nang hình trụ dài có đai tồn tại, có lông nhỏ, chứa nhiều hạt. Mùa hoa quả vào tháng 6 đến tháng 8. Cây mọc ở khắp nơi thường gặp ở ruộng nước, ao đầm, mương rạch.
Rau dừa nước có khả năng sinh trưởng tốt trong môi trường nước thải. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học rau dừa nước có khả năng hấp thụ các chất hữu cơ cũng như loại bỏ một số thành phần gây ô nhiễm trong nước thải khá tốt. Chính vì vậy rau dừa nước là loại cây có khả năng xử lý nước thải sinh hoạt rất tốt.
* Cát sỏi
Cát là vật liệu dạng hạt nguồn gốc tự nhiên bao gồm các hạt đá và khoáng vật nhỏ và mịn. Khi được dùng như là một thuật ngữ trong lĩnh vực địa chất học, kích thước cát hạt cát theo đường kính trung bình nằm trong khoảng từ 0,0625mm tới 2mm (thang Wentworth sử dụng tại Hoa Kỳ) hay từ 0,05mm tới 1mm (thang Kachinskii sử dụng tại Nga và Việt Nam hiện nay). Một hạt vật liệu tự nhiên nếu có kích thước nằm trong các khoảng này được gọi là hạt cát [7].
* Đá
Đá là những vật thể tự nhiên được hình thành do sự tập hợp từ một hay nhiều khoáng vật lại với nhau. Đá được hình thành từ do sự tập hợp và kết hợp với nhau nên cấu tạo đá phức tạp Theo nguồn gốc thành tạo có thể phân ra: macma, đá trầm tích và đá biến chất [7].
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
- Mô hình Đất ngập nước với các loài thực vật thủy sinh: + Cây Rau Dừa Nước
+ Cây Chuối hoa
- Nước thải nghiên cứu là nước thải sinh hoạt tại Khu ký túc xá K- Đại học Thái Nguyên
* Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt khu ký túc xá K bằng mô hình đất ngập nước trồng cây rau Dừa Nước và cây Chuối hoa.